Thứ sáu 08/11/2024 05:31

Quảng Bình: Quý I/2023 hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại ổn định

Theo Sở Công Thương Quảng Bình trong quý I/2023 tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại cơ bản ổn định lần lượt tăng 7,9% và 14% so với 2022.

Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tháng 4 năm 2023 tăng 7,5% so với tháng trước và tăng 9,0% so với tháng 4 năm 2022. Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, công nghiệp khai khoáng giảm 2,1%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,9%; Nhiều sản phẩm công nghiệp chủ yếu sản xuất trong 4 tháng năm 2023 tăng so với cùng kỳ năm trước.

Theo Sở Công Thương Quảng Bình, hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp duy trì hoạt động sản xuất ổn định. Đặc biệt, các doanh nghiệp sản xuất trang phục đã có đơn hàng đến cuối quý II năm 2023 (từ các thị trưởng lớn như Mỹ, EU, Hàn Quốc...). Tuy nhiên, tình hình sản xuất công nghiệp quý vẫn còn gặp nhiều khó khăn do tác động của tình hình an ninh, chính trị nhiều nơi trên thế giới bất ổn; tình trạng thiếu hụt đơn hàng, tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hàng tồn kho ở mức cao (gỗ ván ép); việc tiếp cận vốn, lãi suất ngân hàng và chi phí đầu vào nguyên vật liệu vẫn ở mức cao đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, đối với các dự án sản xuất công nghiệp sử dụng nhiều lao động (sản xuất trang phục, sản xuất gỗ ván ép) do thiếu hụt đơn hàng, tiêu thụ sản phẩm khó khăn, số lượng lao động đã bị cắt giảm từ 15-35% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong khi đó hoạt động thương mại với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 4 năm 2023 ước đạt 4.452,7 tỷ đồng, tăng 3% so với tháng trước và tăng 14% so với cùng kỳ.

Theo đại diện Sở Công Thương Quảng Bình, tháng 04 có tổng mức bán lẻ hàng hóa tiếp tục tăng so với tháng trước do trên địa bàn tỉnh thực hiện đồng bộ các biện pháp đổi mới phương thức, lồng ghép các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển thị trường vào các chương trình kích cầu tiêu dùng, phát triển thị trường trong tỉnh được đẩy mạnh, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, tập trung chủ yếu ở các mặt hàng nhu yếu phẩm. Bên cạnh đó trong tháng có dịp Lễ lớn Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 01/5, khách du lịch tăng cao tác động đến tiêu dùng tăng.

Giá cả một số mặt hàng thiết yếu ổn định, riêng mặt hàng thịt lợn giảm từ 2% đến 5% so với tháng trước, mặt hàng rau, củ,quả giảm từ 1% đến 3% so với tháng trước.

Khách hàng mua sắm tại siêu thị tại Quảng Bình

Hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, nguồn cung đảm bảo, các cửa hàng bán lẻ xăng dầu duy trì hoạt động kinh doanh đảm bảo phục vụ nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp, nhà phân phối, các chợ truyền thống, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tạp hóa,...hoạt động bình thường. Nhìn chung số lượng hàng hóa các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, nhiên liệu tại các

doanh nghiệp, nhà phân phối trên địa bàn tỉnh dự trữ với số lượng lớn, nguồn cung dồi dào đa dạng đảm bảo đáp ứng phục vụ tiêu dùng cho nhân dân, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, tăng giá cục bộ gây bất ổn thị trường.

Ông Phan Hoài Nam- Phó Giám đốc Sở Công Thương Quảng Bình cho biết, thời gian tới Sở tiếp tục nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, siêu thị, trung tâm thương mại, chợ, cửa hàng xăng dầu trên địa bàn phối hợp với Cục Quản lý thị trường tăng cường công tác quản lý thị trường, giá cả chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh.

"Tiếp tục tăng cường thực hiện các nội dung Nghị quyết của Chính phủ, Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và Kế hoạch hành động của UBND tỉnh về các giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội năm 2023, các giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023, định hướng đến năm 2024. Phối hợp với các sở, ngành tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất công nghiệp hiện có, các dự án mới đầu tư đi vào sản xuất ổn định, khai thác tốt công suất thiết bị và hiệu quả đầu tư"- ông Nam cho hay.

Thành Long
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Quảng Bình

Tin cùng chuyên mục

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển