Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Với 357 dự án, tổng vốn đầu tư gần 5,98 tỷ USD, hiện Nhật Bản đứng thứ 2 trong số 65 quốc gia, vùng lãnh thổ, có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương.
Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương Xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài là điểm sáng tăng trưởng kinh tế

Điểm đến lý tưởng của nhà đầu tư Nhật Bản

Chiều ngày 22/11, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị Đối thoại với doanh nghiệp Nhật Bản nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản trên địa bàn tỉnh.

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương
Các đại biểu tham dự hội nghị đối thoại với doanh nghiệp Nhật Bản.

Trong những năm qua, nhờ tập trung nỗ lực triển khai các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, Bình Dương đã có những bước tiến vượt bậc trong thu hút đầu tư, góp phần giúp địa phương giữ vững tốc độ tăng trưởng cao của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và cả nước nói chung.

Tổng sản phẩm (GRDP) của Bình Dương luôn đạt mức tăng trưởng khá cao so với mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế của tỉnh dịch chuyển tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp. Đặc biệt, với lợi thế về hạ tầng khu công nghiệp hiện đại, Bình Dương đã trở thành điểm đến được ưu tiên lựa chọn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Ông Trịnh Hoàng Tuấn Anh - Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương - thông tin về tình hình kinh tế, thu hút đầu tư tại hội nghị.

Tại hội nghị, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương đã thông báo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh thời gian qua. Theo đó, trong 9 tháng năm 2024, các ngành, lĩnh vực kinh tế của tỉnh Bình Dương tiếp tục hồi phục, tăng trưởng và chuyển dịch theo hướng tích cực. Đặc biệt, công nghiệp, thương mại dịch vụ, xuất khẩu đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 9 tháng năm 2024 tăng hơn 6,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,2% so với với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 4,2%). Kim ngạch xuất khẩu đạt 26,8 tỷ USD, tăng 15,4% so cùng kỳ năm trước (cùng kỳ giảm 14,8%), thặng dư thương mại đạt 8,4 tỷ USD.

Với môi trường đầu tư thông thoáng và hấp dẫn, trong những năm gần đây, Bình Dương luôn là một trong số những tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Lũy kế đến ngày 15/11/2024, toàn tỉnh Bình Dương hiện có 4.372 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký là 42 tỷ 113 triệu USD.

Trong số 65 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư tại Bình Dương, Nhật Bản đứng thứ 2 với 357 dự án, tổng vốn đầu tư là 5 tỷ 978 triệu USD, chiếm tỷ lệ 8% về số dự án và 14% về số vốn. Các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, thương mại, dịch vụ mua sắm, xây dựng và phát triển hạ tầng đô thị… Điển hình là các dự án của các công ty: Công ty TNHH Becamex Tokyu, Công ty TNHH Wonderful Sài Gòn Electrics, Công ty Cổ phần Sun Steel… với lĩnh vực đầu tư chủ yếu là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy.

Tập trung giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương
Đại diện doanh nghiệp Nhật Bản kiến nghị với lãnh đạo tỉnh Bình Dương tại buổi đối thoại.

Tại hội nghị, lãnh đạo tỉnh Bình Dương, các sở, ngành đã lắng nghe đề xuất từ phía doanh nghiệp Nhật Bản về những khó khăn, vướng mắc như: Liên quan đến việc phê duyệt và cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài; kế hoạch phát triển hạ tầng đường bộ; dự báo tình hình kinh tế và phát triển ngành công nghiệp của tỉnh Bình Dương trong tương lai; vấn đề xuất nhập cảnh; phương thức xử lý tái sử dụng vật liệu đóng gói…

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương
Đại diện các sở, ngành trả lời thấu đáo các ý kiến vướng mắc của doanh nghiệp tại đối thoại

Những vướng mắc, kiến nghị, đề xuất từ phía doanh nghiệp nêu ra tại buổi đối thoại đều được lãnh đạo Bình Dương, các sở, ngành có liên quan của tỉnh tiếp thu. Đồng thời, đã có ý kiến trả lời, giải thích đi vào trọng tâm vấn đề và giải quyết được phần lớn các ý kiến, kiến nghị và vướng mắc của doanh nghiệp…

Chia sẻ với doanh nghiệp tại hội nghị, ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương - nhấn mạnh: Thông qua hội nghị đối thoại doanh nghiệp Nhật Bản lần này giúp cho lãnh đạo tỉnh nắm bắt đầy đủ, rõ ràng và cụ thể hơn về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như những khó khăn, vướng mắc mà cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài nói chung và các doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng đang gặp phải để tập trung xử lý và tháo gỡ.

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương
Ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương

Nhấn mạnh chính quyền Bình Dương tiếp tục tập trung cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hóa tối đa và công khai, minh bạch đầy đủ, kịp thời các thủ tục hành chính, quy trình giải quyết hồ sơ hành chính, ông Nguyễn Lộc Hà cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp, mở rộng và mở mới các khu, cụm công nghiệp, tạo quỹ đất sạch cho thu hút đầu tư; nâng cao chất lượng hạ tầng và hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn để phát triển bền vững.

“Bình Dương hướng tới mục tiêu Net zero, thông qua việc chuyển đổi mô hình phát triển từ công nghiệp - đô thị - dịch vụ sang các mô hình phát triển mới thông qua công cụ quy hoạch tỉnh từ nay đến năm 2030 hình thành mô hình công nghiệp - đô thị - dịch vụ - thông minh - bền vững. Trong đó, xây dựng và nâng cấp các khu công nghiệp hiện hữu trở thành các khu công nghiệp thông minh, với khả năng cung cấp nền tảng công nghệ 4.0 như IoT, BigData... Qua đó, giúp nhà đầu tư dễ dàng xây dựng, triển khai mô hình nhà máy thông minh, sản xuất thông minh trong hệ sinh thái của Bình Dương nhanh chóng và hiệu quả, nhằm gia tăng năng suất lao động và thu hút các ngành công nghiệp xanh, thân thiện với môi trường”, Phó Chủ tịch Nguyễn Lộc Hà nói.

Song song đó, Bình Dương tiếp tục phát triển dịch vụ tổng hợp hiện đại, chất lượng cao cấp vùng, để nâng cao tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế. Trong đó, ưu tiên phát triển các dịch vụ logistics, dịch vụ thương mại chất lượng cao, dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp khu vực và các loại hình dịch vụ mới…

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Bình Dương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Về dự án điện hạt nhân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị Bộ Công Thương sớm tham mưu Chính phủ điều chỉnh đồng bộ quy hoạch tổng thể quốc gia.
Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Ngày 22/12, Hợp tác xã (HTX) Nấm Tam Đảo đã khảo sát, tuyên truyền và có kế hoạch hỗ trợ giống cây dâu tằm nhằm khôi phục nghề cho người dân làng Nủ.
TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 8% GRDP, cùng với đó tỉnh sẽ rất chú trọng thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.
Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, bước sang năm 2025 tỉnh sẽ tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mục tiêu phấn đấu tăng 10% so với năm 2024.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng (Bà Rịa - Vũng Tàu) được định hướng là khu công nghiệp kiểu mẫu, khu công nghiệp thông minh, sinh thái.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhờ đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong năm 2024, lĩnh vực xúc tiến đầu tư của Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Sau 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người nông dân tỉnh Thanh Hóa.
Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhận thức vai trò của sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong phát triển nông nghiệp, Tuyên Quang đã tập trung đẩy mạnh phát triển liên kết sản xuất bền vững.
Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Trong năm 2024, 15/16 chỉ tiêu kinh tế của TP. Vũng Tàu hoàn thành vượt kế hoạch, còn giải ngân vốn đầu tư công dự kiến hoàn thành vào cuối 2024.
Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Ngày 11/12, Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Sở Công Thương Đồng Tháp tổ chức Hội nghị Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thương mại biên giới.
Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Kết thúc 10 tháng năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu qua các cảng biển Quảng Ninh đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sản lượng hàng hóa vượt bậc.
Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm 2024, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, ước tăng 10,2% (vượt mục tiêu tăng trên 9%).
Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Ước cả năm 2024, tỉnh Hải Dương đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp, tăng 6,2% so với thực hiện năm 2023.
Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của Hiệp định UKVFTA, mở ra cơ hội lớn xuất khẩu vào thị trường Anh.
Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Từ đầu năm 2024 đến nay, bức tranh kinh tế Đồng Tháp phát đi nhiều chuyển biến tích cực, khởi sắc trên hầu hết lĩnh vực, trong đó, ngành hàng sen là điểm nhấn.
Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thời gian qua, ngành du lịch Sơn La đã triển khai thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch.
Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thời gian qua, thành phố Sơn La đã triển khai những giải pháp bài bản từ sản xuất đến xúc tiến tiêu thụ nông sản, mang lại hiệu quả cao.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động