Chủ nhật 22/12/2024 22:55

Quảng Ninh hỗ trợ phát triển na Đông Triều bền vững

Để sản phẩm na Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh) có thể phát triển ổn định, bền vững cần có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều bên liên quan.

Nâng cao đời sống nhờ cây na

Theo thống kê, hiện Thị xã Đông Triều đang có trên 2.000 ha trồng cây ăn quả. Trong đó, vùng trồng na chiếm gần 890ha, tập trung tại các xã An Sinh, Việt Dân, Tân Việt, Bình Khê với năng suất 125 tạ/ha, sản lượng khoảng 11.120 tấn/năm. Thời điểm thu hoạch na chính vụ từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8, còn na gối vụ sẽ cho thu hoạch từ cuối tháng 10 đến hết tháng 11. Sản phẩm na Đông Triều đã được công nhận sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Ninh.

Nhờ điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở đây rất thích hợp cho cây na, thế nên, từ cây na đã dần trở thành cây làm giàu của người dân địa phương. Đến nay, hầu hết các hộ trồng na trong xã xây được nhà ở khang trang, kinh tế ổn định, với khoảng 1 ha trồng na có thể cho thu nhập 150- 200 triệu đồng/năm.

Cây na đang trở thành một trong những loại cây trồng mũi nhọn của thị xã Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh)

Tuy nhiên, hiện nhiều diện tích đất trồng na cũng đã xuất hiện tình trạng già cỗi, thoái hóa, cho năng suất, chất lượng không cao. Mặt khác, việc trồng, chăm sóc, tiêu thụ sản phẩm na chủ yếu được các hộ thực hiện theo phương thức truyền thống, khoa học kỹ thuật chưa được áp dụng nhiều nên việc sản xuất còn thiếu tính bền vững, ổn định.

Vì vậy, để cây na có thể phát triển bền vững cần có sự vào cuộc của các nhà khoa học, các đơn vị khoa học tổ chức các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kỹ thuật cho người trồng na. Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc trồng và nâng cao sản lượng, chất lượng na Đông Triều, gúp người nông dân có đủ khả năng tiếp cận, áp dụng và làm chủ khoa học - công nghệ.

Quả na Đông Triều sau thu hoạch được dán mã QR để có thể kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ

Hiện một số vườn na đã chuyển hướng trồng theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm tăng giá trị của sản phẩm, theo đó, quả na dai sau thu hoạch được dán mã QR, đóng gói theo quy cách, giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm. Quy trình này không chỉ tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao, mà còn giúp các hộ trồng na mở rộng thị trường tiêu thụ vào các kênh thương mại uy tín trong nước, nâng cao giá bán sản phẩm, hoặc cơ hội xuất khẩu ra nước ngoài.

Tránh tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa”

Hiện nay, thị xã Đông Triều đã xây dựng sàn thương mại điện tử riêng của địa phương là Đông Triều Mart. Đây là địa phương đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh xây dựng và đưa vào hoạt động sàn thương mại điện tử riêng. Bên cạnh đó, Sở Công Thương Quảng Ninh đã tổ chức nhiều buổi tập huấn về CNTT, cách thức bán hàng online để nông dân có thể tự kết nối với các sàn tiêu thụ nông sản thương mại điện tử (Sendo, Lazada, Cuccu , DongTrieu Mart…), sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo để tiếp cận, bán hàng trực tiếp cho người tiêu thụ.

Anh Nguyễn Văn Trường (xã Việt Dân, TX Đông Triều) một trong những người có gian hàng trên Đông Triều Mart cho biết: Ngoài việc bán buôn cho các thương lái, tôi còn tham gia hình thức bán hàng online trên mạng, tôi thấy mọi việc đơn giản hơn rất nhiều quan trọng nhất là do không qua các khâu trung gian, nên bà con bán được giá hơn”.

Mới đây, Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với TX Đông Triều và các đơn vị liên quan tổ chức hội nghị liên kết “6 nhà” về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Na Đông Triều. Tham dự hội nghị có đại diện cơ quan quản lý Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, ngân hàng, nhà phân phối và các hội viên nông dân đại diện các hội trồng na trên địa bàn.

Hội nghị liên kết "6 nhà" về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm na Đông Triều

Tại hội nghị, nhiều thông tin, kinh nghiệm về kỹ thuật trồng, chăm bón, thu hoạch, bảo quản na; chính sách, định hướng kinh doanh, kết nối cung cầu, liên kết tiêu thụ sản phẩm, các vấn đề quan tâm của hộ trồng na đã được các “nhà”: quản lý, khoa học, doanh nghiệp, phân phối, ngân hàng… tư vấn, hướng dẫn, gợi ý cụ thể. Cùng với đó là những cam kết liên quan đến nguồn vốn, cơ chế, đầu ra... nhằm phát triển cây Na Đông Triều bền vững hơn.

Ông Đỗ Ngọc Nam, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh cho rằng: Để cây na tiếp tục phát triển, tăng giá trị kinh tế và liên kết theo chuỗi, bền vững từ sản xuất, sơ chế đến lưu thông, tiêu thụ, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, ngân hàng, nhà phân phối và người nông dân để góp phần hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh.

Theo lãnh đạo thị xã Đông Triều, giá trị của na dai Đông Triều đã được khẳng định trong nhiều năm qua. Thời gian tới, thị xã sẽ xây dựng thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, hộ sản xuất, nhằm đẩy nhanh việc tiêu thụ nông sản. Từ đó, giúp người nông dân có thể từng bước chủ động bán nông sản của mình.

Tiến Dũng
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng