Việt Nam đứng thứ 6 trong Top 10 nước tiêu thụ thịt lợn nhiều nhất thế giới

Từ mức 30kg thịt lợn/người/năm 2021 tăng lên khoảng 33,8 kg/người/năm 2023, Việt Nam đứng thứ 6 trong 10 nước tiêu thụ thịt lợn nhiều nhất thế giới.
Giá thịt lợn tăng cao, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu Giá heo hơi hôm nay ngày 14/8/2024: Tiếp tục đi ngang, giao dịch quanh mức 63.000 đồng/kg

Thông tin được ông Phạm Kim Đăng - Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi chia sẻ tại Hội nghị thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn bền vững do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sáng 14/8, tại Hà Nội.

Người tiêu dùng Việt Nam tăng tiêu thụ thịt lợn

Báo cáo của Cục Chăn nuôi dẫn số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho hay, các năm 2021, 2022 và 2023, Việt Nam đều đứng thứ 6 trong số các nước có thị phần sản lượng thịt lợn cao nhất thế giới, chiếm 2,4% (2021), 2,5% (2022) và 3% (2023) tổng sản lượng thịt lợn toàn cầu. Trong số 10 nước tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới, Việt Nam đứng thứ 6 với tỷ lệ tiêu thụ thịt lợn/sản xuất là 105,4% (sản xuất thịt lợn trong nước mới đáp ứng được 95% nhu cầu tiêu thụ thịt lợn).

Người tiêu dùng mua thịt lợn tại chợ Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy, Hà Nội)
Người tiêu dùng mua thịt lợn tại chợ Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy, Hà Nội). Ảnh Nguyễn Hạnh

Tiêu thụ thịt lợn kg/đầu người trong những năm gần đây của Việt Nam đã dần tăng lên, cụ thể: Năm 2021 khoảng 30 kg thịt lợn xẻ/người/năm, năm 2022 khoảng 32 kg thịt lợn xẻ/người/năm và năm 2023 khoảng 33,8 kg thịt lợn xẻ/người/năm.

Từ chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ, tự cung tự cấp trước đây, năm 2023 Việt Nam đã được biết đến là quốc gia có ngành chăn nuôi lợn đứng thứ 5 về đầu con và thứ 6 về sản lượng thịt. Theo USDA, Trung Quốc hiện chiếm 48%, EU 20%, Mỹ 11%, Brazil 4%, Nga 4%, Việt Nam 3%.

Trong thời gian qua, tăng trưởng đàn lợn của Việt Nam có sự biến động lớn về tổng đàn và sản lượng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giai đoạn 2019 - 2023, đàn lợn (không bao gồm lợn con theo mẹ) mặc dù giảm do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi nhưng đã dần khôi phục lại như thời điểm trước khi xảy ra dịch.

Năm 2023, chăn nuôi lợn phát triển ổn định trong bối cảnh chăn nuôi nông hộ chuyển mạnh sang chăn nuôi bán công nghiệp, liên kết với doanh nghiệp; chăn nuôi trang trại theo chuỗi, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và ứng dụng công nghệ tiến tiến gia tăng.

Do đó, thời điểm cuối năm 2023, tổng đàn lợn đạt 25,5 triệu con (chưa tính khoảng 4 triệu lợn con theo mẹ), tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2022. Năm 2023 là năm có số đầu con lợn cao nhất trong 05 năm trở lại đây và tốc độ tăng trưởng về đầu con đạt trung bình 6,0%/năm trong giai đoạn 2019 - 2023.

Cơ cấu thịt lợn trong chăn nuôi của Việt Nam cao hơn trung bình thế giới

Theo Tổng cục Thống kê, ước tính, tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 6 năm 2024 đạt 25.549,2 nghìn con, tăng khoảng 2,9% so với cùng thời điểm năm 2023. Tốc độ tăng trưởng đàn lợn trong các tháng đầu năm 2024 chỉ thấp hơn so với Quý I/2023 và tương đương các tháng của các quý II-IV/2023 ở cùng thời điểm.

Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2019 - 2023, cơ cấu đàn vật nuôi của nước ta như sau: chăn nuôi lợn chiếm 60 - 64%; gia cầm 28 - 29% (trong đó, gà lông màu 11%, gà trắng 11%, ngan, vịt 7%) còn lại là trâu, bò, dê, cừu (chiếm 9%). Trong khi, cơ cấu sản lượng thịt thế giới năm 2022, thịt lợn chiếm 41%, thịt gia cầm 37% và thịt trâu, bò (22%). Như vậy, cơ cấu thịt lợn của Việt Nam cao hơn trung bình chung của thế giới khoảng 20%.

Cũng theo ông Phạm Kim Đăng, Việt Nam đang chuyển dịch mạnh theo xu hướng giảm chăn nuôi nhỏ lẻ ở hộ gia đình, tăng mạnh các hộ chăn nuôi chuyên nghiệp và trang trại quy mô lớn. Trong 5 năm vừa qua, tỷ lệ chăn nuôi nông hộ giảm từ 5 - 7%/năm, riêng năm 2019 - 2022, cơ sở chăn nuôi nhỏ quy mô nông hộ giảm 15 - 20%. Hiện nay sản lượng lợn sản xuất trong nông hộ nhỏ lẻ giảm còn 35 - 40%; sản lượng lợn sản xuất trong hộ chuyên nghiệp và trang trại chiếm 60 - 65%. Cơ cấu nguồn cung thịt lợn năm 2022 và 2023 cho thấy, doanh nghiệp nội chỉ chiếm khoảng 19%, hộ chăn nuôi chiếm 38%, doanh nghiệp FDI chiếm 43%.

Các doanh nghiệp chăn nuôi lớn trong nước (như Dabaco, Masan, Tân Long, Thiên Thuận Trường, Mavin, Greenfeed, Trường Hải, Hòa Phát...) và nước ngoài (CP, Japfa Comfeed, New Hope, CJ, Emivest, Cargill...) đang xây dựng và từng bước hình thành hệ thống trang trại liên kết chuỗi. Đây chính là bước chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi để từng bước hiện đại hóa ngành chăn nuôi.

Cơ cấu nguồn cung thịt lợn trong các loại hình chăn nuôi của Việt Nam năm 2022-2023
Cơ cấu nguồn cung thịt lợn trong các loại hình chăn nuôi của Việt Nam năm 2022 - 2023

Giá trị tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2023 ước đạt 5,72%, đạt doanh thu trên 33 tỷ USD toàn ngành, đóng góp 26% vào GDP nông nghiệp và trên 5% GDP của nước ta. Trong đó, chăn nuôi lợn vẫn là lĩnh vực chăn nuôi chủ lực chiếm trên 62% tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng của các loại vật nuôi được sản xuất trong nước.

6 tháng đầu năm 2024, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, thắt chặt nhập khẩu, tăng cường phòng, chống nhập lậu, thúc đẩy xuất khẩu, giá sản phẩm chăn nuôi tăng trên giá thành sản xuất thu hút tái đàn nên tổng đàn lợn vẫn duy trì tốc độ phát triển tốt (đàn lợn tăng 3% so với cùng kỳ năm 2023).

Chăn nuôi lợn của Việt Nam được xác định là ngành chủ lực, quan trọng đã và đang chuyển dịch dần từ chăn nuôi quy mô nhỏ sang chăn nuôi tập trung, hàng hóa, quy mô lớn. Ngày càng nhiều mô hình chăn nuôi trang trại, tập trung và hình thành các chuỗi giá trị chăn nuôi.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm chăn nuôi

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương yêu cầu rà soát quảng cáo, sản phẩm đa cấp

Bộ Công Thương yêu cầu rà soát quảng cáo, sản phẩm đa cấp

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) yêu cầu các doanh nghiệp bán hàng đa cấp rà soát việc công bố sản phẩm và hoạt động quảng cáo sản phẩm.
Xử lý nghiêm sai phạm quảng cáo sữa trên mọi nền tảng

Xử lý nghiêm sai phạm quảng cáo sữa trên mọi nền tảng

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch yêu cầu tăng cường xử lý các sai phạm trong hoạt động quảng cáo sữa, thực phẩm trên mọi nền tảng truyền thông, mạng xã hội.
Quảng cáo sản phẩm ISUNA sai sự thật, lừa dối người dùng?

Quảng cáo sản phẩm ISUNA sai sự thật, lừa dối người dùng?

Trên một số nền tảng internet, sản phẩm ISUNA đang quảng cáo với nhiều thông tin sai sự thật, có dấu hiệu lừa dối người dùng.
Vụ sữa giả: Soi chiếu trách nhiệm người nổi tiếng với Luật  về bảo vệ người tiêu dùng

Vụ sữa giả: Soi chiếu trách nhiệm người nổi tiếng với Luật về bảo vệ người tiêu dùng

Người nổi tiếng quảng cáo sản phẩm sữa giả hoàn toàn có thể bị xử lý theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định liên quan.
Sở Công Thương Hà Nội: Không thể

Sở Công Thương Hà Nội: Không thể 'tự ý' kiểm tra doanh nghiệp do ngành khác quản lý

Vụ sữa giả, theo quy định của pháp luật thì Sở Công Thương không được thực hiện thanh tra chuyên ngành, kiểm tra định kỳ, hậu kiểm đối với 2 doanh nghiệp này.

Tin cùng chuyên mục

Nestlé Việt Nam 30 năm khẳng định niềm tin với thị trường

Nestlé Việt Nam 30 năm khẳng định niềm tin với thị trường

Nestlé qua 30 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam đã tạo ra giá trị gia tăng cho nông sản Việt, đưa hạt cà phê Việt Nam lên bản đồ cà phê thế giới.
Khóa cửa kỹ thuật số:

Khóa cửa kỹ thuật số: 'Bẫy tử thần' khi nhà cháy

Một số sản phẩm khóa cửa kỹ thuật số thông minh nhưng lại có thể trở thành “cạm bẫy” chết người nếu cháy nổ xảy ra và người dùng không thể mở cửa thoát hiểm.
Thêm một doanh nghiệp bán hàng đa cấp ngừng hoạt động

Thêm một doanh nghiệp bán hàng đa cấp ngừng hoạt động

Theo Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, chứng nhận bán hàng đa cấp của Công ty Hoằng Đạt đã hết hạn hiệu lực, doanh nghiệp này phải ngừng hoạt động bán hàng đa cấp.
Đề xuất hình sự hóa tội phạm bán hàng đa cấp

Đề xuất hình sự hóa tội phạm bán hàng đa cấp

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia rà soát, đề xuất sửa đổi, hoàn thiện quy định Bộ Luật Hình sự về tội phạm liên quan bán hàng đa cấp.
Trang ‘Sữa Bột Tốt’ và trò lố nâng sữa ngoại, dìm hàng Việt, vi phạm Luật Cạnh tranh

Trang ‘Sữa Bột Tốt’ và trò lố nâng sữa ngoại, dìm hàng Việt, vi phạm Luật Cạnh tranh

Fanpage “Sữa Bột Tốt” không được cơ quan nào cấp phép làm cơ quan kiểm nghiệm, cũng không phải là đơn vị tư vấn độc lập.
Hơn 70% doanh nghiệp chưa đăng ký hợp đồng mẫu chung cư

Hơn 70% doanh nghiệp chưa đăng ký hợp đồng mẫu chung cư

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, đến hết tháng 3/2025, mới có 28,4% lượt hồ sơ doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ đăng ký hợp đồng mẫu chung cư.
Xử lý nghiêm KOLs cung cấp thông tin sai sự thật

Xử lý nghiêm KOLs cung cấp thông tin sai sự thật

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ tăng cường giám sát, xử lý nghiêm các hành vi cung cấp thông tin sai lệch từ KOLs, bảo vệ người tiêu dùng và kỷ cương thị trường.
Cần xây dựng thương hiệu ngành yến sào theo chuẩn quốc tế

Cần xây dựng thương hiệu ngành yến sào theo chuẩn quốc tế

Theo các chuyên gia, để nâng cao vị thế sản phẩm trong nước và trên trường quốc tế, ngành yến sào cần xây dựng thương hiệu theo chuẩn quốc gia và quốc tế.
Công ty đa cấp Elken Việt Nam bị phạt 185 triệu đồng

Công ty đa cấp Elken Việt Nam bị phạt 185 triệu đồng

Với nhiều hành vi vi phạm trong kinh doanh đa cấp, Công ty TNHH Elken International Việt Nam bị xử phạt 185 triệu đồng.
Góc tối đa cấp: Gần 700 người tiêu dùng

Góc tối đa cấp: Gần 700 người tiêu dùng 'kêu cứu'!

Bán hàng đa cấp ghi nhận gần 700 đơn phản ánh, khiếu nại. Nhiều mô hình biến tướng, trá hình vẫn len lỏi dưới vỏ bọc đầu tư tài chính.
Sunrider Việt Nam chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp

Sunrider Việt Nam chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết đã tiếp nhận tiếp nhận hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty TNHH Người lái xe mặt trời Việt Nam.
Cách doanh nghiệp Việt nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới

Cách doanh nghiệp Việt nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới

Thị trường tiêu dùng Việt Nam đang từng bước phục hồi rõ nét, tạo nền tảng vững chắc cho sự bứt phá của ngành hàng tiêu dùng nhanh trong năm 2025
Bảo vệ người tiêu dùng: Góc nhìn từ Đại sứ Anh

Bảo vệ người tiêu dùng: Góc nhìn từ Đại sứ Anh

Đại sứ Anh nhấn mạnh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ giúp người mua an tâm mà còn thúc đẩy thị trường phát triển minh bạch, bền vững.
Ủy ban Cạnh tranh quốc gia thông tin về triệu hồi xe Honda CB650R và CBR650R

Ủy ban Cạnh tranh quốc gia thông tin về triệu hồi xe Honda CB650R và CBR650R

Gần 70 xe mô tô phân khối lớn Honda CB650R và CBR650R được Honda Việt Nam triệu hồi để kiểm tra, thay thế bộ cần chuyển số.
Số hóa đa cấp: Cách mạng hay rủi ro tiềm ẩn?

Số hóa đa cấp: Cách mạng hay rủi ro tiềm ẩn?

Nếu thiếu cơ chế kiểm soát chặt chẽ, số hóa có thể trở thành “con dao hai lưỡi” và là “lá chắn” cho các hành vi vi phạm trong kinh doanh đa cấp.
‘Ngấm đòn’ sau ưu đãi Piship Shopee: Mồi nhử mới kiểu…bẫy chuột?

‘Ngấm đòn’ sau ưu đãi Piship Shopee: Mồi nhử mới kiểu…bẫy chuột?

Shopee thông báo giảm phí PiShip còn 1.650 đồng, quảng bá hỗ trợ nhà bán, nhưng thực tế chi phí khác tăng dạng ‘mồi nhử kiểu bẫy chuột’?
Việt Nam - Anh: Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng

Việt Nam - Anh: Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng

Bản ghi nhớ giữa Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và Đại sứ quán Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len đánh dấu bước tiến lớn trong bảo vệ người tiêu dùng.
Khi hàng kém chất lượng được ‘tô vẽ’ trên sàn

Khi hàng kém chất lượng được ‘tô vẽ’ trên sàn

Các sản phẩm kém chất lượng được "tô vẽ" bằng những lời quảng cáo hoa mỹ trên sàn thương mại điện tử gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
Chặn

Chặn 'vòi' đa cấp 'ma' núp bóng giấy phép hợp pháp

Khi việc cấp mới giấy phép bán hàng đa cấp được thực hiện nghiêm ngặt, cũng là lúc các đối tượng kinh doanh bất chính tìm cách mua lại giấy phép hợp pháp.
Sáng 20/3, Báo Công Thương tổ chức toạ đàm Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm

Sáng 20/3, Báo Công Thương tổ chức toạ đàm Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm

Hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025, Báo Công Thương tổ chức toạ đàm Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm vào 10h ngày 20/3/2025.
Mobile VerionPhiên bản di động