Thứ năm 21/11/2024 21:32

Nông dân vùng cao Bắc Hà giảm nghèo bền vững từ cây chè Shan tuyết

Bắc Hà, Lào Cai nổi tiếng là thủ phủ cây chè Shan tuyết với chè Bản Liền tự hào là sản phẩm OCOP 5 sao đầu tiên của tỉnh đã tìm được chỗ đứng ở Mỹ và châu Âu.

Đặc biệt, chè Shan tuyết cổ thụ Bắc Hà được xếp hạng sản phẩm OCOP 3 sao, đợt 2 năm 2022. Từ phát triển cây chè Shan tuyết đã giúp bà con nông dân vùng cao Bắc Hà thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất vùng cao này…

Nông dân Bản Liền vui mùa thu hoạch chè Shan tuyết

Thực hiện Nghị quyết số 10 của Ban thường vụ tỉnh ủy Lào Cai về “Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”; phát huy lợi thế vùng, thời gian qua, huyện vùng cao Bắc Hà đã chú trọng thực hiện mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây chè Shan tuyết.

Ông Nguyễn Xuân Giang, Trưởng phòng nông nghiệp huyện cho biết, toàn huyện hiện có 950ha, trong đó 696,94ha chè Shan tuyết hữu cơ. Đây là sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu ra nước ngoài và sản phẩm “Chè Shan hữu cơ Bắc Hà” là sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 5 sao đầu tiên và duy nhất của tỉnh Lào Cai đến thời điểm hiện nay.

Vùng sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn huyện Bắc Hà đã tạo việc làm và thu nhập thường xuyên cho trên 300 hộ với hơn 1.500 người, tại 4 thôn người Tày của xã Bản Liền. Tuy giá trị thu hoạch chưa cao bằng cây trồng khác (như quế), nhưng có tác động tới số đông người sản xuất, được coi là chuỗi sản xuất hàng hóa hoàn chỉnh, tiêu biểu, bền vững, gắn kết mật thiết giữa người nông dân với doanh nghiệp và thị trường tiêu thụ từ năm 2004 đến nay.

Dự kiến huyện Bắc Hà sẽ mở rộng vùng sản xuất chè đến năm 2025 đạt 1.500ha, tăng 803ha so năm 2022; đồng thời thực hiện cải tạo, thay thế diện tích chè già cỗi, trồng bổ sung đảm bảo mật độ, tập trung thâm canh tăng năng suất chè kinh doanh, đặc biệt mở rộng vùng canh tác chè Shan tuyết hữu cơ lên đạt 1.500ha tại 02 xã Bản Liền và Tả Củ Tỷ. Chú trọng bảo tồn diện tích chè Shan tuyết cổ thụ gắn với phát triển du lịch tại xã Hoàng Thu Phố.

Tạo thêm cơ hội giữ gìn và phát triển vùng chè Shan tuyết cổ thụ Hoàng Thu Phố - Bắc Hà gắn với du lịch bền vững

Thời gian qua, huyện Bắc Hà phối hợp với Trung tâm Khuyến nông và dịch vụ nông nghiệp tỉnh Lào Cai thực hiện Dự án xây dựng mô hình thâm canh chè theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị tại tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020 - 2022. Mô hình được triển khai trên diện tích 20ha với sự tham gia của 70 hộ dân thuộc xã Bản Liền và xã Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà.

Sau 3 năm triển khai, các hộ tham gia mô hình có nhận thức tốt trong áp dụng quy trình sản xuất chè hữu cơ. Tại vùng dự án, năng suất bình quân đạt 4,75 tấn búp tươi/ha/năm, tăng 30% - 35% so với năm 2019, cao hơn mục tiêu dự án 1,25 tấn/ha. Sản phẩm chè búp tươi do Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Bắc Hà thu mua với giá từ 17.000 đồng/kg.

Đặc biệt năm 2022, huyện Bắc Hà hỗ trợ nhân dân 2 xã Bản Liền và Tả Củ Tỷ trồng mới 35ha chè Shan hữu cơ. Cụ thể, tại xã Bản Liền hỗ trợ trồng 30ha với 85 hộ tham gia, xã Tả Củ Tỷ 5ha với 20 hộ tham gia, tổng kinh phí thực hiện 1,38 tỷ đồng từ nguồn vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Trong đó, Nhà nước hỗ trợ 700 triệu đồng, còn lại là vốn đối ứng từ người dân. Tham gia dự án, các hộ trồng chè được hỗ trợ giống, phân bón hữu cơ, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái sản phẩm. Việc hỗ trợ mở rộng vùng trồng chè Shan hữu cơ giúp khai thác tốt thế mạnh nông nghiệp tại địa phương, bảo tồn và nâng cao giá trị kinh tế cây chè Shan tuyết.

Bên cạnh đó, huyện Bắc Hà đã và đang chú trọng giữ gìn, phát triển vùng chè Shan tuyết Bản Liền, Tả Củ Tỷ và Hoàng Thu Phố, đem lại lợi ích kép khi thu hút đông đảo du khách đến với Bắc Hà, tạo động lực phát triển du lịch nông nghiệp bền vững.

Tuy nhiên, chè Shan tuyết cổ thụ Bắc Hà vốn nổi tiếng lâu nay, nhưng nhược điểm lớn nhất là chưa có sản phẩm được chế biến, thương hiệu, tem, nhãn... thị trường tiêu thụ, giá thành thiếu ổn định, hiệu quả kinh tế hạn chế... Với mong muốn có đầu ra ổn định cho sản phẩm chè Shan tuyết cổ thụ, quảng bá đặc sản, thương hiệu, góp phần phát triển du lịch gắn với nông nghiệp bền vững, Hợp tác xã Quang Tôm đã mạnh dạn xây dựng thành công sản phẩm OCOP 3 sao này.

Chị Sải Thị Bích Huế - Giám đốc Hợp tác xã Quang Tôm cho biết: Hiện nay, Bắc Hà có nguồn nguyên liệu dồi dào, chúng tôi nhận thấy rằng, những cây chè ở đây rất có giá trị mà chưa được khai thác đúng mức. Vì vậy, chúng tôi đã xây dựng sản phẩm OCOP để giúp bảo tồn phát huy giá trị của sản phẩm chè Shan tuyết, giúp đời sống đồng bào được nâng cao.

Hợp tác xã đã liên kết với các hộ dân có chè Shan trên địa bàn, nhất là ở vùng chè Shan tuyết cổ thụ xã Tả Củ Tỷ để thu mua chè tươi, rồi hướng dẫn bà con chăm sóc thu hái đúng kỹ thuật. Toàn bộ các khâu từ trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến của hợp tác xã đều theo tiêu chuẩn hữu cơ, đảm bảo nguyên tắc “ba không”, gồm: Không có sâu bệnh, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học, không pha tạp.

Trong quá trình sản xuất, hợp tác xã luôn đặt ra mục tiêu đổi mới tư duy và phương thức sản xuất để cho ra thành phẩm những sản phẩm chè Shan tuyết có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vì quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường gắn với phát triển du lịch sinh thái.

Hợp tác xã hiện đã xây dựng thành công và được công nhận sản phẩm OCOP tiêu chuẩn 3 sao, sản phẩm được thị trường ưa chuộng, nhất là Hồng Trà, Bạch Trà, chè đen được người tiêu dùng Hà Nội, Sài Gòn, TP. Lào Cai ưa chuộng. Chính vì vậy vừa qua, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Lào Cai phân hạng sản phẩm OCOP mới đợt 2 năm 2022, đánh giá sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Gia đình anh Hàng Seo Của, thôn Sỉn Chồ, xã Hoàng Thu Phố còn hơn 400 gốc từ nhiều đời trước để lại, gia đình vẫn giữ gìn và đặc biệt 3 năm qua tập trung chăm sóc khi giá búp chè tươi được thương lái đến tận nơi mua với giá đầu vụ là 60 ngàn đồng/kg, chính vụ từ 45- 60 ngàn đồng/kg, cao gấp 6-7 lần so với giá búp chè tươi thường, trung bình mỗi năm gia đình thu trên 10 triệu đồng từ bán chè búp tươi.

"Đặc biệt trong năm 2022 tiêu thụ dễ, giá cao khi có sự kiện festival và Hợp tác xã Quang Tôm thu mua, xây dựng thành công sản phẩm OCOP 3 sao: 'Chè Shan tuyết cổ thụ cao nguyên trắng'", anh Hàng Seo Của, thôn Sỉn Chồ, xã Hoàng Thu Phố cho biết.

Nhờ chú trọng phát triển vùng chè Shan tuyết hữu cơ Bản Liền, nâng cao chất lượng chè ở các xã khác như Thải Giàng Phố, Tả Củ Tỷ, Nậm Khánh, Tả Văn Chư... các xã chủ động ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Hợp tác xã chè hữu cơ Bản Liền, thị trường tiêu thụ thuận lợi, giá thu mua chè cao, ổn định, đặc biệt thị trường trong và ngoài nước nhất là thị trường châu Âu có nhu cầu tiêu thụ cao sản phẩm Hồng Trà, hợp tác xã chè Bản Liền tăng cường thu mua búp chè tươi có chất lượng tốt để chế biến xuất khẩu.

Nhờ đó tình hình tiêu thụ chè ổn định, giá bán lá chè tươi ở mức 17.000 đồng/kg, tăng nhẹ so với cùng kỳ từ 2-3 ngàn đồng/kg. Trong 9 tháng năm 2022, huyện Bắc Hà đã thu hoạch được 2.876 tấn chè búp tươi, tương đương 553 tấn, đạt 77,7% kế hoạch, giá trị thu được trên 48,8 tỷ đồng.

Đây là mức cao kỷ lục trong suốt chặng đường trồng, phát triển cây chè trên miền cao nguyên trắng Bắc Hà. Dự kiến sản lượng búp tươi thu hái trong năm khoảng 3.700 tấn, cho thu nhập đạt trên 63,5 tỷ đồng, chiếm 5,2% tổng giá trị ngành nông nghiệp. Đây thực sự là tín hiệu vui tạo điều kiện phát triển vùng nguyên liệu chè địa phương, giúp bà con nông dân vùng cao Bắc Hà yên tâm gắn bó với cây chè Shan tuyết./.

Tráng Xuân Cường
Bài viết cùng chủ đề: Lào Cai

Tin cùng chuyên mục

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal