Thứ ba 19/11/2024 03:21

Ninh Bình: Chỉ số sản xuất công nghiệp đã khởi sắc

Sản xuất công nghiệp của Ninh Bình có những khởi sắc, tỉnh này triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm.

Theo số liệu từ Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình, trong 9 tháng năm 2023, tình hình sản xuất công nghiệp đã phục hồi và có những khởi sắc. Ninh Bình đang triển khai các giải pháp để thúc đẩy sản xuất công nghiệp vào những tháng cuối năm 2023.

Báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình cho thấy, sản xuất công nghiệp trong 9 tháng đầu năm phục hồi chậm, một số ngành công nghiệp trọng điểm của tỉnh này đã giảm sút so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, chỉ số công nghiệp (IIP) toàn tỉnh tháng 9 năm 2023 ước tính giảm 8,04% so với cùng tháng năm 2022. Đây là tháng thứ 4 liên tiếp chỉ số công nghiệp ghi nhận mức giảm.

Sản xuất linh kiện điện tử tại Khu công nghiệp Gián Khẩu, tỉnh Ninh Bình (Ảnh: Đức Lam)

Trong đó, ngành khai khoáng tăng 31,65%, công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 7,45%, sản xuất và phân phối điện giảm 31,03%, cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 11,19%.

Chi tính riêng trong 9 tháng năm 2023, chỉ số công nghiệp toàn tỉnh giảm 2,69%. Trong đó, khai khoáng tăng 10,11%, công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 2,85%; sản xuất và phân phối điện giảm 3,06%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 10,69%.

Về giá trị sản xuất công nghiệp, tính theo giá so sánh năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp tháng 9 toàn tỉnh ước đạt hơn 8,133 nghìn tỷ đồng, giảm 0,7% so với cùng tháng năm trước. Trong đó, khai khoáng đạt 55,9 tỷ đồng, tăng 29,3%; công nghiệp chế biến, chế tạo đạt gần 8 nghìn tỷ đồng, giảm 0,5%; sản xuất và phân phối điện đạt 53,5 tỷ đồng, giảm 37,9%; cung cấp nước và hoạt động quản lý, xử lý rác thải, nước thải đạt 28,3 tỷ đồng, tăng 6,4%.

Để thúc đẩy sản xuất công nghiệp, tỉnh Ninh Bình đã triển khai các giải pháp đồng bộ và đã có tiến hiệu khởi sắc. Cụ thể, lũy kế 9 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 73,1 nghìn tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, khai khoáng đạt 458,9 tỷ đồng, tăng 10,5%; công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 71,6 nghìn tỷ đồng, tăng 1%; sản xuất và phân phối điện đạt 758,3 tỷ đồng, tăng 0,4%; cung cấp nước và hoạt động xử lý rác thải, nước thải đạt 245,9 tỷ đồng, tăng 9,2%.

Sản xuất dây cáp điện ô-tô ở Công ty TNHH Esmo Vina, cụm công nghiệp Gia Phú, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. (Ảnh: Xuân Trường)

Thống kê của Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình cho thấy, trong 9 tháng năm 2023 các sản phẩm công nghiệp có mức tăng khá so với cùng kỳ năm 2022. Các sản phẩm tăng như: Đá các loại tăng 9,9%, ngô ngọt đóng hộp tăng 37,3%, nước dứa tươi tăng 52,3%, thức ăn gia súc tăng 14,9%, linh kiện điện tử tăng 7,3%, kính máy ảnh tăng 84,7%...

Được biết, năm 2022, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Ninh Bình đạt 99.560,2 tỷ đồng (tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước). Một số sản phẩm công nghiệp có sản lượng sản xuất tăng khá so với cùng kỳ năm 2021 là: Giày dép các loại 69,7 triệu đôi, tăng 7,4%; modul camera 315,4 triệu cái, tăng 8,4%; xe ô tô chở hàng hóa 10,9 nghìn chiếc, tăng 47,4%;… Các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã thu hút 100 dự án thứ cấp và 256 hộ sản xuất kinh doanh với tổng số lao động là 30.833 lao động. Doanh thu năm 2022 đạt 11.550 tỷ đồng, nộp ngân sách đạt 263 tỷ đồng.

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Lai Châu: Kinh tế duy trì đà tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch

Tỉnh cuối Đồng bằng sông Hồng, sắp khởi công siêu dự án điện khí LNG 2 tỷ USD

Nông dân Quảng Ninh làm giàu từ sản phẩm OCOP

Kết nối, xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh: 4 ngành công nghiệp trọng điểm được hỗ trợ 100% lãi suất vay

Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai