Quảng Nam: Vì sao doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng?

Tính đến tháng 5/2024, số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam quay trở lại hoạt động đạt 188 doanh nghiệp, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm trước.
Quảng Nam: Phát hiện một số cơ sở chưa nắm rõ quy định về an toàn thực phẩm Quảng Nam: Doanh nghiệp tích cực hưởng ứng chương trình DR

152 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Nam về tình hình sản xuất, kinh doanh và đầu tư xây dựng trên địa bàn 5 tháng năm 2024, đến nay, toàn tỉnh có 152 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, bằng 100% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, số vốn đăng ký thành lập mới chỉ đạt khoảng 569 tỷ đồng (giảm 44,4%) so với cùng kỳ năm 2023. Như vậy, vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 3,7 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2023 đạt 6,7 tỷ đồng).

Quảng Nam: Vì sao doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng?
5 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tỉnh Quảng Nam tăng 9,1% so cùng kỳ.

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động đạt 188 doanh nghiệp, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm trước; qua đó góp phần đưa số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường đạt 340 doanh nghiệp (tăng 12,2%). Từ đầu năm 2024 đến nay, Quảng Nam đã cấp phép cho 2 dự án với, tổng vốn đăng ký hơn 478 tỷ đồng.

Được biết, trong số 619 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (tăng 14,2%) so với cùng kỳ năm 2023, có 562 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh (tăng 10,4%), 26 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể (tăng 23,8%) và 31 doanh nghiệp giải thể (tăng 158,3%).

Số lượng doanh nghiệp tại Quảng Nam rút lui khỏi thị trường vì những nguyên nhân từ nền kinh tế khó khăn, thiếu đơn hàng, thị trường bất động sản “đóng băng”... vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Tuy nhiên, vẫn có nhiều doanh nghiệp tiếp tục duy trì được hoạt động sản xuất, một số ít mở rộng quy mô.

Ông Trần Quốc Bảo - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam cho hay, thời gian qua, lãnh đạo tỉnh, các Sở, ngành địa phương đã đồng hành, cùng chia sẻ và tích cực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Theo ông Bảo, với tình hình hiện nay, doanh nghiệp cần sớm được hỗ trợ, đặc biệt là nhóm bất động sản vì hầu hết doanh nghiệp đều trong giai đoạn “sinh tử”. Khi doanh nghiệp hồi phục trở lại, các vấn đề về kinh tế, xã hội tại Quảng Nam sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực.

Tập trung tháo gỡ, hỗ trợ cho doanh nghiệp

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã yêu cầu thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan nâng cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm, quyết liệt, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư; với quan điểm kiên quyết không hợp thức cho sai phạm, không lặp lại sai phạm đã thanh tra, kiểm tra, kiểm toán,… chỉ ra, không làm phát sinh sai phạm mới. Đồng thời, đảm bảo đúng thẩm quyền, trách nhiệm, gắn với tăng cường phân cấp, ủy quyền, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu. Phân tích, đánh giá đầy đủ nguyên nhân khách quan, chủ qua của từng thời điểm, dự án, nhà đầu tư, doanh nghiệp để giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết các nội dung theo nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các chủ thể liên quan. Đặc biệt, không để thất thoát và nguy cơ thất thoát ngân sách nhà nước.

Quảng Nam: Vì sao doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng?
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Mới đây, tỉnh Quảng Nam yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Nam cùng các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Văn bản ông Hồ Quang Bửu ký yêu cầu: “Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Nam tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng, người dân, doanh nghiệp trong hoạt động ngân hàng, nhất là tín dụng và các dịch vụ thanh toán. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Nam phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư tập trung tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng dưới các hình thức phù hợp. Đặc biệt là vốn cho sản xuất, kinh doanh, ngăn chặn tín dụng đen...”.

Cùng với đó, tỉnh Quảng Nam cũng giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đơn giản hóa quy trình đầu tư và thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Đặc biệt, rà soát, đánh giá những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp để kịp thời có các giải pháp tháo gỡ...

Quảng Nam còn hơn 572 tỷ đồng kế hoạch vốn đầu tư năm 2024 công chưa phân bổ

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 là hơn 8.779 tỷ đồng, bao gồm: Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 hơn 7.056 tỷ đồng; kế hoạch vốn kéo dài năm 2023 sang năm 2024 là hơn 1.772 tỷ đồng. Đến nay, đã phân bổ chi tiết cho các ngành và các địa phương hơn 6.484 tỷ đồng, đạt 92%; kế hoạch vốn còn lại chưa phân bổ chi tiết hơn 572 tỷ đồng.

Tính đến hết ngày 17/5/2024, giải ngân 1.271,942/8.779,005 tỷ đồng, đạt 14,5%. Trong đó, kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 giải ngân 1.157,069/7.056,868 tỷ đồng, đạt 16,4%; kế hoạch vốn năm 2023 kéo dài giải ngân 114,872/1.722,137 tỷ đồng, đạt 6,7%.

Hạ Vĩ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Nam

Tin cùng chuyên mục

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Xem thêm