Chủ nhật 04/05/2025 16:21

Phúc lợi vật nuôi - cần có chế tài

Dù đã có quy định của Chính phủ về bảo vệ vật nuôi (phúc lợi vật nuôi) nhưng tình trạng buôn bán, ngược đãi vẫn diễn ra.

Ra mắt công cụ báo cáo phúc lợi vật nuôi

Những năm gần đây, Tổ chức phúc lợi động vật toàn cầu - FOUR PAWS và các tổ chức đối tác tại Việt Nam nhận được rất nhiều thông tin từ cộng đồng về các hoạt động liên quan đến việc buôn bán thịt chó và mèo như bắt trộm, giam giữ, vận chuyển và buôn bán động vật vào các lò mổ…

Chính vì vậy, một trang công cụđể giúp người dân thông báo các hành vi, hoạt động liên quan đến nạn buôn bán thịt chó và mèo vẫn đang diễn ra hàng ngày tại Việt Nam vừa được thiết lập.

Thông tin nhận được từ các báo cáo sẽ được sử dụng để thiết kế các chiến lược, đo lường và đề ra hướng giải quyết đối với các tác hại của nạn buôn bán, ví dụ các rủi ro lớn đối với sức khỏe con người, ảnh hưởng xã hội và các tác động đến tâm lý con người.

Mới chỉ sau hơn 2 tuần (từ ngày 4 đến 21/11), trang công cụ được triển khai tại 2 tỉnh thành Quảng Nam và Đà Nẵng đã nhận được gần 80 báo cáo. Mối quan tâm của người dân chủ yếu về bả, trộm, giết mổ, bạo hành chó mèo được phản ánh với mong đợi được cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết, xử lý.

Bà Ninh Thị Phương Thảo - Điều phối viên chương trình Chấm dứt buôn bán thịt chó và mèo tại Việt Nam của FOUR PAWS, cho biết: “Mặc dù mới thí điểm tại hai tỉnh thành nhưng chúng tôi nhận được nhiều yêu cầu triển khai công cụ này từ khắp nơi. Chúng tôi sẵn sàng triển khai công cụ này trên toàn quốc để hỗ trợ thực thi pháp luật khi được sự đồng ý của Chính phủ”.

Vật nuôi cần được chăm sóc tử tế

“Công cụ” hiệu quả nhất là luật pháp

Mỗi năm, có hàng triệu cá thể chó mèo được sử dụng làm thức ăn ở Việt Nam, trong đó có liên quan đến nhiều hoạt động bất hợp pháp như trộm cắp vật nuôi, không tuân thủ các quy định kiểm soát dịch bệnh, ngược đãi động vật và giết mổ không hợp vệ sinh.

Hiện tại, mới chỉ có Nghị định 14/2021/NĐ-CP của Chính phủ, quy định mức phạt đối với các hành vi vi phạm đối xử nhân đạo đối với vật nuôi. Trong khi, hệ lụy từ nạn cắp trộm chó, mèo dẫn đến án mạng thương tâm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội, gây đau khổ cho chủ nuôi chỉ bị xử lý hành chính không đủ sức răn đe.

Còn quy định kiểm soát giết mổ theo Thông tư số 09/2016 của Bộ NN&PTNT thì không có điều khoản quy định chó, mèo thuộc đối tượng động vật được kiểm soát giết mổ, kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm. Điều này có nghĩa thịt chó, mèo được bán ở các khu chợ, nhà hàng không đảm bảo về nguồn gốc và tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe cộng đồng.

Nhằm chấm dứt một cách bền vững nạn buôn bán thịt chó, mèo ở Việt Nam, FOUR PAWS thực hiện nhiều chương trình trong đó có chiến dịch phát động thông qua lấy chữ ký để gửi thư kiến nghị đến Chính phủ. Chỉ trong khoảng thời gian 7 tháng (12/2021-7/2022), đã có tới 33 ngàn người ủng hộ.

Bằng nhiều nguồn lực, cuối năm 2020, lò mổ đầu tiên ở Thái Bình đã được đóng cửa. Đây là “bước ngoặt” trong thay đổi nhận thức của người dân về phúc lợi vật nuôi. Anh Phạm Văn Dương - chủ lò mổ, chia sẻ: “Khi được FOUR PAWS vận động, tôi đã tự nguyện đóng cửa quán. Mặc dù việc kinh doanh của tôi đang khá thuận lợi, thu nhập trung bình 1 đến 2 triệu đồng/ngày. Nhưng tôi vẫn quyết định vì không muốn hai con gái nhỏ của mình phải chứng kiến cảnh chó, mèo bị bố mẹ giết thịt. Đóng cửa nhà hàng, cả gia đình tôi ai cũng thấy nhẹ nhõm như vừa trút được gánh nặng”

Bác sĩ Karanvir Kukreja, Trưởng chương trình Động vật đồng hành tại Đông Nam Á của FOUR PAWS, cho biết: “Vấn nạn buôn bán và ăn thịt chó, mèo tiềm tàng nhiều nguy cơ xuất hiện các mầm bệnh mới và các hậu quả xấu xã hội nhưng chưa có đủ chế tài để ngăn chặn. Để tiến tới một Việt Nam không thịt chó, mèo và bảo vệ phúc lợi vật nuôi rất cần có những văn bản pháp luật quy định cụ thể. Ngày 8 tháng 12 tới, FOUR PAWS sẽ tổ chức buổi đối thoại với các bên hữu quan để thảo luận về các giải pháp cho vấn đề này.

PV
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm chăn nuôi

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế thúc địa phương thanh tra thị trường thực phẩm

Bộ Xây dựng dự toán kinh phí cho đường sắt quốc gia

Vụ bán áo in thiếu Hoàng Sa, Trường Sa: Lỗ hổng không chỉ từ chợ

Nút giao Liêm Tuyền hướng về Cầu Giẽ ùn tắc nghiêm trọng

Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

Chi tiết các hoạt động Đại lễ Vesak 2025 tại Việt Nam

Sản phẩm nông nghiệp 'cất cánh' nhờ chuyển đổi số

Ngày 3/5 ở Hà Nội: Thành phố hai nhịp, hai sắc thái

Người trẻ hôm nay vẫn thổi bùng 'ngọn lửa', sẵn sàng viết tiếp nên câu chuyện hòa bình

Tháng 5/2025: Nhiều chính sách mới hỗ trợ trẻ em, học sinh

Du lịch hay ‘trốn phố’ về quê: Người Việt chọn gì?

Thời tiết hôm nay 3/5: Bắc Bộ ngày nắng, đêm mưa

Thời tiết biển hôm nay 3/5/2025: Biển Đông có lốc xoáy

Từ lời nhắn ‘thế hệ các cháu đừng có huân chương’ đến hiệu triệu ‘đôi cánh mới’ của Tổng Bí thư

Bộ đội Biên phòng Lai Châu cứu bé gái lạc trong rừng

Chuyển đổi số du lịch nông thôn mới: Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Tai nạn giao thông trong 2 ngày lễ đầu tháng 5 giảm cả hai tiêu chí

Từ ngày 1/7/2025, khoảng 1,6 triệu người cao tuổi sẽ nhận trợ cấp hưu trí

Từ tuyến lửa Trường Sơn đến 'xa lộ' logistics - Bài 3: Từ 'mạch máu' thép đến 'huyết quản' số

Thời tiết hôm nay 2/5: Hà Nội đêm mưa, ngày nắng