Phát huy tinh thần yêu nước của trí thức người Việt Nam ở nước ngoài

Để thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, Việt Nam luôn mong muốn có sự đóng góp của đội ngũ trí thức người Việt Nam ở nước ngoài.
Cần có chính sách đặc thù nhằm thu hút nguồn lực trí thức người Việt Nam ở nước ngoài Hội nghị quán triệt và triển khai Kết luận 12 và Nghị quyết 169 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài

Làm thế nào để thu hút được lực lượng trí thức người Việt Nam ở nước ngoài ? Những chia sẻ của GS.VS. TSKH Nguyễn Quốc Sỹ - Đại học Năng lượng quốc gia Moskva, Liên bang Nga, Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT với phóng viên Báo Công Thương mang tính đề xuất, gợi mở cho công tác xây dựng chính sách dân tộc, thu hút nguồn lực trí thức kiều bào Việt Nam ở nước ngoài đối với phát triển kinh tế đất nước.

Phát huy tinh thần yêu nước của trí thức người Việt Nam ở nước ngoài
GS.VS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ cho rằng cần có chính sách đặc thù cho đối tượng đặc thù

Theo ông, lực lượng trí thức kiều bào người Việt Nam ở nước ngoài thời gian qua đã có những đóng góp như thế nào cho sự phát triển của đất nước?

Để giải quyết bài toán nhân lực chất lượng cao cho đất nước, Nhà nước cần tận dụng tối đa mọi nguồn lực trong đó có nguồn lực là trí thức người Việt Nam ở nước ngoài.

Theo số liệu hiện nay, Việt Nam có hơn 5,3 triệu người tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 500.000 kiều bào có trình độ đại học trở lên, trong đó có những nước có nền tảng khoa học công nghệ tiên tiến như: Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Úc, Nhật Bản, Canada…

Đảng và Nhà nước Việt Nam đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc thu hút, tập hợp lực lượng trí thức kiều bào để tham gia giải quyết những nhiệm vụ kinh tế, xã hội của đất nước. Việt Nam đã xây dựng và ban hành một số nghị định quan trọng nhằm thu hút lực lượng này cho phát triển các dự án kinh tế - xã hội của đất nước.

Những năm qua chúng ta đã đạt được một số kết quả nhất định trong thu hút, đào tạo đội ngũ trí thức, trong đó có sự tham gia, đóng góp ý kiến của đội ngũ trí thức kiều bào trong xây dựng cơ chế, chính sách, phản biện các dự án kinh tế, xã hội và tham gia trực tiếp đầu tư cũng như tư vấn, phản biện một số dự án khoa học công nghệ trong nước như: Đường sắt tốc độ cao, dự án xây dựng sân bay Long Thành, dự án xây dựng cảng trung chuyển container, các dự án cung cấp điện năng, bảo vệ môi trường, chống ngập mặn cho vùng đồng bằng sông Cửu Long… những đóng góp này đã được ghi nhận và đánh giá một cách trân trọng.

Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách thu hút lực lượng trí thức kiều bào, tuy nhiên hiệu quả chưa thực sự như mong muốn, theo ông nguyên nhân do đâu?

Thực tế cho thấy việc thu hút, tập hợp và sử dụng hiệu quả lực lượng trí thức kiều bào không đơn giản và dễ dàng.

Thứ nhất, lực lượng trí thức kiều bào tuy đông nhưng phân bố tại khắp các quốc gia, châu lục và vùng lãnh thổ khác nhau.

Thứ hai, trí thức kiều bào không tập trung trong một hoặc một vài chuyên ngành khoa học và hoạt động trong khắp các lĩnh vực khác nhau, điều này cũng gây khó khăn cho sử dụng lực lượng trí thức kiều bào trong các chuyên ngành hẹp, các dự án cụ thể của chúng ta;

Thứ ba, trí thức kiều bào thường làm việc trong nhiều hệ thống khoa học, tổ chức quản lý, mô hình hoạt động và văn hóa khác nhau, gây khó khăn không nhỏ khi về nước làm việc.

Cần có chiến lược nhằm thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước
Môi trường làm việc, sự tôn trọng cũng là điều mà đội ngũ trí thức người Việt Nam ở nước ngoài mong muốn nhận được khi về nước làm việc

Ngoài 3 lý do cơ bản trên, môi trường sống và làm việc, đãi ngộ, lương bổng, nhà cửa, sinh hoạt, học hành cho con cái… cũng là những khó khăn cần phải vượt qua để có thể thu hút lực lượng trí thức kiều bào về cống hiện cho đất nước. Đó còn chưa nói đến lực lượng này có vai trò to lớn trong việc làm cầu nối hợp tác của các trí thức kiều bào của chúng ta ở khắp nơi trên thế giới với các nhà khoa học nước ngoài.

Vậy theo ông, Việt Nam cần có chính sách hay chiến lược thu hút lực lượng trí thức kiều bào như thế nào để phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước?

Trong quá trình làm việc tại Việt Nam, tôi nhận thấy thu hút trí thức kiều bào đóng góp cho hợp tác phát triển khoa học công nghệ cho thấy chúng ta còn thiếu sót, chủ quan trong tổ chức triển khai thực hiện và cần phải sớm khắc phục.

Thứ nhất, chúng ta thiếu cơ chế chính sách cụ thể để trí thức kiều bào có thể tham gia triển khai các dự án khoa học, công nghệ. Việt Nam có chiến lược đúng đắn ở tầm vĩ mô về thu hút, sử dụng trí thức kiều bào nhưng thiếu các nghị định, quy định cụ thể cho thu hút hiệu quả trí thức kiều bào về làm việc trong từng ngành, từng dự án khoa học công nghệ..

Thứ hai, thiếu bộ máy tổ chức triển khai hiệu quả tại chỗ để thu hút sự tham gia của trí thức kiều bào trong các dự án, nhiệm vụ khoa học công nghệ tại các địa phương, trong các cơ quan nghiên cứu, trường đại học, trung tâm nghiên cứu và phòng thí nghiệm;

Thứ ba, thiếu kinh phí đầu tư, điều kiện sinh hoạt và làm việc, trang thiết bị và mô hình tổ chức quản lý hiệu quả cho triển khai các hoạt động khoa học công nghệ của trí thức kiều bào;

Thứ tư, nhiều lúc, nhiều nơi, nhiều cấp có biểu hiện thiếu sự cầu thị đối với các trí thức kiều bào trong triển khai các dự án khoa học công nghệ trong nước dẫn tới khó thu hút, tập hợp và sử dụng hiệu quả trí thức, chuyên gia kiều bào về làm việc trong nước;

Thứ năm, trong tổ chức triển khai nhiều dự án khoa học, công nghệ chúng ta còn lúng túng, nhiều khí thiếu sự chuẩn bị chu đáo, chưa xác định rõ vai trò, nhiệm vụ và mức độ tham gia của trí thức kiều bào trong các dự án này…

Trước những khó khăn đó, theo ông Việt Nam cần có giải pháp như thế nào để thu hút được lực lượng trí thức kiều bào về nước làm việc?

Theo tôi, Đảng, chính quyền các cấp và toàn thể xã hội nên thể hiện mọi lúc, mọi nơi sự trân trọng, cầu thị, lắng nghe, tôn vinh trí thức kiều bào. Đồng thời, đánh giá khách quan, khen thưởng kịp thời, có chế độ đãi ngộ hợp lý cho trí thức kiều bào và ghi nhận những thành quả thiết thực mà họ đem lại cho xã hội và đất nước.

Tập trung mọi nguồn lực của đất nước, của xã hội cho phát triển khoa học công nghệ, trong đó phải lấy tiêu chí hiệu quả ứng dụng lên hàng đầu. Đất nước còn nhiều khó khăn, nhiều dự án, nhiều nhiệm vụ cần phải đầu tư. Vì vậy, không thể đầu tư cho khoa học công nghệ, đào tạo nguồn lực trí thức một cách dàn trải mà phải có trọng tâm, trọng điểm. Phải chọn ra những chuyên ngành, những dự án, những hệ thống công nghệ theo thứ tự ưu tiên cho phát triển kinh tế, xã hội, phù hợp với chiến lược, mục tiêu, lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

Tôi có được tham khảo ý kiến vào một danh mục gần 100 chuyên ngành công nghệ cao ưu tiên là trọng tâm trọng điểm cho phát triển đất nước. Nếu trọng tâm, trọng điểm thì phải ít thôi, đến hàng trăm thì không còn trọng tâm, trọng điểm nữa. Đầu tư trọng điểm mới có kết quả, hiệu quả cụ thể nhất là trong điều kiện đất nước còn khó khăn.

Đề đáp ứng mục tiêu nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong tình hình mới cần cải tổ lại bộ máy tổ chức, quản lý hệ thống khoa học và tập hợp, thu hút trí thức, trong đó có trí thức kiều bào, theo hướng gọn nhẹ, chuyên sâu, chuyên nghiệp, gắn với thực tiễn, với thị trường, lấy các tiêu chí về hiệu quả hoạt động đầu tư và ứng dụng lên làm đầu. Nhiều hệ thống của chúng ta chồng chéo và hoạt động không hiệu quả, có nghĩa chúng ta phải cải tổ bộ máy để làm cho nó gọn nhẹ hơn, hiệu quả hơn.

Cần có chiến lược nhằm thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước
Cần có những cá nhân xuất sắc những thủ lĩnh trí thức như con chim đầu đàn tập hợp, dẫn dắt, chỉ huy trong từng ngành, từng lĩnh vực

Để sử dụng hiệu quả đội ngũ trí thức kiều bào cần có những cá nhân xuất sắc, những thủ lĩnh trí thức như con chim đầu đàn tập hợp, dẫn dắt, chỉ huy trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng dự án, đồng thời là người chịu trách nhiệm trước hệ thống chính trị và nhân dân cả nước trong lĩnh vực công việc của mình. Chúng ta phải phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng để xuất hiện những thủ lĩnh trí thức kiều bào làm nòng cốt cho kế hoạch thu hút, tập hợp trí thức trong và ngoài nước.

Chúng ta cần nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm của các nước trong thu hút tập hợp lực lượng trí thức, đồng thời phải có chiến lược hợp tác chặt chẽ, sâu rộng và có hiệu quả với các quốc gia phát triển, có tiềm lực tri thức của thế giới. Trong lĩnh vực khoa học công nghệ, chúng ta đi sau nhiều nước, đi sau có lợi thế là có thể học tập được nhiều điều, để ứng dụng trong điều kiện cụ thể, trên cơ sở đó có thể đạt được thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Trong hợp tác với các nước phát triển, hết sức chú ý sử dụng vai trò cầu nối của lực lượng trí thức kiều bào. Để khai thác tối đa vai trò của trí thức kiểu bào, chúng ta cần phải: Cầu thị, tôn trọng, lắng nghe và chấp nhận những ý kiến trái chiều đóng góp cho đất nước của họ; tạo điều kiện sống và làm việc tối đa cho mỗi trí thức kiều bào và gia đình của họ có thể sống và làm việc lâu dài trong nước; nên mạnh dạn giao các dự án khoa học công nghệ thậm chí là các dự án khoa học công nghệ trọng điểm cho lực lượng trí thức người Việt Nam ở nước ngoài;

Thu hút, tập hợp và sử dụng hiệu quả lực lượng trí thức trong và ngoài nước phải là chiến lược quốc gia, mang tính thời đại, có tầm vóc lịch sử trong sự phát triển của đất nước hiện nay. Ngoài ra, không nên chỉ bó hẹp trong phạm vi trí thức là người Việt Nam mà phải hết sức chú ý tới việc thu hút, tập hợp trí thức là người nước ngoài, tính tới việc sử dụng tại chỗ, tại quốc gia nơi họ làm việc hoặc mời họ tham gia trong các dự án của đất nước chúng ta. Đây thực sự là lực lượng trí thức quan trọng cho chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…

Tập trung xây dựng và phát triển một số tập đoàn khoa học công nghệ để triển khai các dự án khoa học công nghệ, làm nền tảng cho phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tập đoàn khoa học công nghệ đồng thời là cái nôi để thu hút, tập hợp, đào tạo và phát triển lực lượng trí thức cho tương lai của đất nước.

Những trí thức tâm huyết, yêu nước trong và ngoài nước, trong và ngoài hệ thống chính trị phải được sử dụng, giao nhiệm vụ kết nối, tổ chức, chịu trách nhiệm xây dựng các phòng thí nghiệm, các trung tâm nghiên cứu ứng dụng, các viện nghiên cứu đa ngành và chuyên sâu, tập hợp đội ngũ để xây dựng bằng được các tập đoàn khoa học công nghệ cho đất nước. Bất luận mô hình, cách tổ chức như thế nào cũng cần sự tham gia đầu tư lớn của Nhà nước và xã hội. Đây là công việc quan trọng, xứng đáng để chúng ta đặt thành nhiệm vụ trọng tâm của đất nước, xã hội và cả hệ thống chính trị.

Với sự quyết tâm, nghiêm túc, cầu thị, lắng nghe và có chiến lược hợp lý trong thu hút, tập hợp lực lượng trí thức, trong đó có trí thức kiều bào, chúng ta có thể đặt nền móng vững chắc để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thu Hường thực hiện
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: GS.VS Nguyễn Quốc Sỹ

Tin cùng chuyên mục

Hơn 260.000 lượt khách tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Hơn 260.000 lượt khách tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Áp thấp nhiệt đới hướng về quần đảo Trường Sa, miền Trung mưa lớn

Áp thấp nhiệt đới hướng về quần đảo Trường Sa, miền Trung mưa lớn

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Hàng chục nghìn người dân nhận thẻ đi tuyến số 1 metro VikkiGO miễn phí

Hàng chục nghìn người dân nhận thẻ đi tuyến số 1 metro VikkiGO miễn phí

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Trung đoàn 451: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Trung đoàn 451: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố

Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố ''sống còn'' với cộng đồng doanh nghiệp

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Dự báo thời tiết hôm nay 21/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ấm

Dự báo thời tiết hôm nay 21/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ấm

Trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ 2

Trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ 2

Xem thêm