Họp Tổ Điều hành thị trường trong nước tháng 5

Ổn định nguồn cung, chú trọng các biện pháp bình ổn giá

Sáng ngày 30/5, tại Hà Nội, Tổ Điều hành thị trường trong nước đã họp phiên thường kỳ tháng 5. Theo đánh giá của Tổ Điều hành thị trường trong nước, nhiều chỉ số giá như xăng dầu, thực phẩm… đang có những biến động khó lường nhưng các cơ quan chức năng sẽ có biện pháp ổn định giá cả, ổn định nguồn cung để đảm bảo ổn định thị trường.
Ổn định nguồn cung, chú trọng các biện pháp bình ổn giá
Năm nay, nhiều loại nông sản được mùa, chất lượng tốt

Nhiều yếu tố tác động giá

Trong tháng 5, thị trường thế giới có nhiều yếu tố tác động đến giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu. Cụ thể, việc Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân được ký giữa Iran và nhóm P5+1 (gồm Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga và Đức) và nhiều khả năng sẽ tiến hành trừng phạt Iran. Thêm vào đó, Hoa Kỳ thông báo các biện pháp trừng phạt mới trong các lĩnh vực dầu lửa và tài chính nhắm vào Venezuela sau cuộc bầu cử Tổng thống nước này. Những nhân tố trên đã đẩy giá dầu thô tăng mạnh trong tháng 5 (dầu Brent đã có lúc đạt mức trên 80 USD/thùng trong ngày 17/5, mức cao nhất từ tháng 11/2014). Bên cạnh đó, giá một số nông sản biến động thất thường cũng ảnh hưởng lớn đến giá cả hàng hóa trong nước.

Ông Nguyễn Lộc An- Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho hay, những biến động về giá và cung cầu của các mặt hàng nhóm nhiên liệu, năng lượng, nông sản trên thị trường thế giới đã ảnh hưởng lớn đến thị trường các nhóm hàng này ở trong nước.

Đơn cử, dù nguồn cung và nhu cầu đối với các mặt hàng xăng dầu, LPG trong nước không có biến động lớn nhưng ảnh hưởng từ giá thế giới (trước những biến động về chính trị tại các nước xuất khẩu dầu mỏ dẫn tới những lo ngại về nguồn cung) nên giá các mặt hàng này tăng cao trong tháng 5. Giá xăng dầu trong nước cũng được điều chỉnh tăng và tác động làm nhóm giao thông tăng cao nhất trong cơ cấu CPI tháng 5 (tăng 1,72%).

Với nhóm hàng nông sản, thực phẩm, nguồn cung mặt hàng thịt lợn giảm khi quy mô chăn nuôi tại các hộ gia đình giảm mạnh (do giai đoạn vừa qua giá thấp, chăn nuôi nhỏ không có lãi), nguồn cung cho thị trường chủ yếu từ các trang trại chăn nuôi tập trung. Mặc dù không thiếu hàng nhưng do tâm lý giữ hàng khi giá đang có xu hướng tăng nên nguồn cung ra thị trường từ cuối tháng 4 đến nay giảm, giá tăng khá cao (CPI nhóm thực phẩm đã tăng 1,2% so với tháng 4).

Đối với mặt hàng gạo, nguồn cung trong nước vẫn ổn định, tuy nhiên, do nhu cầu thu mua phục vụ xuất khẩu tăng khi nước ta trúng nhiều gói thầu liên tiếp nên giá gạo, nhất là gạo nguyên liệu tăng…

Dưới những biến động như vậy, ước tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 5 đạt 354.049 tỷ đồng, tăng 1,51% so với tháng trước. Tính chung 5 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 1.752.689 tỷ đồng, tăng 10,05% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó mức tăng chủ yếu vẫn nhờ các nhóm hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, hàng may mặc, đồ dùng gia đình; nhóm du lịch.

Do nhiều mặt hàng tăng giá, CPI tháng 5 đã tăng tới 0,55% so với tháng 4, trong đó mức tăng chủ yếu thuộc về nhóm giao thông và thực phẩm. Tính chung 5 tháng, CPI bình quân tăng 3,01% so với cùng kỳ năm 2017 và đang có xu hướng tăng trong các tháng tiếp theo, gây áp lực lên công tác điều hành thị trường, giá cả của Chính phủ trong thời gian tới.

Bà Tạ Thu Việt - Tổng cục Thống kê phân tích, mức tăng của chỉ số CPI trong tháng 5 được đánh giá là cao nhất từ năm 2012 trở lại đây. Trong 11 nhóm của rổ hàng hóa, đóng góp chính vào mức tăng vẫn là các nhóm thuốc và dịch vụ y tế, giáo dục, giao thông, lương thực thực phẩm với mức tăng từ 4,22-20,87%.

Đảm bảo ổn định giá

Giá cả một số hàng hóa có dấu hiệu tăng gây nên một số lo ngại cho chỉ số CPI thời gian tới. Theo dự báo của Tổ Điều hành thị trường trong nước, thời gian tới, thị trường hàng hóa sẽ chịu tác động của các yếu tố như giá các mặt hàng nhóm nhiên liệu, năng lượng, nông sản trên thị trường thế giới vẫn đang biến động khá mạnh. Mùa nắng nóng, nhu cầu điện nước sinh hoạt tăng nên mặt bằng giá tăng. Nhu cầu một số mặt hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất tăng, tuy nhiên do nguồn cung trong nước vẫn tốt nên giá không có biến động lớn.

Về mặt hàng xăng dầu, ông Trần Duy Đông- Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), Tổ phó Tổ Điều hành thị trường trong nước cho biết, giá xăng dầu thế giới trong thời gian tới được dự báo sẽ tiếp tục tăng cao. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính mới đây đã đề xuất tăng thuế môi trường với xăng dầu lên 4.000 đồng/lít và nếu được thông qua sẽ tác động mạnh đến giá xăng dầu. “Liên Bộ Tài chính - Công Thương sẽ nỗ lực điều hành linh hoạt, tăng sử dụng quỹ bình ổn giá hợp lý để tránh việc mặt hàng này tăng giá quá cao” - ông Trần Duy Đông cho hay.

Giá thịt lợn đang ở mức cao cũng khiến nhiều người lo ngại tác động đến chỉ số CPI thời gian tới. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi, mức tăng hiện nay vẫn được người tiêu dùng chấp nhận và chỉ đủ cho các trang trại thu hồi vốn sau đợt khủng hoảng thừa năm ngoái. Thời gian tới, giá thịt lợn cũng sẽ không biến động quá bất thường bởi nguồn cung vẫn dồi dào. Chưa kể, khi cần, có thể tái đàn nhanh chóng nên sẽ không có chuyện thiếu thịt nên ảnh hưởng đến giá bán.

Ngoài ra, nhiều loại nông sản năm nay được mùa nhưng các hoạt động kết nối cung cầu, xúc tiến tiêu thụ đang được tổ chức liên tục nên giá sẽ không giảm mạnh. Đặc biệt, chất lượng các loại quả như vải, nhãn, trái cây có múi… năm nay được đánh giá rất tốt nên có thể mở rộng thị trường tiêu thụ, tránh ùn ứ, dư cung.

Tổ Điều hành thị trường trong nước cũng khuyến cáo, để tiếp tục ổn định sản xuất, đảm bảo cân đối cung cầu, thời gian tới, đối với mặt hàng lương thực, yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo dõi sát diễn biến tình hình cung - cầu thóc gạo, có biện pháp xử lý kịp thời khi các mặt hàng này tăng giá đột biến hoặc bất hợp lý. Đồng thời, đề nghị Hiệp hội Lương thực Việt Nam chỉ đạo các DN xuất khẩu thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 10% số lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó để đảm bảo nguồn cung.

Các địa phương, ngành cần tiếp tục có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác điều hành thị trường, giá các hàng hóa do Nhà nước quản lý; phối hợp trong công tác thông tin tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận trong dư luận đối với công tác điều hành của Nhà nước và bình ổn thị trường hàng hóa.

Phương Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường trong nước

Tin mới nhất

TP. Hồ Chí Minh: Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

TP. Hồ Chí Minh: Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

Là một trong những chợ bán bánh kẹo Tết lớn nhất TP. Hồ Chí Minh, chợ Bình Tây (quận 6) đã bắt đầu nhộn nhịp từ nhiều tuần nay.
Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Khép lại phiên giao dịch ngày hôm qua, giá đậu tương giảm hơn 0,5%, xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 8.
Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm

Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm 'xanh' chiếm sóng thị trường

Thời điểm này, không khí Giáng sinh đã tràn ngập phố phường, đặc biệt là Hàng Mã (Hà Nội). Thị trường đồ trang trí Noel đã lên kệ với đa dạng mẫu mã, sắc màu.
Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Khép lại phiên giao dịch đầu tuần, giá cà phê Arabica hợp đồng tháng 3/2025 tăng 2,47% và giá cà phê Robusta hợp đồng tháng 3/2025 tăng 0,37% so với tham chiếu.
Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Giá ca cao trên Sở Giao dịch Liên lục địa (ICE-US) tăng gần 15%, chạm mức cao nhất trong gần 8 tháng và đánh dấu tuần tăng giá thứ 5 liên tiếp.

Tin cùng chuyên mục

Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ

Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ 'ăn'?

Tổng mức bán lẻ hàng hoá cả nước đã và đang tiến gần đến con số 200 tỷ USD. Đây là thị trường hấp dẫn với doanh nghiệp song cũng nhiều thách thức.
Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Khác với trước đây, năm nay, các chương trình khuyến mại, kích cầu được các địa phương gắn chặt với hàng hiệu, hàng Việt Nam chất lượng cao, giá bình ổn.
Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Một trong những mục tiêu của Bộ Công Thương từ nay đến cuối năm là đảm bảo nguồn cung hàng hoá dồi dào, giá bình ổn, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Trong bối cảnh khó khăn về kinh tế, các chuyên gia dự báo xu hướng tặng quà Tết năm nay sẽ có nhiều sự thay đổi so với những năm trước đây.
Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, thời điểm này, các đơn vị đã xây dựng kế hoạch, chủ động nguồn hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân
Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Khép lại phiên giao dịch, với 5 trên 7 mặt hàng giảm giá, ngô là mặt hàng có mức giá suy yếu mạnh nhất trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu của Mỹ chững lại.
Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành

Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành 'tuyến phòng ngự' vững chắc

Năm 2025, Bộ Công Thương xác định sẽ tiếp tục nỗ lực để thị trường nội địa giữ đà tăng trưởng, trở thành "tuyến phòng ngự" vững chắc cho kinh tế vĩ mô.
Thị trường hàng hóa hôm nay 12/12: Giá bạc neo tại vùng đỉnh một tháng

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/12: Giá bạc neo tại vùng đỉnh một tháng

Theo MXV, kết thúc phiên giao dịch hôm qua, giá bạc nối dài đà tăng sang phiên thứ ba liên tiếp, tăng 0,67% lên 33 USD/ounce, duy trì ở vùng đỉnh một tháng.
Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest

Ngày 11/12, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3256/QĐ-BCT thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest.
TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí ảm đạm trước thềm Giáng sinh

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí ảm đạm trước thềm Giáng sinh

Còn chưa đầy hai tuần nữa là đến Giáng sinh nhưng không khí tại các cửa hàng chuyên kinh doanh đồ trang trí tại TP. Hồ Chí Minh lại khá ảm đạm.
Thị trường hàng hóa hôm nay 11/12: Giá cà phê Arabica chạm mức cao nhất khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/12: Giá cà phê Arabica chạm mức cao nhất khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn

Giá cà phê Arabica tăng 1,23%, tiếp tục neo tại mức cao nhất trong 47 năm và đã có thời điểm trong phiên chạm mức cao nhất lịch sử khi sát mốc 7.400 USD/tấn.
TP. Hồ Chí Minh: Bán hàng bình ổn thị trường Tết, nhiều hàng hóa giảm giá sâu

TP. Hồ Chí Minh: Bán hàng bình ổn thị trường Tết, nhiều hàng hóa giảm giá sâu

Người dân TP. Hồ Chí Minh có cơ hội mua hàng giảm giá đến 60%, mua 1 tặng 1, mua là có quà… trong chương trình bán hàng lưu động - bình ổn thị trường Tết 2025.
Thị trường hàng hóa hôm nay 10/12: Trung Đông tiếp tục ‘nóng’, giá dầu thế giới quay đầu phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay 10/12: Trung Đông tiếp tục ‘nóng’, giá dầu thế giới quay đầu phục hồi

Giá dầu thế giới phục hồi hơn 1% trong bối cảnh Trung Đông tiếp tục “nóng” và Trung Quốc mới có động thái hướng đến nới lỏng chính sách tiền tệ.
Thị trường hàng hóa hôm nay 9/12: Giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều

Thị trường hàng hóa hôm nay 9/12: Giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều

Theo MXV, kết thúc tuần, giá cà phê Arabica tăng 3,84%, vượt mốc 7.200 USD/tấn. Giá cà phê Robusta giảm 4,73% so với mức đỉnh lịch sử.
Tìm giải pháp phát triển bền vững hệ thống phân phối bán lẻ

Tìm giải pháp phát triển bền vững hệ thống phân phối bán lẻ

Trong bối cảnh nhiều hình thức phân phối mới xuất hiện, cần nhiều giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh cho hệ thống bán lẻ truyền thống.
Giải ‘bài toán’ nguồn nhân lực cho doanh nghiệp bán lẻ

Giải ‘bài toán’ nguồn nhân lực cho doanh nghiệp bán lẻ

Nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao đang là vấn đề được doanh nghiệp ngành bán lẻ hết sức quan tâm.
Hợp tác chiến lược thúc đẩy chuỗi cung ứng toàn cầu phát triển bền vững

Hợp tác chiến lược thúc đẩy chuỗi cung ứng toàn cầu phát triển bền vững

MXV tiếp tục khẳng định tầm nhìn phát triển chuỗi cung ứng hàng hóa quốc gia thông qua thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các tập đoàn logistics quốc tế.
Công điện của Bộ Công Thương về đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Công điện của Bộ Công Thương về đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Bộ Công Thương ban hành Công điện số 9834/CĐ-BCT ngày 4/12/2024 về việc đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng năm 2024 tăng 8,8%

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng năm 2024 tăng 8,8%

Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê chỉ rõ, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng năm 2024 đạt
Thị trường hàng hóa hôm nay 6/12: Giá cà phê tăng hai phiên liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay 6/12: Giá cà phê tăng hai phiên liên tiếp

Theo MXV, giá cà phê Arabica tăng 3,23% và giá cà phê Robusta cao hơn 2,62% so với tham chiếu nhờ hỗ trợ từ sự giảm đi của tỷ giá USD/BRL.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động