Thứ ba 19/11/2024 17:34
Hạ tầng giao thông Quảng Ninh: Động lực phát triển kinh tế xã hội

Phá thế “độc đạo” nhờ giao thông

Với điều kiện tự nhiên, địa hình phức tạp, tỉnh Quảng Ninh đã ưu tiên nguồn lực xây dựng, nâng cấp các hệ thống giao thông kết nối.

Tập trung đầu tư cho giao thông

Trước yêu cầu của sự phát triển, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung phát triển hệ thống giao thông toàn diện cả trên bộ, trên biển và hàng không.

Năm 2008, với đặc thù của tỉnh miền núi, biên giới địa bàn trải dài,xuyên suốt dọc tỉnh nối từ Hà Nội về cửa khẩu quốc tế Móng Cái chỉ có 1 con đường độc đạo là Quốc lộ 18A, đường thì nhỏ hẹp, xuống cấp, nhiều khúc cua gấp, nên tai nạn thường xuyên xảy ra.

Năm 2013, Chính phủ đồng ý cho Quảng Ninh sử dụng ngân sách tỉnh để thực hiện giải phóng mặt bằng và thực hiện hình thức PPP để làm tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng và cầu Bạch Đằng. Tiếp sau đó, năm 2016 đồng ý cho tỉnh làm Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, năm 2018 làm cao tốc Vân Đồn - Móng Cái cũng theo hình thức PPP.

Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long

Hiện tổng chiều dài hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là hơn 6.400 km. Về đường sắt, tỉnh có một tuyến đường sắp cấp quốc gia đi qua dài 64,08km kết nối từ ga Kép (Bắc Giang) đến Đông Triều, Uông Bí và Hạ Long. Tỉnh cũng có 37 tuyến luồng đường thủy nội địa với chiều dài 837,5 km và 159 cảng, bến cảng đã được cấp phép hoạt động, 6 khu vực hàng hải gồm: Vạn Gia – Hải Hà, Mũi Chùa, Cô Tô, Cẩm Phả - Cửa Đối, Hòn Gai và Quảng Yên.

Trong giai đoạn 2015-2020, tỉnh đã nâng cấp, cải tạo 228km quốc lộ; làm mới vànâng cấp 126,7km đường tỉnh; cải tạo, duy tu làm mới 1.250km đường huyện,3.750km đường giao thông nông thôn, miền núi. Kết quả ấn tượng nhấtphải kể đến đó là việc đầu tư hoàn chỉnh các tuyến đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng,Hạ Long - Vân Đồn; cảng hàng không quốc tế Quảng Ninh; cảng tàukhách quốc tế Hòn Gai và hàng loạt các công trình hạ tầng giao thông kết nối đếncác cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế. Gần đây nhất là tuyến đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái.

Nếu như trước năm 2010 việc mở rộng, nâng cấp được quốc lộ 18A đã là tốt lắm rồi thì sang thập niên mới các tuyến đường cao tốc, sân bay, cảng biển quốc tế mới đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển”- ông Đỗ Thông nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đánh giá.

Hiệu quả rõ rệt

Đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông là một trong 3 đột phá chiến lược được tỉnh Quảng Ninh xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt nhiệm kỳ 2020-2025 và lâu dài. Ngay sau Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh, tiếp nối những thành công về phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, tỉnh triển khai nhiều công trình giao thông quan trọng có tính liên kết cao. Trong đó, thực hiện phương châm “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”, ưu tiên bố trí, sử dụng vốn ngân sách nhà nước như là vốn mồi để kích thích, khai thác tối đa nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác cho phát triển hạ tầng giao thông.

Thực tiễn đã thấy rõ, sau 2 năm đưa vào sử dụng, đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, Hạ Long - Vân Đồn đã thông suốt hoàn toàn hành trình lưu thông hàng hóa từ các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Bắc đến cửa khẩu quốc tế Móng Cái; lưu thông hoàn toàn con đường du lịch quốc tế, trong nước từ cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Cát Bi, Vân Đồn đến vịnh Hạ Long.

Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đã đón hàng vạn lượt khách trong và ngoài nước đến với Quảng Ninh. Đặc biệt, trong thời gian đại dịch Covid-19 hoành hành, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đã đón hàng trăm chuyến bay “giải cứu” hàng nghìn người Việt ở khắp thế giới về nước.

Đường Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái vừa được đưa vào sử dụng

Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long đã trở thành điểm dừng chân lý tưởng của những thương hiệu tỷ phú thế giới với các siêu du thuyền hạng sang dừng đỗ và đón hàng triệu lượt khách hàng năm đến tham quan Vịnh Hạ Long.

Với những kết quả đã đạt được, đến nay, Quảng Ninh được đánh giá là địaphương có hạ tầng giao thông tương đối hoàn chỉnh trên phạm vi toàn quốc khi

có sân bay, đường cao tốc và hệ thống cảng biển hiện đại. Các dự án hạ tầng giaothông được đầu tư, đưa vào khai thác đã nhanh chóng phát huy hiệu quả, thúcđẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo nên một diện mạo mới cho hạ tầnggiao thông Quảng Ninh theo hướng hiện đại - thuận lợi - hiệu quả và an toàn,đảm bảo kết nối nhanh hơn với khu vực và quốc tế.

Để tăng cường liên kết vùng, kết nối khu vực, Quảng Ninh đang tiếp tục hoàn thiện thủ tục đầu tư tuyến đường ven sông nối cao tốc Hạ Long - Hải Phòng với thị xã Đông Triều, dài 41,2km, tổng mức đầu tư hơn 9.400 tỷ đồng dự kiến khởi công trong cuối năm 2022. Cùng với đó, tỉnh đang nghiên cứu đầu tư đường kết nối Hạ Long - Lạng Sơn và Hạ Long - Bắc Giang.
Tiến Dũng - Thùy Lan
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Tin cùng chuyên mục

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Lai Châu: Kinh tế duy trì đà tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch

Tỉnh cuối Đồng bằng sông Hồng, sắp khởi công siêu dự án điện khí LNG 2 tỷ USD

Nông dân Quảng Ninh làm giàu từ sản phẩm OCOP

Kết nối, xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh: 4 ngành công nghiệp trọng điểm được hỗ trợ 100% lãi suất vay

Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long