PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, chống lãng phí ngoài việc thông suốt nguồn lực, cần phải bảo đảm một cơ chế thông thoáng trong công tác quản lý...
Bộ Công Thương: Nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng Chính phủ số Chuyên gia, khách mời 'hiến kế' nhiều giải pháp chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Sáng 23/12 tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức diễn đàn "Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển".

Tại phiên thảo luận của diễn đàn với chủ đề: "Ngành Công Thương chống lãng phí và khơi thông nguồn lực phát triển để đột phá trong kỷ nguyên mới", các đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến góp ý, đề xuất tập trung vào các vấn đề nhận diện lãng phí (thể chế, thủ tục hành chính, nguồn vốn, nhân lực…); chia sẻ kinh nghiệm thực tế, trong nước, quốc tế về công tác phòng chống lãng phí; đề xuất giải pháp chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.

Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển. Ảnh: Cấn Dũng
Diễn đàn "Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển" - Ảnh: Cấn Dũng

Trao đổi tại diễn đàn, các đại biểu cho rằng, công tác phòng chống lãng phí có nhiều nguyên nhân và cũng được chỉ ra. "Tuy nhiên, các chuyên gia có khuyến nghị về thể chế, cũng như công tác cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống lãng phí như Tổng Bí thư đã chỉ đạo?", đại diện Sở Công Thương Hà Nội nêu câu hỏi tới chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên - người có nhiều nghiên cứu về kinh tế.

Về vấn đề này, PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, trong quá trình phát triển nền kinh tế, một yếu tố cực kỳ quan trọng là việc thông suốt các nguồn lực và điều kiện cần thiết để đảm bảo tiến độ công việc.

"Cần phải xác định rõ rằng, nền tảng để giảm thiểu lãng phí chính là việc duy trì sự thông suốt của các nguồn lực. Điều này thể hiện rõ trong phát biểu của tôi về kinh tế thị trường và công tác quản lý", ông Thiên nhấn mạnh.

Theo đó, nền kinh tế thị trường phải thông suốt, với các yếu tố then chốt, cụ thể:

Thứ nhất, thông suốt nguồn lực, bao gồm hàng hóa, tiền bạc và lao động. Nếu các yếu tố này không được thông suốt, thì hiệu quả kinh tế sẽ không đạt được. Cụ thể, phải đảm bảo hạ tầng giao thông và thị trường tài chính vận hành thông suốt. Đây là vấn đề căn bản mà các nhà quản lý cần phải chú trọng, vì nếu không giải quyết triệt để vấn đề này, nền kinh tế sẽ tiếp tục gặp phải tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng.

Chính phủ đã có những chuyển biến đáng kể trong việc xây dựng và phát triển hạ tầng kết nối, không chỉ ở các cấp quốc gia mà còn liên kết với khu vực và quốc tế. Việc xây dựng các cao tốc kết nối với các nước lân cận và nâng cao chất lượng logistics sẽ giúp nền kinh tế thông suốt hơn, mang lại những lợi ích lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế.

chuyên gia kinh tế PGS.TS Trần Đình Thiê
PGS.TS Trần Đình Thiên - Chuyên gia kinh tế trao đổi tại diễn đàn - Ảnh: Cấn Dũng

Tuy nhiên, ngoài việc thông suốt nguồn lực, còn cần phải bảo đảm một cơ chế thông thoáng trong công tác quản lý. Cơ chế này cần phải có khả năng gỡ bỏ những ách tắc, cải thiện quy trình và thủ tục hành chính.

"Đặc biệt, hiện nay bộ máy công chức vẫn còn nặng nề, chưa thực sự linh hoạt, dẫn đến tình trạng quá tải công việc và thiếu hiệu quả. Nếu không thay đổi, bộ máy và cơ chế này sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu công việc, kéo dài tình trạng tắc nghẽn và gây lãng phí nguồn lực", vị chuyên gia khẳng định.

Theo đó, cùng với việc cải cách bộ máy, một yếu tố quan trọng không kém là việc quyết định lựa chọn con người và sắp xếp bộ máy quản lý. Việc này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả công việc mà còn đảm bảo trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý. Các quyết định phải được đưa ra một cách rõ ràng, minh bạch và có tính toán kỹ lưỡng, không chỉ đáp ứng yêu cầu trước mắt mà còn phù hợp với chiến lược phát triển lâu dài.

Thực tế cho thấy, một hệ thống quản lý hiệu quả phải có các tiêu chuẩn và tiêu chí rõ ràng. Nếu không, mọi công việc sẽ bị trì hoãn, gây khó khăn trong việc triển khai. Các tiêu chuẩn và tiêu chí phải được xây dựng một cách minh bạch và công khai, giúp mọi công việc được thực hiện đúng hướng và đạt hiệu quả cao. Đây là một trong những yếu tố cốt lõi trong công tác quản lý.

Thứ ba, cần phải chú trọng cơ chế phân bổ nguồn lực. Việc chuyển sang cơ chế thị trường nhanh chóng và hiệu quả rất quan trọng.

"Chúng ta không thể tiếp tục duy trì cơ chế "xin - cho" lâu dài, mà cần phải áp dụng các cơ chế công khai, minh bạch, bảo đảm sự công bằng trong phân bổ nguồn lực. Cơ chế này phải dựa trên các tiêu chuẩn rõ ràng, có tính cạnh tranh và phù hợp với thực tế", chuyên gia nói và khẳng định: "Cạnh tranh công bằng và bình đẳng là yếu tố quyết định trong việc đảm bảo sự phát triển của nền kinh tế. Nếu không bảo vệ được các nguyên tắc này, nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng bế tắc, không thể phát triển bền vững".

Cuối cùng, một yếu tố quan trọng trong việc cải cách công tác quản lý là sự minh bạch. Khi công việc và các quyết định được minh bạch, rõ ràng, chúng ta sẽ không gặp phải sự bế tắc, trì hoãn. Trách nhiệm cá nhân và quyền lực của các cơ quan chức năng cũng cần phải được nâng cao, giúp công việc triển khai nhanh chóng và hiệu quả hơn.

"Nền tảng của mọi công tác quản lý là hệ thống tiêu chuẩn và quy trình. Chúng ta cần có một cách tiếp cận mới mẻ, đột phá để có thể tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ trong công tác quản lý. Chúng ta phải từ bỏ các phương thức cũ, áp dụng các phương pháp mới, nâng cao năng lực thực thi công việc. Nếu làm được như vậy, chúng ta sẽ không chỉ cải thiện được hiệu quả công việc mà còn tạo ra những giá trị lớn cho nền kinh tế", PGS.TS Trần Đình Thiên khẳng định.

Nguyên Thảo - Minh Trang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: chống lãng phí

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đổi mới xây dựng thể chế, tạo đột phá của đột phá để ngành Công Thương vươn mình

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đổi mới xây dựng thể chế, tạo đột phá của đột phá để ngành Công Thương vươn mình

Năm 2025, ngành Công Thương tập trung đổi mới, ưu tiên xây dựng thể chế; xác định đây là nhiệm vụ 'đột phá của đột phá' thúc đấy công nghiệp, thương mại.
Bộ Ngoại giao: Bộ Công Thương duy trì xuất khẩu kỷ lục, đóng góp rất lớn vào tăng trưởng GDP cả nước

Bộ Ngoại giao: Bộ Công Thương duy trì xuất khẩu kỷ lục, đóng góp rất lớn vào tăng trưởng GDP cả nước

Theo Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, năm qua đối với Trung Quốc, Bộ Công Thương đã tích cực tháo gỡ khó khăn, đảm bảo thông suốt hoạt động xuất khẩu.
Ngành Công Thương về đích năm 2024: Hàng loạt thành tích ấn tượng

Ngành Công Thương về đích năm 2024: Hàng loạt thành tích ấn tượng

Sản xuất công nghiệp và xuất nhập khẩu về đích vượt mục tiêu đặt ra, ngành Công Thương đột phá trong triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Ảnh: Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ảnh: Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 23/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Với quyết tâm cải cách, Bộ Công Thương đã chủ động cắt giảm hơn 3.400 quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp.
Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Chống lãng phí, tiết kiệm góp phần tăng sức mạnh quốc gia

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Chống lãng phí, tiết kiệm góp phần tăng sức mạnh quốc gia

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, chống lãng phí, tiết kiệm chính là góp phần vào tăng sức mạnh quốc gia.
Ngành Công Thương chủ động nhận diện điểm nghẽn, hoàn thiện thể chế, tạo đột phá trong chống lãng phí

Ngành Công Thương chủ động nhận diện điểm nghẽn, hoàn thiện thể chế, tạo đột phá trong chống lãng phí

Năm 2024, ngành Công Thương đã hoàn thiện chính sách; tổ chức thi hành các Luật tháo gỡ khó khăn góp phần chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.
Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương xác định phải tiếp tục đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.
Chuyên gia, khách mời

Chuyên gia, khách mời 'hiến kế' nhiều giải pháp chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển' diễn ra sáng 23/12 tại Hà Nội với sự tham gia của nhiều chuyên gia, đại biểu.
10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

Trên cơ sở bình chọn của các đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan báo chí ngành Công Thương ngày 23/12/2024 Bộ Công Thương công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương.
Đại tá Nguyễn Hữu Sơn chỉ ra 4 giải pháp để phòng, chống lãng phí nguồn lực

Đại tá Nguyễn Hữu Sơn chỉ ra 4 giải pháp để phòng, chống lãng phí nguồn lực

Theo Đại tá Nguyễn Hữu Sơn, cần nâng cao trách nhiệm từng cá nhân; xóa bỏ cơ chế “xin - cho” trong phân bổ và sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, tiết kiệm, chống lãng phí trong ngành Công Thương sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế.
Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Sáng 23/12 tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.
Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Nhằm chống lãng phí, khơi thông nguồn lực cho phát triển, Sở Công Thương Sơn La đã đưa ra 5 giải pháp nhằm thực thi hiệu quả.
Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Chống lãng phí là một “cuộc chiến” gian nan, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Gỡ

Gỡ 'nút thắt' trong xây dựng thể chế, pháp luật ngành Công Thương để bước vào kỷ nguyên vươn mình

Luật Dầu khí, Luật Điện lực sửa đổi do Bộ Công Thương xây dựng góp phần khắc phục điểm nghẽn trong thực tiễn nhằm chống lãng phí nguồn lực.
Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển thương mại nội địa

Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển thương mại nội địa

Đẩy mạnh phòng chống lãng phí, tháo gỡ điểm nghẽn cơ chế, chính sách, khơi thông các nguồn lực sẽ tạo sự phát triển đột phá lĩnh vực thương mại nội địa.
Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Những năm qua, Bộ Công Thương đã chủ động, quyết liệt triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bằng nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả.
Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương luôn chú trọng triển khai giải pháp khơi thông thị trường ngoài nước nhằm chống lãng phí nguồn lực, nâng cao kết quả xuất nhập khẩu.
Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hiện thực hóa hiệu quả 4 quy hoạch ngành quốc gia sẽ góp phần chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển đất nước.
Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển: Mệnh lệnh của cuộc sống

Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển: Mệnh lệnh của cuộc sống

Bộ Công Thương là một trong các cơ quan cấp bộ, ngành đầu tiên tổ chức Diễn đàn chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.
Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18/NQ-TW

Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18/NQ-TW

Sáng 12/12, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương đã tổ chức hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18/NQ-TW. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị.
Doanh nghiệp - động lực trong kỷ nguyên vươn mình

Doanh nghiệp - động lực trong kỷ nguyên vươn mình

Động lực hàng đầu cho sự phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới là khơi dậy sự hứng khởi và niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, khơi mở cơ hội đầu tư.
Đánh thức

Đánh thức 'giấc mơ ngủ đông' điện hạt nhân - Bài 3: Tái khởi động để đất nước vươn mình

Quyết định tái khởi động điện hạt nhân là bằng chứng mạnh mẽ cho quyết tâm lớn của Đảng và Nhà nước để tạo những tiền đề cần thiết cho kỷ nguyên mới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động