Thứ tư 23/04/2025 05:07

Ra mắt cổng thông tin JETP: Thúc đẩy chuyển dịch năng lượng

Việt Nam ra mắt cổng thông tin chính thức JETP là bước đi chiến lược trong cam kết giảm phát thải và phát triển năng lượng bền vững.

Để tạo kênh thông tin chính thức cung cấp thông tin minh bạch, kịp thời và toàn diện về tiến trình triển khai Quan hệ đối tác về chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP) tại Việt Nam, Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và Khuyến công (Bộ Công Thương), phối hợp với Cục Điện lực, Nhóm các đối tác quốc tế (IPG) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) hoàn thành việc xây dựng trang thông tin của JETP Việt Nam.

Việc xây dựng trang thông tin của JETP Việt Nam tại địa chỉ website: https://jetp.moit.gov.vn/ là nỗ lực quan trọng nhằm tăng cường sự tham gia của các bên liên quan vào quá trình xây dựng tương lai bền vững và ít carbon.

Trang thông tin của JETP Việt Nam

Trang thông tin là cầu nối giữa Ban Thư ký với IPG, GFANZ (một sáng kiến ​​độc lập do khu vực tư nhân lãnh đạo) và các bên liên quan, đặc biệt là kết nối với các đơn vị đề xuất và phát triển dự án, để thúc đẩy chuyển dịch năng lượng công bằng trong khuôn khổ JETP tại Việt Nam.

Đây cũng là nơi cập nhật thông tin về các chiến lược, kế hoạch hành động, báo cáo tiến độ, cơ hội hợp tác cũng như các hoạt động đối thoại chính sách, sự kiện và sáng kiến liên quan đến quá trình chuyển dịch năng lượng công bằng, góp phần tăng cường sự hiểu biết, kết nối và đồng hành giữa các bên liên quan - từ cơ quan nhà nước, đối tác phát triển, khu vực tư nhân cho đến cộng đồng và người dân.

Website cung cấp thông tin tổng quan, cập nhật nhanh chóng, chính xác, minh bạch về các hoạt động của JETP Việt Nam.

Trong thời gian tới, trang thông tin JETP Việt Nam sẽ tiếp tục được nâng cấp, phát triển thêm những tính năng mới để tối ưu trải nghiệm người dùng, góp phần nâng cao hiệu quả truyền thông và cung cấp kịp thời các nội dung, kết quả trong tiến trình triển khai JETP tại Việt Nam.

Trước đó, tháng 12/2022, tại Brussel, Vương quốc Bỉ, Việt Nam và IPG đã thông qua Tuyên bố chính trị thiết lập JETP.

JETP là quan hệ đối tác lâu dài, tham vọng để hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi các-bon thấp và chống chịu với biến đổi khí hậu, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi công bằng và phi các-bon hóa hệ thống điện, đồng thời tạo các cơ hội kinh tế mới để hỗ trợ Việt Nam phát triển hướng tới tương lai phát thải ròng bằng “0”.

Ngày 1/12/2023, tại COP28, Việt Nam cùng IPG chính thức công bố Kế hoạch huy động nguồn lực (RMP) thực hiện Tuyên bố JETP. Đây là dấu mốc mới trong nỗ lực của Việt Nam thực hiện mục tiêu phát triển năng lượng sạch và bền vững.

Ban Thư ký thực hiện JETP được Thủ tướng Chính phủ thành lập có nhiệm vụ tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ-Trưởng Ban Chỉ đạo COP26 trong chỉ đạo, điều hành, giải quyết các công việc triển khai thực hiện Tuyên bố JETP tại Việt Nam.

Trước đó, ngày 20/2, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc họp thảo luận về Kế hoạch công tác năm 2025 của Ban Thư ký JETP và trao đổi về các kiến nghị của các đối tác về tình hình triển khai dự án JETP. Cuộc họp diễn ra dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long.

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long cho biết, JETP là một cam kết quốc tế, một tuyên bố chính trị của Việt Nam được công bố vào tháng 12/2022, trong khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam và IPG, bao gồm các nước G7 và Đan Mạch, Na Uy. Thỏa thuận này nhằm hỗ trợ Việt Nam huy động 15,5 tỷ USD từ nguồn tài chính công và tư nhân trong vòng 3-5 năm trên hành trình chuyển dịch năng lượng.

JETP là quan hệ đối tác giữa các quốc gia phát triển để hỗ trợ Việt Nam thực hiện chuyển dịch năng lượng theo hướng phát triển năng lượng sạch, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Chụp CT cho lò hơi: Công nghệ TempVision giúp tiết kiệm hàng chục tỷ đồng cho nhà máy nhiệt điện

Bộ Công Thương nêu 7 giải pháp đảm bảo cung cấp điện

Đóng điện 6 công trình điện 110kV chào mừng 50 năm thành lập EVNSPC

Nhiều giải pháp thúc đẩy tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Đến 2035, Việt Nam sẽ có hơn 10.600 MW thuỷ điện tích năng

Lưới điện thông minh: Xu thế hay bắt buộc?

Chi tiết các dự án điện khí LNG và sử dụng khí trong nước đến 2035

Vương quốc Anh đẩy mạnh phát triển năng lượng gió

Khẩn trương triển khai thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Thẩm tra sơ bộ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sửa đổi)

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Hướng đi chiến lược cho phát triển năng lượng

Đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên: Bài 3 - Quyết tâm về đích đúng hạn

PC Đắk Lắk: Đảm bảo cung cấp điện ổn định mùa khô năm 2025

Bộ Công Thương đốc thúc xây dựng Kế hoạch thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

EVN hưởng ứng Cuộc thi tuyên truyền viên tiết kiệm điện 2025

PC Lào Cai: Khắc phục suy hao cáp quang, đảm bảo đường truyền ổn định

Các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đóng góp gần 5,75 tỷ kWh

Thế giới đang ươm mầm tương lai năng lượng như thế nào?

Tiềm năng điện gió ngoài khơi Việt Nam: Đến lúc bứt phá

Nhu cầu điện tăng, Mỹ huy động mọi nguồn năng lượng