Thứ tư 25/12/2024 13:33

Những món bánh miền Tây Nam Bộ

Miền Tây Nam Bộ với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, bầu không khí trong lành, con người hiền hậu, dung dị. Đây cũng là nơi quy tụ nhiều món ăn dân dã nổi tiếng, đặc biệt là các món bánh đặc sản làm nức lòng du khách.

Miền Tây Nam Bộ là vùng đất sản sinh nhiều đặc sản nổi tiếng. Trong đó, những chiếc bánh dân dã được chế biến đơn giản như bánh: Bánh katum của dân tộc Khmer, là loại bánh được làm bằng nếp, đậu xanh đường và lá thốt nốt non; bánh bò nướng của người Chăm làm từ nếp cái, đường cát và nước cốt dừa; bánh bột báng An Giang nhân đậu ngọt làm từ bột báng, hoa đậu biếc, đậu xanh; bánh lá dừa, bánh tét, tầm bì, bánh cống, bánh xèo… tất cả đều mang hương vị miền Tây được nhiều người ưa chuộng.

Miền Tây Nam Bộ có rất nhiều loại bánh độc đáo và hấp dẫn

Đến miền Tây sông nước nhất định du khách phải thưởng thức món bánh xèo. Không giống như bánh xèo miền Trung nhỏ, ngập dầu, chiếc bánh ở đây to tròn và đầy ắp nhân. Trong đó bột gạo tráng đều trong lòng chiếc chảo lớn tạo thành lớp vỏ bánh, phần nhân bên trong đa dạng và đậm đà từ thịt heo, tôm sông, giá, đậu xanh, củ sắn, bông điên điển… Hấp dẫn nhất là khi đổ, bột reo lên tiếng “xèo xèo” vui tai, bởi thế mà cái tên bánh xèo cũng được gọi từ đó.

Bánh katum

Bánh cống hay còn gọi bánh cóng là món ăn dân dã của người dân ở Sóc Trăng. Cách chế biến bánh cống khá đơn giản. Phần nhân đậu xanh, thịt mỡ, củ sắn... sẽ được nằm gọn trong khuôn tròn có sẵn bột gạo pha loãng. Sau đó, bánh được đem chiên ngập trong dầu nóng, cho thêm một con tôm lên trên và đợi đến khi chuyển màu vàng đều. Nước chấm chua ngọt là món đi kèm không thể thiếu khi thưởng thức bánh cống.

Bánh xèo

Nếu yêu thích ẩm thực miền Tây Nam Bộ, du khách không nên bỏ qua món bánh khọt. Hương vị của món ăn là sự hòa quyện độ giòn, bùi của bột gạo đem chiên, thơm lừng vị trứng, tôm đồng, thịt heo bằm nhuyễn, nước cốt dừa béo ngậy.

Du khách trải nghiệm và thưởng thức bánh miền Tây

Bánh đúc lá dứa là món quà vặt đi vào tiềm thức, ký ức tuổi thơ của biết bao đứa trẻ lớn lên ở miệt sông nước miền Tây. Món ăn kết hợp giữa bột gạo, lá dứa, dừa nạo và đậu phộng tạo hương vị ngọt lịm dân dã của miền Tây Nam Bộ.

Ngày nay, cùng với bánh chín tầng mây của người miền Bắc, bánh da lợn của người miền Tây cũng đi khắp mọi miền đất nước, trở thành món ăn vặt dân dã mà khó quên.

Khánh Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu