Thứ ba 24/12/2024 01:09

Nội địa hóa hệ thống phòng cháy, chữa cháy cho nhà máy nhiệt điện

Qua 6 năm nghiên cứu, các nhà khoa học trong nước đã làm chủ thiết kế, chế tạo hệ thống phòng cháy, chữa cháy cho nhà máy nhiệt điện đốt than.

Việc phòng cháy, chữa cháy luôn đặt lên hàng đầu

Mới đây, tại Bộ Công Thươngđã diễn ra buổi nghiệm thu đề tài: “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và tổ hợp hệ thống phòng cháy, chữa cháy cho nhà máy nhiệt điện đốt than có công suất tổ máy đến khoảng 600 MW” do Viện Nghiên cứu Cơ khí chủ trì thực hiện.

Buổi nghiệm thu đề tài: “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và tổ hợp hệ thống phòng cháy, chữa cháy cho nhà máy nhiệt điện đốt than có công suất tổ máy đến khoảng 600 MW”

Đề tài này là một trong 12 nhiệm vụ thuộc Dự án khoa học và công nghệ “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và đưa vào vận hành một số hệ thống thiết bị phụ nhà máy nhiệt điện chạy than có công suất tổ máy đến khoảng 600MW”.

Kỹ sư Nguyễn Văn Minh, chủ nhiệm đề tài cho biết, trong 11 hạng mục thiết bị phụ trợ của nhà máy nhiệt điện thực hiện thiết kế và chế tạo trong nước theo Quyết định 1791/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ, thì hệ thống phòng cháy chữa cháy là một hạng mục.

Việc triển khai đề tài nhằm giải quyết mục tiêu cụ thể như sau: Làm chủ thiết kế, quy trình chế tạo, quy trình tổ hợp, quy trình lắp đặt và vận hành hệ thống phòng cháy, chữa cháy cho nhà máy nhiệt điện đốt than có công suất tổ máy đến khoảng 600 MW, bảo đảm tỷ lệ làm chủ không dưới 40% cho dự án thứ nhất, không dưới 60% cho dự án thứ hai và không dưới 80% từ dự án thứ ba trở đi.

Chế tạo, tổ hợp 01 hệ thống phòng cháy chữa cháy được lắp đặt, vận hành tại một nhà máy nhiệt điện đốt than có công suất tổ máy đến 600MW, bảo đảm tỷ lệ giá trị thiết bị chế tạo do các doanh nghiệp cơ khí trong nước thực hiện không dưới 50% cho dự án thứ nhất và thứ hai, không dưới 70% từ dự án thứ ba.

Đồng thời, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ, quản lý, tư vấn, vận hành... cho đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật trong nước.

“Hệ thống phòng cháy chữa cháy đặc biệt quan trọng đối với các nhà máy nhiệt điện đốt than nơi mà tại đây các thiết bị được bố trí với mật độ rất cao, trải rộng trên một phạm vi lớn. Ngoài ra, trong nhà máy nhiệt điện có rất nhiều thiết bị phát sinh ra nguồn nhiệt cao, áp suất lớn, nguyên vật liệu dễ cháy. Vì vậy, việc phòng cháy và chữa cháy luôn được đặt lên hàng đầu - Kỹ sư Nguyễn Văn Minh nhấn mạnh.

Với tầm quan trọng đặc biệt, hệ thống phòng cháy và chữa cháy luôn phải đảm bảo sẵn sàng hoạt động trong mọi tình huống xảy ra. Các thiết bị trong hệ thống phải đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy của Việt cũng như các tiêu chuẩn nước ngoài...

Vì vậy, việc làm chủ các công nghệ về hệ thống này là hết sức quan trọng, đảm bảo khả năng quyết định nhanh, chính xác, linh hoạt trong các tình huống sự cố cháy nổ có thể xảy ra, bảo toàn tối đa các cơ sở vật chất và con người sau khi xảy ra hỏa hoạn.

Nỗ lực làm chủ công nghệ

Theo kỹ sư Nguyễn Văn Minh, hiện nay hệ thống phòng cháy chữa cháy cho các nhà máy nhiệt điện đốt than ở Việt Nam chủ yếu là do nước ngoài đảm nhận dẫn tới không chủ động trong quá trình thiết kế, chế tạo, lắp đặt và vận hành. Các công ty trong nước tham gia nghiên cứu nhưng riêng lẻ rời rạc, chưa có một hồ sơ nghiên cứu tính toán thiết kế, chế tạo và tổ hợp hoàn chỉnh.

Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1

Do đó, đề tài này được xây dựng nhằm thực hiện các mục tiêu của Quyết định 1791/QĐ-TTg, nâng cao chất lượng nghiên cứu, tiến tới làm chủ hoàn toàn hệ thống phòng cháy chữa cháy từ thiết kế, chế tạo, vận hành và bảo dưỡng toàn bộ hệ thống phòng cháy chữa cháy cho các nhà máy nhiệt điện đốt than đang và sẽ được triển khai xây dựng tại Việt Nam.

Đến nay, qua 6 năm nghiên cứu, đề tài đã hoàn thành đầy đủ số lượng, chủng loại, chất lượng các sản phẩm khoa học và công nghệ theo đăng ký. Trong đó, sản phẩm khoa học và công nghệ dạng I gồm: 01 hệ thống phòng cháy chữa cháy của nhà máy nhiệt điện đốt than Sông Hậu 1 công suất tổ máy 600MW đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn, quy phạm phòng cháy chữa cháy và của chủ đầu tư.

Sản phẩm khoa học và công nghệ dạng II gồm: Bộ tài liệu tính toán, thiết kế hệ thống phòng cháy và chữa cháy cho nhà máy nhiệt điện đốt than công suất tổ máy 600 MW; bộ tài liệu quy trình công nghệ chế tạo và tổ hợp hệ thống phòng cháy chữa cháy; bộ tài liệu quy trình lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy; bộ tài liệu quy trình thử nghiệm, kiểm tra, vận hành và bảo trì hệ thống phòng cháy, chữa cháy...

Các sản phẩm này đáp ứng các yêu cầu đặt ra của chủ đầu tư, các tiêu chuẩn thiết kế phòng cháy chữa cháy của Việt Nam và có tính khả thi cao - kỹ sư Nguyễn Văn Minh nhấn mạnh.

Hệ thống phòng cháy chữa cháy đã được chạy thử, nghiệm thu đối với toàn bộ các khu vực của nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 và đã được tổng thầu LILAMA cũng như chủ đầu tư PVN đánh giá đạt kết quả tốt. Hệ thống sau khi được nghiệm thu cũng đã đi vào hoạt động và đến thời điểm này cũng góp phần đảm bảo an toàn lao động, sản xuất cho nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1.

Theo đánh giá của Hội đồng nghiệm thu đề tài, mặc dù khối lượng nghiên cứu, tổng hợp, phân tích rất lớn, tài liệu và các nghiên cứu trong nước chưa đầy đủ, việc tập hợp tư liệu gặp nhiều khó khăn, nhưng nhóm nghiên cứu và cơ quan chủ trì đề tài đã nỗ lực cố gắng hoàn thành 100% hợp đồng khoa học và công nghệ với chất lượng cao, trung thực, có tính ứng dụng cao vào thực tiễn.

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng, chuyển giao cho các đơn vị thực hiện công tác nội địa hóa các hệ thống thiết bị phụ của nhà máy nhiệt điện trong nước.

Viện nghiên cứu Cơ khí (Narime) cùng cơ quan phối hợp là Công ty TNHH Một thành viên BCA - Thăng Long đã chủ động xây dựng bộ tài liệu về nghiên cứu, thiết kế chế tạo, cung cấp thiết bị và lắp đặt cũng như vận hành hệ thống phòng cháy chữa cháy cho nhà máy nhiệt điện đốt than mà không phụ thuộc vào đối tác nước ngoài. Các nghiên cứu, tính toán có thể được áp dụng cho các đối tượng là các nhà máy nhiệt điện có công suất tương tự.
Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Khoa học và công nghệ

Tin cùng chuyên mục

Công bố 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2024

30 chiếc Suzuki Jimny tham gia cuộc đua địa hình từ TP. Hồ Chí Minh đến Đồng Nai

Các xu hướng đe dọa mạng mới cần theo dõi trong năm 2025 và sau đó

HPT D-DAY 2024: Chia sẻ công nghệ tiên tiến và chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đang bước sang giai đoạn mở rộng quy mô, chiều sâu

Triển lãm Quốc phòng: Bắt gặp mẫu siêu xe điện Jaguar I-Pace thuộc sở hữu của Đại sứ quán Anh

Lý do tỷ phú Phạm Nhật Vượng dừng VinFast VF 8 với dịch vụ taxi Xanh SM Luxury

Hai hãng ô tô Honda và Nissan sắp về chung một nhà?

Ký kết hợp tác chiến lược, thúc đẩy tăng trưởng ngành logistics Việt Nam

Việt Nam phấn đấu thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về xếp hạng chỉ số dịch vụ công trực tuyến

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Ô tô nhập khẩu tăng mạnh, 11 tháng đạt gần 161.000 xe

Mẫu sedan hạng sang Audi A6 phiên bản mới tại thị trường Việt Nam có giá bán lẻ từ 2,299 tỷ đồng

Dự đoán thị trường ô tô: Khi nào giá xe điện bằng giá xe xăng?

Subaru Crosstrek giành giải “Ô tô của năm 2024” phân khúc Crossover B+/C-

Sigma OTT lọt top sản phẩm công nghiệp chủ lực của Hà Nội 2024

Nhà Thông Minh Rạng Đông: Giải pháp sống tiện nghi và bền vững cho tương lai xanh

Camry 2024 chính thức có giá bán, bản cao nhất hơn 1,5 tỷ đồng

Toyota tham gia thị trường xe điện bằng chiếc xe dựa trên nền tảng Suzuki

LETCO góp phần hiện thực hoá mục tiêu chiến lược khoa học, công nghệ ngành Công Thương