Quảng bá sản phẩm OCOP: Cách nào để đến gần hơn với khách hàng?

Dù sản phẩm OCOP đã lên đến con số xấp xỉ 10.000, tuy nhiên vẫn chứa đựng những yếu tố chưa bền vững, trong đó, có cả yếu tố về quảng bá sản phẩm.
Khánh Hòa sẽ thu hồi chứng nhận sản phẩm OCOP nếu không dùng nguồn nguyên liệu địa phương Đà Nẵng: Quảng bá sản phẩm OCOP, hàng Việt đến “khách Tây”

Đã có gần 10.000 sản phẩm được chứng nhận OCOP

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến 30/6/2023, cả nước đã có 63/63 tỉnh, thành phố đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Đã có 9.852 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, trong đó 66,9% sản phẩm 3 sao, 32,2% sản phẩm 4 sao, 0,6% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 42 sản phẩm 5 sao (đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận).

Sản phẩm OCOP Thái Bình được người tiêu dùng đón nhận
Sản phẩm OCOP Thái Bình được người tiêu dùng đón nhận

Đã có 5.069 chủ thể OCOP, trong đó có 38,5% là hợp tác xã, 24,4% là doanh nghiệp, 34,1% là cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác.

Sản phẩm OCOP đang từng bước khẳng định được giá trị và chất lượng trên thị trường, được người dân tín nhiệm. Đặc biệt, các sản phẩm OCOP 5 sao đã được Lãnh đạo Đảng và Nhà nước tin tưởng, lựa chọn làm quà tặng trong các hội nghị quan trọng và các chuyến công tác nước ngoài; đồng thời, được một số bộ, ngành sử dụng làm quà tặng đại biểu trong các hội nghị của ngành.

Hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại tiếp tục được triển khai mạnh mẽ từ Trung ương đến các địa phương.

Đặc biệt, các Bộ ngành, địa phương đã đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP; kết nối và quảng bá, thương mại sản phẩm OCOP trên mạng xã hội, thương mại điện tử... Các hoạt động đã được tổ chức thường xuyên, với nhiều hình thức khác nhau, góp phần tạo sức lan tỏa, nâng cao hình ảnh sản phẩm và thương hiệu OCOP Việt Nam trên thị trường.

Chương trình OCOP đã góp phần chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, có truy suất nguồn gốc và theo nhu cầu thị trường.

Thông qua chương trình OCOP, nhiều địa phương đã quy hoạch được các vùng nguyên liệu đặc sản, phát triển các ngành nghề nông thôn, đặc biệt là bảo tồn và phát triển nhiều làng nghề truyền thống. Hình thành nhiều sản phẩm OCOP gắn với vai trò như một “đại sứ” chuyển tải những câu chuyện sản phẩm mang tính nhân văn của vùng, miền, như: sản phẩm trà Phìn Hồ mang hương sắc, văn hóa của đồng bào người Dao ở vùng núi Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang; sản phẩm từ sen - thể hiện những giá trị về văn hóa, con người xứ sở sen Hồng tỉnh Đồng Tháp.

Chương trình thúc đẩy hướng đi về phát triển sinh kế ở những vùng đặc biệt khó khăn và các nhóm yếu thế như đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nổi bật, sau hơn 5 năm triển khai, Chương trình vẫn còn những khó khăn tồn tại, nhất định. Số lượng sản phẩm OCOP tăng nhanh nhưng chưa thực sự bền vững.

Một số địa phương còn chạy theo thành tích, tập trung vào những sản phẩm đã được hình thành, không phải là các sản phẩm có lợi thế; thiếu sự chủ động của các chủ thể khi tham gia vào chương trình; chưa tập trung đến các giải pháp về chuẩn hóa chất lượng, mẫu mã bao bì sản phẩm, nâng cao năng lực thực sự của chủ thể (về quản trị, tổ chức sản xuất, năng lực thị trường…).

Hoạt động xúc tiến thương mại tuy được nhiều địa phương triển khai nhưng còn manh mún, thiếu đồng bộ, chưa hình thành được hệ thống quảng bá, xúc tiến thương mại mang tính kết nối, chuyên sâu về sản phẩm OCOP. Đặc biệt, công tác quản lý, giám sát sản phẩm sau khi được công nhận còn là vấn đề nổi cộm cần được quan tâm và đẩy mạnh.

Cần học lại cách quảng bá sản phẩm OCOP

“Đồng Tháp có hàng trăm sản phẩm OCOP, nhưng khi tôi ra siêu thị không có sản phẩm OCOP nào. Vậy đầu ra các sản phẩm OCOP đi đâu?”, ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt câu hỏi và cho rằng, vấn đề cần làm đó là kích hoạt sự tham gia của cộng đồng, để các chủ thể chăm chút chính sản phẩm OCOP của mình và chỉ có như vậy thì sản phẩm mới có thể đi xa. “Bởi chính chúng ta chưa trân quý sản phẩm của mình thì đừng mong rằng thị trường chấp nhận”, ông Lê Minh Hoan đặt vấn đề.

Doanh nghiệp tích cực quảng bá sản phẩm OCOP tại các hội chợ
Doanh nghiệp tích cực quảng bá sản phẩm OCOP tại các hội chợ

Ông Lê Minh Hoan cho rằng, sắp tới cần suy nghĩ về việc đổi lại thang chấm điểm sản phẩm OCOP. Ngoài yếu tố về chất lượng bao bì thì cũng cần tính tới tiêu chí cộng đồng của sản phẩm với sự tham gia của nhiều người, bởi thực chất sản phẩm OCOP là hồi sinh năng lực, tạo ra thu nhập cho cả cộng đồng. Cùng với đó, cần phải chứng minh được tính thương mại hóa, thị trường hóa của sản phẩm OCOP.

Ông Hoan cho biết, để quảng bá sản phẩm OCOP, Thái Lan đã in ấn phẩm đưa lên các chuyến bay của hãng hàng không Quốc gia. Thái Lan cũng có phần mềm quản lý sản phẩm OCOP, cung cấp thông tin về thị trường cho sản phẩm đó. Đây là những cách làm hay để Việt Nam học hỏi.

Chưa kể, với các địa phương có thế mạnh về phát triển du lịch, Bộ trưởng Hoan chia sẻ rằng tại sao không quảng bá sản phẩm OCOP trong các khách sạn, nhà nghỉ, khu du lịch của địa phương. “Thử hỏi xem trên kệ trong tủ lạnh mỗi khách sạn, nhà nghỉ không phải là Pepsi, Coca Cola… mà là nước uống, bánh kẹo đạt chứng nhận OCOP của địa phương thì cảm xúc của người dùng sẽ dâng trào thế nào”, ông Hoan cho rằng các địa phương có thể học cách làm này.

Trước gợi mở của Bộ trưởng, ông Nguyễn Minh Sơn - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh - cho hay, địa phương này phấn đấu có 10 sản phẩm OCOP 5 sao, hiện nay đang có 6 sản phẩm. Quảng Ninh đang quảng bá các sản phẩm OCOP thông qua các tờ rơi được gửi trong khách sạn. "Vào khách sạn Quảng Ninh sẽ có tờ rơi hoặc cửa hàng nhỏ ở sảnh khách sạn quảng bá, giới thiệu tới du khách trong và ngoài nước sản phẩm OCOP. Đây là cách làm để quảng bá tốt sản phẩm OCOP”, ông Sơn cho hay.

Về khía cạnh xúc tiến thương mại, ông Ngô Trường Sơn - Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương - cho biết, trong thời gian tới, sẽ tập trung vào việc Nâng cao nhận thức và quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng, đưa OCOP trở thành một dấu hiệu nhận diện về sản phẩm trên thị trường, tạo niềm tin để thúc đẩy thương mại.

Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức thương mại, đặc biệt là năng lực tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại, thương mại điện tử; Xây dựng và hình thành các chuỗi phân phối sản phẩm OCOP riêng biệt, đặc sắc để tạo điểm nhấn, thúc đẩy tiêu dùng đối với sản phẩm OCOP; Đẩy mạnh hoạt động kết nối cung – cầu, đặc biệt là kết nối ngay từ giai đoạn tổ chức sản xuất, tạo sự kết nối giữa sản xuất – thị trường.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP phát triển nhanh về lượng và chất

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP phát triển nhanh về lượng và chất

Mỳ chũ Lục Ngạn – Bắc Giang: Tự hào sản phẩm OCOP

Mỳ chũ Lục Ngạn – Bắc Giang: Tự hào sản phẩm OCOP

Vĩnh Long: Tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP

Vĩnh Long: Tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP

Thanh Hóa: Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển

Thanh Hóa: Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển

KOTRA Hà Nội phối hợp cùng Paris Baguette Việt Nam quảng bá sản phẩm OCOP

KOTRA Hà Nội phối hợp cùng Paris Baguette Việt Nam quảng bá sản phẩm OCOP

Thúc đẩy sản phẩm OCOP Hậu Giang

Thúc đẩy sản phẩm OCOP Hậu Giang

Lâm Đồng: Macca Sao Vàng trên hành trình trở thành sản phẩm OCOP 5 sao

Lâm Đồng: Macca Sao Vàng trên hành trình trở thành sản phẩm OCOP 5 sao

Hơn 60% sản phẩm OCOP 4 sao đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Hơn 60% sản phẩm OCOP 4 sao đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Bà Rịa – Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Bà Rịa – Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Quảng Nam: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Nam: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Infographic: Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP

Infographic: Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP

TP. Hồ Chí Minh: Hàng trăm sản phẩm OCOP hiện diện tại Hội Báo toàn quốc 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hàng trăm sản phẩm OCOP hiện diện tại Hội Báo toàn quốc 2024

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP du lịch "hút" du khách

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP du lịch "hút" du khách

Cà Mau: Phấn đấu hỗ trợ nâng hạng ít nhất 15 sản phẩm OCOP đạt 4 - 5 sao

Cà Mau: Phấn đấu hỗ trợ nâng hạng ít nhất 15 sản phẩm OCOP đạt 4 - 5 sao

Ninh Thuận phấn đấu có thêm 20-30 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Ninh Thuận phấn đấu có thêm 20-30 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Nghệ An: Có thêm 9 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Nghệ An: Có thêm 9 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Thanh Hóa: Gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Thanh Hóa: Gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Thanh Hóa: Gần 40 gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Thanh Hóa: Gần 40 gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Lâm Đồng: Trao chứng nhận OCOP 4 sao cho 21 sản phẩm

Lâm Đồng: Trao chứng nhận OCOP 4 sao cho 21 sản phẩm

Đồng Tháp công nhận thêm 40 sản phẩm OCOP 4 sao

Đồng Tháp công nhận thêm 40 sản phẩm OCOP 4 sao

Xem thêm