Thứ ba 24/12/2024 01:08

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Về dự án điện hạt nhân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị Bộ Công Thương sớm tham mưu Chính phủ điều chỉnh đồng bộ quy hoạch tổng thể quốc gia.

Nhiều con số báo cáo tích cực

Chiều ngày 23/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025. Tại hội nghị, ông Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đã báo cáo về tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của tỉnh.

Ông Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đề xuất phương án tái khởi động dự án điện hạt nhân. Ảnh: Cấn Dũng.

Theo ông Trịnh Minh Hoàng, năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; cạnh tranh thương mại gay gắt; giá xăng dầu, hàng hóa cơ bản, cước vận tải biến động mạnh; kinh tế, thương mại phục hồi chậm, thiếu vững chắc; trong nước thiên tai gây hậu quả nặng nề tại nhiều địa phương phía Bắc; nhưng đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành quả rất quan trọng, khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật, vị thế, uy tín tăng cao; kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu đề ra.

Đối với tỉnh Ninh Thuận, là địa phương có điều kiện khí hậu, tự nhiên tương đối khắc nghiệt, thường xuyên chịu tác động, ảnh hưởng của hạn hán; lượng mưa trung bình năm thấp nhất cả nước, có bão; khí hậu khô nóng, gió nhiều; tốc độ gió trung bình cao, thổi đều quanh năm; tổng lượng nhiệt và giờ nắng bình quân cao.

"Đây là những bất lợi với nhiều ngành sản xuất như nông nghiệp truyền thống, kinh doanh dịch vụ, thương mại, nhưng là tiềm năng lớn để phát triển năng lượng tái tạo", ông Trịnh Minh Hoàng lưu ý.

Đặc biệt, triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, tỉnh Ninh Thuận đã bám sát tình hình thực tiễn, tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt 3 khâu đột phá và 6 ngành, lĩnh vực trọng tâm ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, trong đó có năng lượng và công nghiệp chế biến, chế tạo.

Về kết quả đạt được, ông Trịnh Minh Hoàng thông tin rằng được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ và hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương và sự nỗ lực của hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn tỉnh; năm 2024, tình hình kinh tế xã hội tỉnh được giữ ổn định.

Cụ thể, chỉ số tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP tăng 8,74%; xếp thứ 4/14 tỉnh, thành phố khu vực; 16/63 tỉnh, thành phố toàn quốc. Lĩnh vực công nghiệp đóng góp 3,23% GRDP tỉnh; cơ cấu công nghiệp xây dựng chiếm 41,7%.

GRDP bình quân đầu người đạt gần 100 triệu đồng/người, tổng mức bán lẻ hàng hóa, thu ngân sách tăng so với năm 2023; xuất khẩu ước đạt 113 triệu USD. Tính đến năm 2024, đã đưa vào vận hành thương mại 57 dự án/3.750MW điện năng lượng tái tạo; với sản lượng khoảng 8,5 tỷ kWh; lĩnh vực năng lượng tái tạo ước chiếm 23% GRDP và đóng góp 24% tổng thu ngân sách tỉnh.

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận được Chính phủ và Bộ Công Thương tạo nhiều điều kiện, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn. Tuy nhiên, ngành công thương Ninh Thuận vẫn còn một số khó khăn như các dự án năng lượng, năng lượng tái tạo có trong quy hoạch điện VIII chưa được triển khai; hoạt động xuất khẩu còn khó khăn; xuất khẩu thủy sản và nông sản giảm sâu.

Kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Trịnh Minh Hoàng cũng báo cáo về việc tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm. UBND tỉnh Ninh Thuận sẽ tập trung triển khai thực hiện hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm trong chuyến thăm, làm việc tại tỉnh Ninh Thuận trong ngày 4-5/12/2024 vừa qua (Thông báo số 113-TB/VPTW ngày 13/12/2024 của Văn phòng Trung ương Đảng); trọng tâm đối với lĩnh vực Công Thương.

Cụ thể, xây dựng, phát triển Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng sạch, năng lượng tái tạo của cả nước; trung tâm dịch vụ công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng; phát triển tổ hợp công nghiệp chế tạo xanh, công nghiệp phụ trợ, trung tâm công nghiệp xanh - NetZero. Tăng cường phát triển công nghiệp chế biến, nhất là lĩnh vực nông sản và thuỷ sản. Tập trung xây dựng các khu công nghiệp hiện đại; liên kết chuỗi cung ứng; ứng dụng công nghệ số.

Chuẩn bị tốt các điều kiện để khởi động lại Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận theo chủ trương của Trung ương, Quốc hội, nhất là chú trọng công tác tuyên truyền, quán triệt, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện.

Đồng thời, tập trung triển khai thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 đạt kết quả cao nhất.

Tại hội nghị tổng kết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trịnh Minh Hoàng kiến nghị Bộ Công Thương một số nội dung. Liên quan về phát triển năng lượng tái tạo, đề nghị bộ tiếp tục quan tâm hướng dẫn, hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc dự án năng lượng tái tạo.

Cùng với đó, Bộ Công Thương cần sớm ban hành theo thẩm quyền hoặc tham mưu cơ quan thẩm quyền ban hành các quy định pháp luật về phát triển năng lượng tái tạo đảm bảo đầy đủ, đồng bộ về quy định, hướng dẫn việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án. Cơ chế, chính sách giá mua điện các loại hình năng lượng tái tạo đảm bảo hấp dẫn nhà đầu tư. Rút ngắn thủ tục hành chính trong lĩnh vực triển khai đầu tư dự án chuyên ngành điện. Chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng truyền tải..,

Về việc thúc đẩy tiến độ dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị Bộ Công Thương sớm tham mưu Chính phủ điều chỉnh đồng bộ Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch điện VIII, các Quy hoạch ngành quốc gia về phát triển điện hạt nhân; hoàn thiện hệ thống pháp luật về điện hạt nhân.

Đồng thời, xác định cụ thể lộ trình triển khai các Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận để tỉnh có cơ sở điều chỉnh quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng vùng phát triển điện hạt nhân.

Trần Đình
Bài viết cùng chủ đề: Điện hạt nhân

Tin cùng chuyên mục

Đồng Tháp: 3 địa phương không chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2025

Cần Thơ: Dự kiến hỗ trợ hơn 5 tỷ đồng cho 114 cán bộ dôi dư do tinh gọn

Đồng Tháp thu hút đầu tư 66 dự án, tổng vốn hơn 12.000 tỷ đồng

Hiệu quả vận hành hồ Thủy điện A Vương trong mùa mưa lũ năm 2024

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh