Chủ nhật 17/11/2024 23:14

Nỗ lực hơn nữa vì lợi quyền của người lao động và doanh nghiệp

Đây là chỉ đạo quan trọng của lãnh đạo Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội đối với Cục An toàn lao động tại Lễ kỷ niệm 15 năm thành lập Cục và Hội thảo đề xuất xây dựng, sửa đổi pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động vừa được đơn vị này tổ chức tại Hà Nội.
An toàn, vệ sinh lao động là quyền lợi và trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp và người lao động (Ảnh minh hoạ)

Tại buổi lễ, ông Hà Tất Thắng - Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội) – cho biết, Cục An toàn lao động, tiền thân là Vụ Bảo hộ lao động được thành lập năm 2003 có nhiệm vụ tham mưu giúp lãnh đạo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong phạm vi cả nước.

“Trải qua chặng đường 15 năm xây dựng và phát triển (tháng 9/2003 – tháng 9/2018), Cục An toàn lao động đã phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng, trở thành một trong những cơ quan chuyên môn quan trọng của Bộ” – ông Thắng nói và cho biết, đến nay, Cục có 39 công chức, 41 viên chức, người lao động với 6 phòng chuyên môn và 1 Trung tâm huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

Cũng theo ông Thắng, hoạt động quản lý nhà nước của Cục trong thời gian qua đã góp phần tích cực vào công tác chăm lo, đảm bảo sức khỏe cho người lao động, đóng góp vào sự phát triển của Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, sự phát triển của doanh nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tại Hội thảo đề xuất xây dựng, sửa đổi pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, một lần nữa các đại biểu thống nhất đánh giá và ghi nhận những nỗ lực của Cục An toàn lao động nói riêng, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội nói chung trong thời gian qua.

Cho rằng công tác an toàn, vệ sinh lao động trong thời gian qua đã được cơ quan quản lý nhà nước, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp dành sự quan tâm đúng mức và đã đạt được những bước tiến quan trọng, nhất là sau khi Luật An toàn, vệ sinh lao động được ban hành, song Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp nhấn mạnh, vẫn còn những tổ chức, đơn vị chưa thực sự quan tâm đến công tác này, trong đó có cả những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và hoạt động trong những lĩnh vực sản xuất – kinh doanh đặc thù.

Thứ trưởng mong muốn cùng với Cục An toàn lao động nói riêng, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nói chung, các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp quan tâm hơn nữa đến công tác an toàn, vệ sinh lao động không chỉ vì quyền lợi của người lao động mà còn góp phần tích cực vào việc xây dựng và phát triển các lĩnh vực sản xuất – kinh doanh và kinh tế - xã hội của đất nước.

Tại Hội nghị, giao nhiệm vụ cụ thể cho Cục An toàn lao động trong thời gian tới, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp đề nghị Cục cần tiếp tục phát huy các kết quả đạt được, tập trung nghiên cứu, tham mưu xây dựng chính sách, giải pháp để giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp để trình Bộ, Chính phủ và Quốc hội xem xét, sửa đổi bổ sung và ban hành mới các chính sách phù hợp với tình hình mới. Trong đó tập trung vào năm nhiệm vụ lớn, gồm: Triển khai đồng bộ, thường xuyên các hoạt động phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã được quy định trong Luật An toàn, vệ sinh lao động, Chị thị 29- CT/TW ngày 19/8/2013 của Ban Bí thư.

Tiếp tục thực hiện tốt các mục tiêu về an toàn lao động trong Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016 – 2020.

Thứ trưởng Diệp cũng yêu cầu Cục An toàn lao động tổ chức có hiệu quả hơn các hoạt động trong Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động hàng năm, đồng thời nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ chuyên môn, có tâm huyết, kiến thức và kỹ năng, kỷ luật lao động, đạo đức công vụ...

Đặc biệt, Cục cần chủ động thúc đẩy và thực hiện tốt công tác huấn luyện, kiểm định an toàn lao động; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, Chính phủ điện tử, cải cách cắt giảm điều kiện kinh doanh, đơn giản thủ tục hành chính, tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin giữa các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, người dân; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin, tuyên truyền nhằm làm chuyển biến rõ rệt từ ý thức sang hành động về an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp và người lao động trong công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động .

Cuối cùng, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp yêu cầu trong thời gian tới, Cục An toàn lao động tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động; triển khai các chiến dịch thanh tra trong lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và mở rộng trong khu vực phi kết cấu, trong các làng nghề và nông nghiệp và Làm thay đổi nhận thức cho người sử dụng lao động về việc thực hiện an toàn lao động không phải là tốn kém mà ngược lại công tác phòng ngừa rủi ro tốt thì rẻ hơn nhiều so với giải quyết hậu quả do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cháy nổ gây ra.

Với người lao động, thay mặt lãnh đạo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, ông Diệp mong muốn, người lao động cần nhận đầy đủ việc tuân thủ các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm bảo an toàn lao, vệ sinh lao động trước hết là để bảo vệ chính bản thân mình và kiên quyết từ chối công việc, rời bỏ nơi làm việc mất an toàn để bảo vệ chính mình và gia đình.

Nhân dịp này, Cục An toàn lao động đã vinh dự được nhận Huân chương Vì sự nghiệp Lao động – Thương binh và Xã hội và Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Hoàng Châu
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tin cùng chuyên mục

Quảng Trị: Nhiều vụ trộm cắp thiết bị điện sau Tết

Đẩy mạnh huấn luyện an toàn lao động để giảm tai nạn

Xây dựng khu công nghiệp sinh thái: Giải pháp phát triển công nghiệp bền vững

Tập huấn an toàn hóa chất đối với Clo và các hóa chất có gốc Clo

Bắc Kạn: Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý an toàn lao động

An toàn lao động tại Thanh Hóa: Phòng ngừa là ưu tiên hàng đầu

Công ty Vận chuyển khí Đông Nam Bộ: An toàn lao động bám sát nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh

Vai trò của an toàn lao động trong phát triển kinh tế - xã hội

An toàn lao động trong các làng nghề: Nhiều trăn trở

Bắc Ninh: Chấn chỉnh công tác an toàn vệ sinh lao động

Chương trình quốc gia về An toàn vệ sinh lao động: Thúc đẩy các giải pháp đảm bảo an toàn

Diễn tập sẵn sàng ứng phó sự cố hóa chất trên đường vận chuyển

Doanh nghiệp Quảng Ninh: Chủ động kiểm soát yếu tố nguy hiểm trong sản xuất

Giảm thiểu tai nạn lao động: Đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng

Nam Định: An toàn lao động trong doanh nghiệp có chuyển biến

Ngành nông nghiệp: Nguy cơ tai nạn lao động không nhỏ

An toàn lao động trong xây dựng: Nỗ lực từ các bên

An toàn lao động để phát triển bền vững

Lao động ngành Công Thương: Thiết thực hành động, đảm bảo an toàn

Nhiễm độc thiếc: Lời cảnh tỉnh an toàn sức khỏe cho người lao động