Thứ ba 26/11/2024 10:11

Phát triển thị trường tín chỉ carbon - Doanh nghiệp bắt đầu từ đâu?

Dự kiến Việt Nam sẽ tạo ra khoảng 10,8 triệu tín chỉ carbon tự nguyện mỗi năm, nhu cầu về cơ chế trao đổi, mua bán tín chỉ này đang ngày càng tăng.

Đây là những thông tin được đưa ra tại hội thảo “Tín chỉ carbon - Doanh nghiệp bắt đầu từ đâu?”, do Trung tâm Khoa học và Hợp tác Net Zero Vietnam - Asia (VANZA) phối hợp với Công ty tư vấn Hà Nam Carbon, Viện nghiên cứu Vùng và đô thị (IRUS) và Hà Nam Fabrics tổ chức ngày 17/3.

Dự kiến có 10,8 tín chỉ carbon tự nguyện được tạo ra mỗi năm

Chia sẻ tại hội thảo, ông Hồ Quang Minh - Chủ tịch Trung tâm Khoa học và hợp tác Netzero Việt Nam - Asia -cho biết: VANZA thành lập nhằm mục đích tạo nên một diễn đàn hiệu quả cho cộng đồng doanh nghiệp hướng đến phát triển bền vững theo xu hướng Net Zero. Góp phần vào mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 mà Chính phủ đã cam kết. Do vậy, VANZA tổ chức hội thảo với mong muốn chia sẻ những thông tin quý giá từ các chuyên gia, ý tưởng sáng tạo và kinh nghiệm thực tiễn để cùng nhau đem lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp trong quá trình thực hành ESG, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn hướng tới Netzero như một xu hướng tất yếu.

Các diễn giả tham gia hội thảo

Theo các chuyên gia, dự kiến Việt Nam sẽ tạo ra khoảng 10,8 triệu tín chỉ carbon tự nguyện mỗi năm, nhu cầu về cơ chế trao đổi và mua bán tín chỉ này đang ngày càng tăng. Chính phủ đặt mục tiêu năm 2025 thí điểm vận hành thị trường trao đổi tín chỉ carbon và vận hành chính thức từ năm 2028; đến hết năm 2027, xây dựng xong quy định quản lý tín chỉ carbon, thí điểm triển khai trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon. Câu hỏi được đặt ra là các doanh nghiệp Việt Nam nên bắt đầu từ đâu để đi cùng nhịp với thị trường trong nước và quốc tế.

Bắt đầu từ đâu?

Bàn luận về chủ đề “Tín chỉ carbon - Doanh nghiệp bắt đầu từ đâu?”, Th.S Thái Trần - Giám đốc Công ty Tư vấn Hanam Carbon - chuyên gia đứng top 5 tư vấn CDM trên toàn thế giới -cho biết: Tham gia vào thị trường carbon là động lực phát triển, đổi mới công nghệ phát thải thấp, hướng đến nền kinh tế trung hòa carbon. Các doanh nghiệp, tổ chức và quốc gia tham gia vào thị trường carbon nhận được lợi ích hai chiều: thực hiện giảm lượng khí nhà kính, góp phần phát triển bền vững, đồng thời được công nhận bằng tín chỉ carbon, thúc đẩy nền kinh tế. Các doanh nghiệp cũng được hưởng lợi từ việc bán tín chỉ carbon và xây dựng hình ảnh thương hiệu trong mắt người tiêu dùng. Và việc tiếp cận nguồn tài chính xanh để hiện thực hóa thị trường chính là cơ hội mà các bên cần nắm bắt.

Th.S Thái Trần - Giám đốc Công ty Tư vấn Hanam Carbon - chuyên gia đứng top 5 tư vấn CDM trên toàn thế giới chia sẻ tại hội thảo

Mặc dù thị trường tín chỉ carbon được đánh giá là có tiềm năng nhưng vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề và thách thức. Cụ thể, các doanh nghiệp Việt Nam có thể phải chịu thêm nhiều tỷ đô la tiền thuế phát thải carbon khi xuất sang thị trường châu Âu do ảnh hưởng bởi cơ chế điều chỉnh biên giới carbon. Vì vậy Việt Nam cần đưa ra nhiều giải pháp để tháo gỡ những “nút thắt” trên, từ đó có thể tận dụng tối đa cơ hội phát triển từ thị trường này.

Về vấn đề này, ông Mã Thanh Danh - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Kido, Chủ tịch HĐQT Công ty Tư vấn quốc tế CIB -chia sẻ: Kinh tế tuần hoàn là xu hướng, hướng tới phát triển bền vững, doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện. “Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa không đủ nguồn lực thì nên bắt đầu từ đâu, bắt đầu như thế nào và làm thế nào để thành công? Theo tôi nên bắt đầu từ lãnh đạo, nhà lãnh đạo phải thay đổi quan điểm, dù doanh nghiệp nhỏ nhưng phải nghĩ đến môi trường, nghĩ về marketing, về trách nhiệm xã hội. Suy nghĩ về thu hút khách hàng có trách nhiệm, xây dựng văn hóa cùng nhau nghĩ về môi trường, tạo cho doanh nghiệp có bản sắc, chúng ta nên làm vì hiệu quả sẽ đến từ văn hóa doanh nghiệp”- ông Danh nêu quan điểm.

Cũng theo ông Danh, trong một sân chơi hướng về nền kinh tế tuần hoàn, về tín chỉ carbon, những doanh nghiệp khi cần sản phẩm của mình, trước đây họ thường đòi hỏi ISO, còn bây giờ họ sẽ cần tìm doanh nghiệp trong chuỗi liên kết thực hiện kinh tế tuần hoàn. “Đầu vào cũng phải kinh tế tuần hoàn, thì mới có thể thực hiện kinh tế tuần hoàn khép kín. Vòng tròn khép kín của kinh tế tuần hoàn sẽ giúp doanh nghiệp lớn, đặc biệt doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường EU”- ông Danh cho biết thêm.

Thúc đẩy thực hành ESG để nền kinh tế phát triển bền vững

Phát triển bền vững với công cụ ESG không còn là lựa chọn có hay không, mà là con đường bắt buộc phải tuân thủ để tồn tại và phát triển. ESG bền vững không phải là xu hướng nhất thời mà chính là mục tiêu cần thiết của các doanh nghiệp Việt.

Theo các diễn giả phân tích, thực hành ESG hay Netzero sẽ giúp doanh nghiệp có những lợi thế nhất định, thứ nhất là khả năng tiếp cận được những nguồn vốn với chi phí vốn thấp hơn so với doanh nghiệp bình thường. Hai là khoản đầu tư bỏ ra hôm nay thường được xem là chi phí sẽ chuyển thành doanh thu, lợi nhuận sau 5-10 năm. Ngược lại, nếu không đầu tư thì chưa tới 5 năm sau sẽ bị ảnh hưởng. Người tiêu dùng sẽ là động lực buộc doanh nghiệp phải thực hành các hành động phát triển bền vững.

Ông Trần Nguyễn Trọng Nguyên, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Tư vấn và Thương mại Kenzen cho rằng: Là một thành viên trong xã hội, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn là trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp. ESG đã ra đời cùng với bộ nguyên tắc đầu tư trách nhiệm (PRI) để thúc đẩy doanh nghiệp, tổ chức đầu tư phải quan tâm, thực hiện các hoạt động kinh doanh, đầu tư của mình một cách có trách nhiệm với xã hội. Thúc đẩy thực hiện ESG sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế, năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư, giảm rủi ro mà các tác động môi trường, xã hội, quản trị gây ra. Thúc đẩy thực hiện ESG là nhằm hướng tới đạt được mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), góp phần hiện thực hóa xã hội không carbon (NET ZERO).

ESG (môi trường - xã hội - quản trị) nổi lên như một công cụ để doanh nghiệp hướng đến bền vững và sau đó đạt được mục tiêu net zero. Doanh nghiệp Việt không thực hành tốt ESG hoặc không sớm triển khai thì 3-5 năm tới sẽ bỏ qua rất nhiều cơ hội. Doanh nghiệp thực hiện tốt ESG sẽ góp phần đạt được mục tiêu SDGs, qua đó cải thiện hình ảnh, nâng cao giá trị thương hiệu, thu hút đầu tư.

Thùy Dương
Bài viết cùng chủ đề: thị trường tín chỉ carbon

Tin cùng chuyên mục

Bảo hiểm Agribank nâng mức chi trả Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng: khách hàng luôn được bảo vệ tốt nhất

Thẻ tín dụng LPBank - 'Bí kíp' chi tiêu thông minh cuối năm

'Giấc mơ hồng' Bitcoin: Càng sát mốc kỷ lục 100.000 USD, nhà đầu tư càng nên cẩn trọng

VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Lộ trình nào phù hợp?

Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Đà Nẵng: Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net Zero

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Nhà băng 'tung' ưu đãi, ‘trợ lực’ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dịp cuối năm

Manulife được vinh danh vì những đóng góp tiêu biểu cho cộng đồng năm 2024