Thứ sáu 29/11/2024 06:14

Phấn đấu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Ngày 22/10, Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 chính thức khai mạc, với chủ đề “Tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo; phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Kiên trì mục tiêu phát triển xanh và bền vững

Phát biểu khai mạc Đại hội, đồng chí Lê Trường Lưu - Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế - cho biết: Nhiệm kỳ qua diễn ra trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, thiên tai, dịch bệnh, nhất là đầu nhiệm kỳ xảy ra sự cố môi trường biển, cuối nhiệm kỳ xảy ra đại dịch Covid-19, cơn bão số 5 và trận lũ lịch sử vừa qua cũng ảnh hưởng nặng nề đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhưng Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế đã nỗ lực phấn đấu, không ngừng vươn lên, đạt những thành tích quan trọng trên các lĩnh vực, tạo thêm thế và lực mới để xây dựng Thừa Thiên Huế phát triển nhanh và bền vững.

Bên cạnh đó, Đảng bộ tỉnh đã kiên trì thực hiện mục tiêu phát triển xanh và bền vững. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dịch vụ và công nghiệp; các ngành, lĩnh vực có bước phát triển tích cực. Kết cấu hạ tầng, bộ mặt đô thị, nông thôn ngày càng khang trang, hiện đại. Nhiều công trình, dự án quan trọng được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Công tác chỉnh trang, xây dựng, mở rộng không gian phát triển đô thị được quan tâm. Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế được triển khai quyết liệt, có ý nghĩa lớn kể cả về mặt xã hội và kinh tế.

Đồng chí Tòng Thị Phóng - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội phát biểu tại Đại hội

Vị trí đô thị “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh" của tỉnh được xác lập và khẳng định. Từng bước phát huy vị thế của trung tâm văn hóa, du lịch; y tế chuyên sâu; khoa học - công nghệ; giáo dục - đào tạo lớn của cả nước. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng nâng cao; tỉ lệ hộ nghèo giảm mạnh, an sinh xã hội được bảo đảm.

Công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch đạt nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt là quan tâm, chú trọng xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Huế, con người Huế. Nhiều phong trào, hoạt động bảo vệ môi trường ngày càng lan tỏa sâu rộng, có hiệu quả thiết thực, nhất là phong trào “Ngày chủ nhật xanh”; “Xây dựng Thừa Thiên Huế xanh - sạch - sáng”... Chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng an ninh được giữ vững. Quan hệ đối ngoại tiếp tục được mở rộng….

"Tuy nhiên, do nhiều khó khăn khách quan và chủ quan, chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế, khuyết điểm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người còn thấp; các trung tâm văn hóa - xã hội chưa phát huy vai trò, vị thế tương xứng với tiềm năng, thế mạnh...", Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế cho biết thêm.

Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế - đồng chí Lê Trường Lưu - phát biểu khai mạc Đại hội

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết: Năm năm qua, Thừa Thiên Huế đã có nhiều nỗ lực đổi mới tư duy khai thác các tiềm năng, lợi thế cho phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng dịch vụ và công nghiệp, nên đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng. Kinh tế có mức tăng trưởng khá cao, bình quân 6,5%/năm, các chỉ tiêu quan trọng đều đạt và vượt. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dịch vụ và công nghiệp, trong đó du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; kinh tế biển và đầm phá dần trở thành động lực phát triển. Quần thể di tích Cố đô Huế và các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử được phục hồi, gìn giữ, tôn tạo, mang diện mạo của Cố đô lịch sử. Huế được công nhận là thành phố Festival của Việt Nam, thành phố văn hoá, du lịch ASEAN, hướng tới thành phố vườn, đô thị “di sản, văn hoá, sinh thái, cảnh quan và thân thiện với môi trường”; là trung tâm đặc sắc của cả nước về văn hoá, du lịch và y tế chuyên sâu; hướng tới trở thành trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo…

“Với phẩm chất khiêm nhường, đằm thắm của con người nơi đây, chúng ta có quyền tự hào về những kết quả của sự đoàn kết, nhất trí, nỗ lực của cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế”, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh.

Đông đảo đại biểu tham gia Đại hội

6 chương trình trọng điểm hướng đến thành phố trực thuộc Trung ương

Trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nhiệm kỳ 2020 - 2025, Thừa Thiên Huế đặt mục tiêu huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; đến năm 2030 là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hoá, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tầm nhìn đến năm 2045, Thừa Thiên Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của châu Á.

Trong đó, tập trung xác định 6 chương trình trọng điểm gồm: Chương trình phát triển đô thị (bao gồm Chương trình di dời dân cư giải phóng mặt bằng khu vực I Kinh thành Huế); Chương trình phát triển hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và phát triển công nghiệp; Chương trình phát triển văn hóa, du lịch - dịch vụ; Chương trình cải cách hành chính gắn với phát triển chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh; Chương trình phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao và Chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Các đại biểu tiến hành quyên góp ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả lũ lụt

Đồng thời, thực hiện 4 nhóm giải pháp đột phá chiến lược: Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách đặc thù để xây dựng đô thị di sản và phát triển kinh tế; về phát triển nguồn nhân lực; về đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo; ứng dụng, phát triển và chuyển giao khoa học - công nghệ, tạo động lực mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh nền kinh tế của tỉnh; bồi đắp, phát huy giá trị văn hóa và con người Huế.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế, lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 có tổng số 350 đại biểu tham dự. Số đại biểu được bầu tại các đại hội đảng bộ trực thuộc: 304 đại biểu, chiếm 86,86%. Số đại biểu đương nhiên: 46 đại biểu, chiếm 13,14%. Đại hội dự kiến sẽ bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 gồm 50 đồng chí. Đại hội diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 21 - 23/10/2020.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

Lan tỏa tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bộ mặt thật của Việt Tân từ cái gọi là 'hội luận kinh tế thị trường ở Việt Nam'

Bài 5: Đạo pháp bất ly thế gian pháp

Bài 4: Tư cách của tín đồ phải đứng sau nghĩa vụ công dân

Bài 3: Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về Phật giáo

Bài 2: Họ xa rời Phật pháp chân chính, trái đời ngược đạo

Chấn chỉnh những sai lệch để Phật giáo tốt đời đẹp đạo: Bài 1: Khi thuyết giảng xuyên tạc phá hoại đức tin

Đoàn kết tôn giáo xây dựng đất nước phát triển bền vững

Không công khai do sợ sai

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng