Phó Thủ tướng yêu cầu ngành Bảo hiểm xã hội tập trung triển khai 8 nhóm giải pháp trọng tâm

Tại Hội nghị toàn quốc về BHXH diễn ra ngày 17/1, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bảo hiểm xã hội Việt Nam tập trung triển khai 8 nhóm giải pháp trọng tâm.
Ngành bảo hiểm xã hội: Nâng mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đến năm 2030

Ngày 17/1/2024, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2024. Đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam - ông Nguyễn Thế Mạnh nhấn mạnh, năm 2023 đi qua với biết bao khó khăn, thách thức, nhưng cũng là năm để lại nhiều dấu ấn quan trọng đối với ngành BHXH Việt Nam. Dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền các cấp, toàn ngành đã đặt quyết tâm cao, nỗ lực vượt khó, triển khai đồng bộ, linh hoạt các giải pháp.

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành Bảo hiểm xã hội tập trung triển khai 8 nhóm giải pháp trọng tâm
Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế năm 2024. Ảnh: BHXH Việt Nam

Trong đó, ngành BHXH đã tích cực, chủ động phối hợp với các Bộ, ngành trong việc xây dựng, sửa đổi các dự luật quan trọng liên quan đến việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); huy động sự vào cuộc mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền địa phương; quyết liệt trong chỉ đạo điều hành và triển khai thực hiện ở tất cả các mặt công tác… hoàn thành và hoàn thành vượt các chỉ tiêu trọng yếu trên lĩnh vực an sinh xã hội.

Báo cáo của BHXH Việt Nam cho thấy, cả nước có khoảng 18,26 triệu người tham gia BHXH, đạt 39,25% lực lượng lao động trong độ tuổi, trong đó khoảng 1,83 triệu người tham gia BHXH tự nguyện, đạt 3,92% lực lượng lao động trong độ tuổi (vượt 1,42% mục tiêu đến năm 2025 tại Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương); 14,7 triệu người tham gia BHTN, đạt gần 31,6% lực lượng lao động trong độ tuổi. Đặc biệt, có trên 93,3 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ 93,35% dân số (vượt 0,15% so với Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ) và là chỉ tiêu kinh tế - xã hội vượt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 68/2022/QH15 của Quốc hội, tiệm cận mục tiêu BHYT toàn dân.

Công tác quản lý tài chính, quản lý quỹ được thực hiện đúng quy định, công khai, minh bạch, đảm bảo nguyên tắc an toàn, bền vững, hiệu quả; giải quyết, chi trả chế độ, chính sách luôn đảm bảo đầy đủ, kịp thời tới từng người tham gia, thụ hưởng với chất lượng phục vụ ngày càng cao. Cụ thể, năm 2023, toàn ngành BHXH Việt Nam đã giải quyết gần 95,7 nghìn người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng; hơn 8,8 triệu lượt người hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe; hơn 174,8 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT (tăng trên 23,4 triệu lượt khám chữa bệnh so với năm 2022); phối hợp với ngành Lao động, Thương binh và Xã hội giải quyết hơn 1 triệu người hưởng các chế độ BHTN.

Tổng số chi các quỹ BHXH, BHYT, BHTN lên đến trên 439,27 nghìn tỷ đồng.

Công tác truyền thông, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT được coi trọng, đổi mới theo hướng hiện đại, đa dạng, linh hoạt, phù hợp: Ngành BHXH Việt Nam đã triển khai đồng bộ “từ sớm, từ xa”, kết hợp truyền thông trực tiếp và truyền thông qua mạng xã hội, truyền thông nhóm nhỏ, qua các ứng dụng số… nhằm mang lại hiệu quả cao để “dân biết, dân hiểu, dân tin và tham gia BHXH, BHYT”, góp phần tạo sự đồng thuận, nâng cao hiệu quả trong việc thực thi chính sách BHXH, BHYT.

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành Bảo hiểm xã hội tập trung triển khai 8 nhóm giải pháp trọng tâm
Ông Nguyễn Thế Mạnh - Tổng giám đốc BHXH Việt Nam phát biểu tại hội nghị. Ảnh: BHXH Việt Nam

Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác chuyển đổi số và triển khai quyết liệt, có hiệu quả Đề án 06 tạo đột phá trong quản lý; thường xuyên rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính (TTHC) nhằm tạo thuận lợi tối đa phục vụ người dân, doanh nghiệp, được người dân, xã hội đánh giá cao. Cụ thể: Người dân, doanh nghiệp có thể tương tác, giao dịch trực tuyến với cơ quan BHXH 24/7 với 100% thủ tục được cung cấp trực tuyến ở cấp độ 4: Bộ TTHC được cắt giảm từ 114 thủ tục (năm 2015) chỉ còn 25 thủ tục. Đặc biệt, đến nay 100% cơ sở khám chữa bệnh BHYT (12.851 cơ sở) trên toàn quốc triển khai khám chữa bệnh BHYT bằng CCCD, vừa rút ngắn thời gian, thủ tục KCB, nâng cao chất lượng phục vụ, vừa giúp quản lý, sử dụng hiệu quả quỹ BHYT.

Ngoài ra, ngành BHXH Việt Nam đã chủ động, tích cực phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, làm giàu cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về Bảo hiểm: đã xác thực hơn 95 triệu thông tin nhân khẩu trong CSDL do BHXH Việt Nam quản lý với CSDL quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 86,6 triệu người đang tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Đây là cơ sở, nền tảng quan trọng để liên thông, chia sẻ, phục vụ quản lý của ngành và cải cách TTHC.

Bên cạnh đó, triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp, nhờ đó số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN giảm sâu nhất từ trước đến nay. Trong đó, ngành đã chủ trì và phối hợp thực hiện thanh tra, kiểm tra tại hơn 22 nghìn đơn vị với tổng số tiền chậm đóng các đơn vị đã khắc phục là trên 2.023 tỷ đồng. Năm 2023, số tiền chậm đóng chỉ chiếm 2,69% số phải thu – đây là tỷ lệ số tiền chậm đóng trên số phải thu thấp nhất từ năm 2016 trở lại đây (năm 2016 là 6%). Những chuyển biến tích cực trong công tác thu hồi số tiền chậm đóng đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật của người sử dụng lao động trong thực hiện chính sách.

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành Bảo hiểm xã hội tập trung triển khai 8 nhóm giải pháp trọng tâm
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu ngành BHXH Việt Nam cần tập trung triển khai 8 nhóm giải pháp trọng tâm. Ảnh: BHXH Việt Nam

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái biểu dương tập thể công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành BHXH Việt Nam đã đoàn kết, cố gắng, nỗ lực, quyết tâm vượt qua những khó khăn, thách thức để đạt được những thành tích đáng ghi nhận nêu trên, góp phần ổn định, phát triển kinh tế - xã hội đất nước, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân.

Dự báo trong năm 2024, nền kinh tế - xã hội sẽ còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Để tiếp tục hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024, với phương châm hành động của toàn ngành "Đoàn kết, kỷ cương, linh hoạt, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiệu quả, đổi mới, phát triển, lập thành tích xuất sắc hướng tới kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập BHXH Việt Nam", Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu ngành BHXH Việt Nam cần tập trung triển khai 8 nhóm giải pháp trọng tâm sau:

Một là, bám sát chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các mục tiêu, kế hoạch trong Chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2030 theo Quyết định số 38/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ, kịp thời cụ thể hóa thành các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để triển khai trong toàn ngành.

Hai là, nắm bắt, đánh giá các vướng mắc trong thực tiễn triển khai, từ đó, phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật cho phù hợp.

Ba là, đổi mới hơn nữa nội dung, hình thức, phương pháp truyền thông để người dân có thể tiếp cận tốt nhất mọi thông tin về BHXH, BHYT, BHTN.

Bốn là, triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển người tham gia; đôn đốc thu, giảm tiền chậm đóng; giải quyết, chi trả kịp thời, đầy đủ các quyền lợi về BHXH, BHYT, BHTN; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất; kịp thời xử lý các hành vi vi phạm.

Năm là, khai thác, phát huy tối đa hiệu quả công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu của Ngành để kiểm tra, phòng ngừa gian lận, trục lợi quỹ; thực hiện đồng bộ các biện pháp để quản lý quỹ an toàn, tăng trưởng bền vững, hiệu quả.

Sáu là, tiếp tục rà soát, đơn giản hóa các TTHC; mở rộng các hình thức cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Đẩy nhanh chuyển đổi số; hoàn thiện và kết nối hệ thống dữ liệu chuyên ngành về BHXH, BHYT; cơ sở dữ liệu Quốc gia về bảo hiểm; ...

Bảy là, quản lý cơ chế tài chính các quỹ đảm bảo đúng quy định an toàn, bền vững và hiệu quả.

Tám là, tiếp tục kiện toàn, tinh gọn tổ chức bộ máy; nâng cao chất lượng đội ngũ; phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu.

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành Bảo hiểm xã hội tập trung triển khai 8 nhóm giải pháp trọng tâm
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho 2 cá nhân thuộc BHXH Việt Nam, gồm: Ông Đỗ Ngọc Thọ, Trưởng ban Thực hiện chính sách BHXH và bà Nguyễn Thu Hương, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh tra - Kiểm tra đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2017 - 2021, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” cho ông Nguyễn Thế Mạnh, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, đã có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước. Ảnh: BHXH Việt Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chỉ đạo: Các Bộ, ngành có liên quan sớm hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, về khám bệnh, chữa bệnh, lao động... liên thông, chia sẻ với cơ quan BHXH, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong việc thực hiện giao dịch điện tử; tăng cường tính chính xác, công khai, minh bạch, hạn chế tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH, BHTN. UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp phối hợp chặt chẽ với ngành BHXH trong việc triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn.
Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm xã hội

Tin cùng chuyên mục

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thủ tướng: Đà Nẵng

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Xem thêm