Thứ ba 29/04/2025 06:31

Phát triển thị trường thông qua chỉ dẫn địa lý: Đồng bộ giải pháp

Chỉ dẫn địa lý được nhận định là một trong những giải pháp hữu hiệu, nhằm bảo vệ thương hiệu và nâng cao giá trị cho hàng hóa trên thị trường, tuy nhiên cần phải có chế tài kiểm soát chặt chẽ quá trình quản lý chỉ dẫn địa lý và chất lượng sản phẩm. Đó là ý kiến chung tại Hội thảo “Phát triển thị trường và thương hiệu sản phẩm thông qua chỉ dẫn địa lý” do Bộ Công Thương phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức mới đây.
Sản phẩm nước mắm Phú Quốc được Liên minh châu Âu cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Thiếu thương hiệu làm giảm giá trị

Tại hội thảo, ông Nguyễn Doãn Toản - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhấn mạnh: Việt Nam rất giàu tiềm năng về nông sản, là một trong những nước dẫn đầu thế giới về sản xuất, xuất khẩu (XK) gạo, cà phê, hồ tiêu. Hầu như địa phương nào cũng có những đặc sản nổi tiếng gắn liền với các địa danh như: Nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Thanh Hà, chè Thái Nguyên… Trong những năm gần đây, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản đã đạt được những kết quả nhất định, đặc biệt từ khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Tuy vậy còn nhiều doanh nghiệp (DN), tổ chức và địa phương chưa quan tâm đến bảo hộ sở hữu trí tuệ cho nông sản và rất ít nhãn hiệu sản phẩm nông sản Việt Nam đạt được uy tín ở tầm quốc tế. Kết quả điều tra của các cơ quan chức năng cho thấy, tới 90% lượng nông sản Việt Nam XK dưới nhãn hiệu của nước ngoài, mới khoảng 50 chỉ dẫn địa lý và 140 nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể được đăng ký xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chỉ một số ít trong đó được đăng ký bảo hộ ở nước ngoài...

Cũng theo ông Toản, tồn tại trên có nguyên nhân từ nền sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, năng lực hiệu quả hoạt động của DN còn thấp, sự liên kết giữa chính quyền địa phương, người dân chưa chặt chẽ. Quan trọng hơn, chính quyền cơ sở và người nông dân chưa ý thức được tầm quan trọng của việc phát triển thị trường, xây dựng và đăng ký xác lập bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và nhãn hiệu nông sản.

Đồng tình với quan điểm này, ông Lưu Đức Thanh - Trưởng phòng chỉ dẫn địa lý - Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) - cho hay: Việc xây dựng và quản lý sử dụng chỉ dẫn địa lý hiện rất lỏng lẻo, bản thân DN chưa hiểu rõ về khái niệm này. Hơn nữa, hiện chưa có quy định cụ thể về quản lý chỉ dẫn địa lý khiến mỗi tỉnh, thành phố thực hiện một kiểu, thiếu thống nhất, thậm chí gây mẫu thuẫn giữa các địa phương.

Cần đồng bộ giải pháp

Theo ông Lưu Đức Thanh, cần có quy định cụ thể để kiểm soát quy trình xây dựng, quản lý chỉ dẫn địa lý với sản phẩm. Bên cạnh chế tài của nhà nước, các nhà sản xuất kinh doanh theo chỉ dẫn địa lý phải có tính cộng đồng, cùng bảo vệ danh tiếng của sản phẩm. Cần tăng cường áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời đưa thông tin về sản phẩm này tới người tiêu dùng rộng rãi hơn. Tuy nhiên, giải pháp quan trọng nhất là kiểm soát chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, để làm được điều này đòi hỏi sự vào cuộc từ các bộ, ngành nhằm tạo sức mạnh cũng như khả năng kiểm soát đồng bộ.

Các chuyên gia cho rằng, chỉ dẫn địa lý có tác dụng như của nhãn hiệu hàng hóa, ngoài việc tạo danh tiếng và nâng được giá của sản phẩm trên thị trường, còn giúp thu hút đầu tư và quảng bá du lịch. Việc sản phẩm nước mắm Phú Quốc được Liên minh châu Âu cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý là một minh chứng rõ rệt. Từ năm 2014 đến nay, sản lượng và giá bán nước mắm Phú Quốc vào thị trường này đều tăng cao.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa, cần nhân rộng mô hình này đối với các sản phẩm mang tính đặc trưng vùng miền. Làm tốt việc này sẽ nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam, đồng thời, hạn chế các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ, nạn sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa:

Nhóm hàng nông sản của Việt Nam thường bị ảnh hưởng bởi yếu tố an toàn thực phẩm, do đó việc tham gia chỉ dẫn địa lý, sản xuất theo quy trình chuẩn và kiểm tra, kiểm soát để có sản phẩm an toàn là hết sức cần thiết.

Việt Nga
Bài viết cùng chủ đề: Chỉ dẫn địa lý

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hà Nội thống nhất còn 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Tĩnh: Khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt

Thái Nguyên: Giám đốc Sở Công Thương livestream quảng bá đặc sản địa phương

Đà Nẵng rợp cờ đỏ sao vàng mừng ngày 30/4 lịch sử

Đại biểu tỉnh Thanh Hóa dâng hương tưởng niệm nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

Hàng loạt quán cà phê đỏ rực cờ Tổ quốc ở miền Tây

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy nhà tại Định Công

Đồng Nai kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4

Sau sắp xếp, tỉnh Hải Dương sẽ có 64 xã, phường

Lãnh đạo tỉnh Lai Châu dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ

Lào Cai đề nghị công nhận hai xã đạt nông thôn mới nâng cao

'Vùng đất lửa' Quảng Trị vươn mình thành 'thủ phủ điện gió' miền Trung

Chân dung tân Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng

Sóc Trăng phát triển vượt bậc sau 50 năm ngày giải phóng

Bắc Giang giảm tối thiểu 20% cán bộ: Đối tượng nào thuộc diện tinh giản?

Thanh Hóa: Hàng loạt địa phương thay đổi cách đặt tên xã, phường sau sắp xếp

Bà Rịa - Vũng Tàu tán thành chủ trương sáp nhập với TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chi tiết 30 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Đà Nẵng: Phát động Tháng an toàn lao động, Tháng Công nhân năm 2025