Thứ sáu 27/12/2024 22:33

Quảng Nam: Có 479 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP

Sau 7 năm triển khai Chương trình OCOP, tỉnh Quảng Nam đã có 479 sản phẩm của 376 chủ thể được công nhận là sản phẩm OCOP.

Ông Nguyễn Xuân Vũ - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam - cho biết, qua 7 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP (2018 - 2024), toàn tỉnh có 479 sản phẩm của 376 chủ thể được công nhận là sản phẩm OCOP; trong đó, có 419 sản phẩm 3 sao, 60 sản phẩm 4 sao.

Tỉnh Quảng Nam có 479 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP

Riêng trong năm 2024, tổng số sản phẩm chính thức tham gia Chương trình OCOP là 169 sản phẩm. Đến nay, tỉnh Quảng Nam có 18/18 địa phương hoàn thành đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện, đã đánh giá hơn 130 sản phẩm (trong đó có 43 sản phẩm công nhận lại).

Đến nay có 13 địa phương đã ban hành Quyết định công nhận cho 100 sản phẩm đạt OCOP 3 sao, đồng thời có 8 sản phẩm các địa phương đề xuất đánh phân hạng OCOP 4 sao cấp tỉnh.

Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đã tiến hành đánh giá, kiểm tra cơ sở và gửi mẫu kiểm nghiệm, kết quả có 2 sản phẩm đạt 4 sao OCOP năm 2024.

Được biết, tỉnh Quảng Nam cũng đã trình Trung ương đánh giá 5 sao cấp quốc gia 5 sản phẩm (Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Saphraton- Nam Trà My, tinh dầu quế Trà My - Bắc Trà My, tiêu Tiên Phước - Tiên Phước, MITRI TEA trà sâm Ngọc Linh (thực phẩm bảo vệ sức khỏe)- Phú Ninh, bánh dừa nướng Quý Thu- Quế Sơn).

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam Nguyễn Xuân Vũ cho biết thêm, năm 2024, nhiều sản phẩm OCOP đã mở rộng quy mô sản xuất và phát triển kênh tiêu thụ, đặc biệt là trên các sàn thương mại điện tử. Các chủ thể OCOP đã tạo ra hàng nghìn việc làm ổn định cho lao động nông thôn, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân.

Theo ông Trần Văn Noa – Chi Cục trưởng Chi Cục Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, chương trình OCOP đã tạo động lực, sức sáng tạo, giúp người sản xuất đổi mới tư duy trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; các sản phẩm đặc trưng của mỗi địa phương đã dần được khẳng định thương hiệu, nâng cao chất lượng và được nhiều người biết đến, hướng đến xuất khẩu.

Qua việc tham gia chương trình OCOP, nhiều chủ thể đã dần thay đổi nhận thức và quan tâm hơn đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc đầu tư mua sắm máy móc, kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm, xây dựng hồ sơ tự công bố, xây dựng kế hoạch kiểm soát chất lượng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, xây dựng tem điện tử truy xuất nguồn gốc sản phẩm...

Đồng thời, chương trình OCOP còn giúp nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm, đa dạng hơn các loại hàng hoá nông sản, dịch vụ ở nông thôn; đã xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến vào sản xuất như: VietGap, GlobalGAP, GMP, ISO, HACCP…

“Quảng Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP giai đoạn 2021-2025; lựa chọn một số sản phẩm OCOP có khả năng cạnh tranh trên thị trường để thực hiện thí điểm chuyển đổi số. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị có liên quan, hỗ trợ chủ thể đưa sản phẩm OCOP đã được công nhận lên các sàn thương mại điện tử để kết nối tiêu thụ sản phẩm” – ông Noa nói thêm.

Nguyễn Dương
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Nam

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Phiên chợ kết nối sản phẩm OCOP năm 2024

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP đổi mới mẫu mã bao bì vào cao điểm mùa hàng Tết

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Sóc Trăng: Khai mạc Hội chợ OCOP và Liên hoan ẩm thực đường phố

Hàng trăm gian hàng sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ tại TP. Hồ Chí Minh

Thị xã Quảng Yên: Hội đồng OCOP đánh giá kỹ lưỡng chất lượng 12 sản phẩm

Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP

Sóc Trăng: 350 gian hàng sẽ quy tụ tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP năm 2024

Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Bố Trạch- Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Tại sao sản phẩm OCOP Thanh Hóa chưa thể bứt phá?