Thứ tư 18/12/2024 18:51

Phú Yên: Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh

Những năm qua, Chương trình khuyến công địa phương của Phú Yên đã hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất nông, thuỷ sản – vốn là sản phẩm thế mạnh của tỉnh phát triển.

Hiện nay, nông - thủy sản phổ biến trên địa bàn tỉnh Phú Yên là hạt sen, hạt macca, cam, khóm (dứa), hải sản hầu hết được nuôi trồng theo các tiêu chuẩn chất lượng hiện hành. Tuy nhiên, các sản phẩm chế biến từ những nông sản này còn đơn giản, chưa đa dạng như: Đông lạnh, sấy khô, hoặc bán thô … nên giá thành thấp, thời gian bảo quản chưa dài.

Từ thực tế trên, nhằm góp phần mở rộng quy mô sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm phong phú, chất lượng tốt đạt tiêu chuẩn cao, giúp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, nâng cao uy tín đối với khách hàng và mang lại hiệu quả kinh tế, Trung tâm Khuyến công, Xúc tiến thương mại và Tiết kiệm năng lượng Phú Yên (Trung tâm) đã xây dựng đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến trong chế biến các sản phẩm từ nông - thủy sản”. Đối tượng thụ hưởng là những hộ kinh doanh trên địa bàn như: Hộ kinh doanh hải sản Sông Cầu; Hộ kinh doanh Thi Nga; Hộ kinh doanh Phạm Thị Bích Thủy. Đề án có tổng kinh phí thực hiện 899.780.000 đồng, trong đó kinh phí khuyến công địa phương năm 2024 hỗ trợ 286.000.000 đồng; kinh phí đối ứng 613.780.000 đồng.

Công nhân tại xưởng sản xuất của Hộ kinh doanh hải sản Sông Cầu (thị xã Sông Cầu) vận hành tủ ủ chả cá. Ảnh: Hoàng Dương

Theo ông Nguyễn Trần Hiếu - Chủ hộ Hộ kinh doanh hải sản Sông Cầu (thị xã Sông Cầu), trước đây sản xuất theo quy trình cũ, máy móc đơn sơ, công suất khoảng 40 tấn sản phẩm/năm, có 6 lao động tham gia sản xuất, chất lượng không đồng đều, sản phẩm không đa đạng, năng suất thấp không đáp ứng các đơn hàng lớn.

Nhưng từ khi ứng dụng “Máy trộn ngang gia vị; tủ ủ chả cá; máy chiên chả cá băng tải; máy ép tạo hình chả tự động” vào trong sản xuất, đã giúp nâng công suất lên khoảng 100 tấn sản phẩm/năm, số lượng lao động giảm còn 4 lao động, tiết kiệm được 1 phần chi phí thuê nhân công, chất lượng đồng đều, nâng cao thời gian bảo quản sản phẩm, tăng khả năng đáp ứng đơn hàng lớn.

Đặc biệt, đối với Hộ kinh doanh Thi Nga là cơ sở công nghiệp nông thôn nằm trên địa bàn huyện Sông Hinh - địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Sau khi nhận được nguồn kinh phí khuyến công địa phương năm 2024 hỗ trợ, hộ kinh doanh đã mạnh dạn đầu tư “Máy sấy thực phẩm” vào trong chế biến sản phẩm từ hạt Macca.

Bà Bế Thị Nga - Chủ hộ kinh doanh Thi Nga - cho hay, việc ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào trong sản xuất đã giúp hộ kinh doanh nâng cao công suất sản xuất lên khoảng 100 tấn sản phẩm/năm, chất lượng đồng đều, nâng cao thời gian bảo quản sản phẩm, năng suất cao đáp ứng được nhiều đơn hàng lớn hơn, có nhiều lợi thế hơn trong việc cạnh tranh với đối thủ khác.

Cùng với đó, là Hộ kinh doanh Phạm Thị Bích Thủy (thị xã Đông Hòa) đã đầu tư ứng dụng “Máy chiên/chần/luộc; máy chiên chân không; máy nén khí; máy ly tâm” vào trong chế biến sản phẩm từ sen. Thiết bị tiên tiến này giúp hộ kinh doanh đạt công suất trung bình 150 tấn sản phẩm/năm, sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mang mùi vị đặc trưng riêng.

Nhìn nhận về hiệu quả của đề án, ông Lê Thanh Khanh - Giám đốc Trung tâm Khuyến công, Xúc tiến thương mại và Tiết kiệm năng lượng Phú Yên- chia sẻ, sau khi Đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến trong chế biến sản phẩm từ nông - thủy sản” đi vào hoạt động đã góp phần đa dạng sản phẩm cho các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn thị xã Sông Cầu, huyện Sông Hinh và thị xã Đông Hòa. Từ đó quảng bá thương hiệu và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, góp phần phát triển kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi, nâng cao thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu ngân sách cho địa phương.

Năm 2024, tổng kinh phí khuyến công địa phương là 810 triệu đồng, Sở Công Thương Phú Yên đã phê duyệt kế hoạch sử dụng kinh phí sự nghiệp khuyến công năm 2024 (Đợt 1 và đợt 2), kinh phí phê duyệt là 684 triệu đồng. Đến nay, đã triển khai hoàn thành đạt 84,8% so kế hoạch đã phê duyệt. Trung tâm phấn đấu hoàn thành kế hoạch khuyến công năm 2024 được giao từ đầu năm.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Khuyến công địa phương

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Doanh nghiệp công nghiệp vào ‘guồng’ sản xuất, tích cực ‘đón sóng’ cuối năm

Phát triển bền vững: Doanh nghiệp da giày đối mặt 5 thách thức lớn

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không

Địa phương, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố hoá chất trong mọi tình huống

Đà Nẵng: Thành lập Cụm công nghiệp Hòa Liên rộng hơn 58,53 ha

Đề xuất kéo dài ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô: Tạo lực đẩy cho ngành ô tô tăng trưởng

Đà Nẵng: Tổng kết chương trình hỗ trợ tư vấn phát triển nhà máy thông minh năm 2024

Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam có thể làm chủ công nghệ khó

Gia Lai kiến nghị gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Ngành Công Thương nỗ lực hiện thực hoá chủ trương của Đảng về khoa học công nghệ

Ứng dụng công nghệ - 'Chìa khoá' giúp ngành dệt may chinh phục mục tiêu 47-48 tỷ USD

Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 8,9% so với cùng kỳ

Bộ Công Thương thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp dệt may, da giày

Tích cực thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học

Doanh nghiệp dệt may chủ động đáp ứng kế hoạch kinh tế tuần hoàn

Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

11 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,8%

Triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2025

PMI tháng 11 đạt 50,8 điểm, ngành sản xuất Việt Nam cải thiện tháng thứ 2 liên tiếp