Thứ ba 13/05/2025 14:09

Nước ép mướp đắng: Bài thuốc cho người bệnh tiểu đường và mỡ máu cao

Mướp đắng (hay còn gọi khổ qua) - loại quả có vị đắng nhưng chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, nhất là với người bệnh tiểu đường hay mỡ máu cao.

Giàu giá trị dinh dưỡng

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, trong thành phần của mướp đắng có chứa nhiều chất dinh dưỡng như các loại vitamin (C, B1, B12...), canxi, kali, sắt, kẽm, chất xơ, protein, chất béo, beta-caroten, charatin, polypeptide-p và vicine... tốt cho sức khỏe, đặc biệt với người mắc bệnh tiểu đường và liên quan đến mỡ máu, nhờ đặc tính hạ đường huyết và chống tiểu đường mạnh mẽ.

Theo các nghiên cứu, 3 hoạt chất charatin, polypeptide-p và vicine trong mướp đắng có khả năng quản lý lượng đường trong máu hiệu quả. Chúng giúp tế bào tiếp nhận các phân tử đường cũng như tăng tiết insulin.

Những tác dụng tuyệt vời của mướp đắng với người bệnh tiểu đường và mỡ máu

Tham vấn y khoa của bác sĩ chuyên khoa I Dương Ngọc Vân - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, đây là một loại thực phẩm làm giảm lượng đường trong máu qua việc làm tăng quá trình chuyển hóa glucose. Loại thực phẩm này có tác dụng hỗ trợ điều trị cho người bệnh mắc tiểu đường type 2.

Tuy nhiên, nếu đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào ảnh hưởng tới lượng đường trong máu thì cần thận trọng về việc sử dụng mướp đắng, nhằm tránh trường hợp làm giảm lượng đường trong máu quá mức.

Bên cạnh đó, việc sử dụng mướp đắng cũng có tác dụng trong việc giúp làm giảm cholesterol trong máu. Đây là loại thực phẩm tốt cho những người bị bệnh tim mạch, máu nhiễm mỡ, huyết áp cao... Khi sử dụng thường xuyên mướp đắng sẽ giúp đề phòng các bệnh tim mạch, tai biến mạch máu, đột quỵ.

Ngoài ra, loại quả này còn có tác dụng tốt cho người bị viêm gan, xơ gan; giúp tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa; giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích; góp phần cải thiện thị lực; giúp thanh nhiệt, giải độc...

Những lưu ý khi sử dụng

Giới chuyên gia khuyến cáo, để đảm bảo hiệu quả nhận được và tránh phải đối diện với các tác dụng phụ không mong muốn, người dùng cần tiêu thụ một lượng vừa phải, không nên lạm dụng; không nên sử dụng mướp đắng sau khi uống trà xanh để tránh ảnh hưởng đến dạ dày; không nên uống khi bụng đói.

Không nên để nước ép mướp đắng ở môi trường bên ngoài quá lâu, cách bảo quản tốt nhất là bỏ vào tủ lạnh sau khi ép nếu chưa uống luôn. Thời gian tốt nhất nên dùng nước ép vào buổi sáng sau bữa ăn và nên cách 2-3 ngày mới uống một lần để không bị phản tác dụng.

Một số người không nên uống nước ép mướp đắng, đó là: Phụ nữ mang thai và cho con bú. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai, dẫn đến sinh non. Đồng thời, mướp đắng có khả năng gây đột biến gen. Vì thế, phụ nữ có thai không nên sử dụng mướp đắng nhất là khi mang thai ở giai đoạn đầu.

Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì trong loại quả này có một số thành phần mang độc tính nhẹ có thể được truyền qua sữa mẹ. Độc tính này không ảnh hưởng ở người lớn nhưng lại có vấn đề với trẻ em vì vậy cần thận trọng khi sử dụng.

Bệnh nhân huyết áp thấp; người có vấn đề vệ hệ tiêu hóa; bệnh nhân trước và sau khi thực hiện phẫu thuật; những người bị thiếu men G6PD… cũng không nên uống. Vì nếu bị huyết áp thấp mà uống nước ép có thể dẫn đến hôn mê do hạ glucose huyết. Đây là một rối loạn bệnh lý xảy ra khi nồng độ glucozer huyết thanh giảm (mức đường huyết giảm nghiêm trọng), gây tình trạng thiếu năng lượng cho cơ thể, buộc các tế bào não phải tìm kiếm năng lượng khác từ nhiều cơ quan khác.

Cách làm nước ép an toàn

Ngâm mướp đắng vào nước muối khoảng 10 phút để làm sạch, nên chọn loại mướp đắng quả nhỏ, vỏ xanh và sần sùi nhiều. Sau đó, cắt lát nhỏ và xay nhuyễn cùng với nước cốt chanh và vài giọt dầu ô liu (nếu có).

Lọc lấy nước ép và đun sôi cùng với một lượng nước lọc vừa đủ. Nếu vẫn không thể chịu được vị đắng của mướp thì có thể thêm một chút mật ong. Tuy nhiên, để nước ép mướp đắng phát huy tối đa công dụng, vẫn nên uống nguyên chất.

Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: Bệnh tiểu đường

Tin cùng chuyên mục

Quy định về thăng quân hàm khi có quyết định nghỉ hưu

Việt Nam giành 4 huy chương Olympic Hóa học Mendeleev

Thời tiết hôm nay 13/5: Bắc Trung Bộ ngày nắng đêm mưa

Thời tiết biển hôm nay 13/5/2025: Biển Đông gió giật cấp 7

Kỷ luật học sinh đổi chiều: ‘Mềm’ để ‘giữ’

Tinh gọn bộ máy và hoàn thiện thể chế: Hai đột phá nền tảng cho một kỷ nguyên mới

Thông tin mới nhất về quy định tạm hoãn xuất cảnh

Chính sách trợ cấp mới cho sĩ quan nghỉ hưu trước tuổi

5 trường đại học vào chung kết Sinh viên thông thái 2025

Thái Nguyên tích cực hưởng ứng cuộc thi tiết kiệm điện 2025

Thông tin mới nhất về tăng lương cơ sở trong năm 2025

Thái Nguyên: Cháy lớn tại phường Gia Sàng, khói lửa bao trùm nhiều nhà dân

Vụ lòng se điếu: Lòng Chát mở cửa trở lại, nói không dùng hàng Trung Quốc

Dược phẩm Hoa Linh: Gieo mầm xanh, hướng tới phát triển bền vững

Nhân sự tuần qua: Bổ nhiệm lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang

Thời tiết hôm nay 12/5: Hà Nội đêm không mưa, ngày nắng

Thời tiết biển hôm nay 12/5/2025: Cảnh báo biển động

'Bố chuột' của Duy Mạnh và cú tát vào văn hóa đổ lỗi

Cõng bạn đi qua tuổi thơ, cõng luôn ước mơ đến vạch đích

Hà Nội: Bé trai lạc giữa phố, một giờ sau ôm chặt mẹ trong nước mắt