Quảng Bình: 2.300 tỷ đồng doanh thu từ các khu công nghiệp

Trong 6 tháng đầu năm 2022, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đạt nhiều kết quả khả quan.
Ban quản lý khu kinh tế Quảng Bình chủ động tháo gỡ khó khăn Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Bình: Tiếp tục chú trọng, đổi mới công tác xúc tiến đầu tư trong năm 2022

Theo đó, tổng doanh thu ước khoảng 2.300 tỷ đồng, đạt 121% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó tập trung vào một số mặt hàng chính như: Gỗ dăm, gas chiết nạp, gạch tuynel, bê tông tươi, phân bón NPK Sao Việt, sản phẩm may mặc... Giá trị xuất khẩu ước khoảng 920 tỷ đồng, đạt 85% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó tình hình hoạt động thương mại qua Cửa khẩu Cha Lo trong 6 tháng đầu năm 2022 gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do Trung Quốc duy trì chính sách Zero Covid nên việc lưu thông từ một số nước qua Cửa khẩu quốc tế Cha Lo bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Kim ngạch (bao gồm quá cảnh, phi mậu dịch) ước khoảng 700 triệu USD, đạt 80% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu 32 triệu USD; nhập khẩu 166 triệu USD; quá cảnh 502 triệu USD.

Theo đại diện Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Bình, thời gian qua công tác quy hoạch tiếp tục được rà soát để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế; chú trọng, tập trung hoàn thành các quy hoạch khu chức năng, đảm bảo tính đồng bộ giữa quy hoạch chung khu kinh tế, khu công nghiệp và lợi ích của địa phương nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Ban quản lý Khu kinh tế tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ quy hoạch trọng tâm như: Tiếp tục thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Hòn La đến năm 2040; tiếp tục thực hiện rà soát quy hoạch chung Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo; quy hoạch phân khu mở rộng Khu công nghiệp Bang, huyện Lệ Thủy, tỷ lệ 1/2000; quy hoạch chi tiết các điểm dịch vụ, thương mại Khu kinh tế Hòn La, tỷ lệ 1/500.

Việc quản lý, sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách để triển khai các công trình dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế, khu công nghiệp cơ bản được sử dụng đúng mục tiêu, kế hoạch vốn được giao. Việc đầu tư có trọng điểm cho một số hạng mục, công trình quan trọng đã phát huy hiệu quả. Tiến độ xây dựng và quản lý, thanh toán vốn cho các công trình kịp thời, đúng Luật Ngân sách và các quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng.

Ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Trưởng ban Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Bình cho hay, Ban quản lý Khu kinh tế đã xây dựng cơ sở dữ liệu và cập nhật thông tin về pháp luật đầu tư, nhu cầu đầu tư vào các khu kinh tế, khu công nghiệp của tỉnh; tìm kiếm các thông tin về các nhà đầu tư có nhu cầu, tiềm năng để mời gọi, giới thiệu kết nối với các đối tác trong và ngoài nước về các dự án đầu tư vào khu kinh tế, khu công nghiệp của tỉnh.

Quảng Bình: 2.300 tỷ đồng doanh thu từ các khu công nghiệp
Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I

“Đồng thời, tập trung triển khai công tác xúc tiến đầu tư trong đó phát huy tính chủ động, khả năng hỗ trợ của cán bộ công chức viên chức người lao động đối với người dân và doanh nghiệp tới làm việc. Tiếp tục triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, thu hút các nhà đầu tư có năng lực để công tác đầu tư có hiệu quả thiết thực. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc thực hiện các thủ tục đầu tư cũng như trong quá trình xây dựng và khi đi vào hoạt động” - ông Khánh cho biết.

Tính đến nay, trong khu kinh tế, khu công nghiệp đã thu hút được 167 dự án với tổng mức đăng ký đầu tư hơn 106 ngàn tỷ đồng. Trong đó, có một số dự án trọng điểm khi đưa vào hoạt động sẽ là động lực phát triển cho cả vùng như: Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I tổng vốn đầu tư 42 nghìn tỷ đồng; Dự án nhiệt điện Quảng Trạch II với tổng mức đầu tư 48 ngàn tỷ đồng; Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Cam Liên, tổng mức 1.840 tỷ đồng. Hiện nay, đang xem xét trình cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư một số dự án nhà đầu tư quan tâm đề xuất như: Đầu tư xây dựng Cảng biển Hòn La; Xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Tây bắc Quán Hàu; Trung tâm Logistics và thương mại dịch vụ tại Khu kinh tế Hòn La...v.v.

Công tác duy tu, bảo dưỡng các công trình kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp để đảm bảo hoạt động cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án được thực hiện thường xuyên đảm bảo nhu cầu nhà đầu tư.

Ban đã thường xuyên theo dõi và giải quyết kịp thời các vướng mắc của doanh nghiệp trong khu kinh tế, khu công nghiệp. Tăng cường việc cung cấp, sản xuất nước sạch và đảm bảo hệ thống điện chiếu sáng, phục vụ sản xuất, kinh doanh và quản lý nhà nước tại khu vực cửa khẩu, bảo đảm công tác vệ sinh môi trường, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh tạo môi trường xanh sạch đẹp; tăng cường kiểm tra, bảo vệ vệ sinh môi trường và hạ tầng giao thông đối với các đơn vị thi công; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan làm tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn vệ sinh môi trường.

Theo đại diện Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Bình, thời gian tới Ban sẽ tiếp tục tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đầu tư, đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng. Tham mưu UBND tỉnh bố trí từ nhiều nguồn vốn để đầu tư xây dựng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp và các khu chức năng trong khu kinh tế, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của các bộ ngành Trung ương để được hỗ trợ các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, tạo quỹ đất sạch và hạ tầng đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư.

Đồng thời, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, phối hợp với các sở ngành trong tỉnh, kết nối chặt chẽ với các trung tâm xúc tiến đầu tư của các bộ, ngành nhằm tạo điều kiện trong việc quảng bá thu hút đầu tư. Lựa chọn những dự án có vốn đầu tư lớn, các doanh nghiệp nước ngoài; các dự án sản xuất các mặt hàng ưu tiên đầu tư, đóng góp ngân sách lớn thu hút lao động nhiều. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc thực hiện các thủ tục đầu tư cũng như trong quá trình xây dựng và hoạt động. Hướng dẫn, cung cấp thông tin cho nhà đầu tư đến tìm hiểu đầu tư; giải quyết khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư; đôn đốc các dự án chậm tiến độ.

Thành Long
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: khu công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Ngành du lịch

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Xem thêm