Thứ hai 23/12/2024 19:42

Nhóm công tác hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc: Kịp thời giải quyết nhiều khó khăn

Ngày 12/8/2020, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc đồng chủ trì tổ chức Kỳ họp lần thứ 9 Nhóm công tác hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc (Nhóm Công tác) lần đầu tiên theo hình thức trực tuyến.

Đây là cơ chế hợp tác trong khuôn khổ Ủy ban Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc, được tổ chức thường niên nhằm trao đổi các giải pháp đối với các vấn đề khó khăn trong hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước.

Theo Vụ Thị trường châu Á, châu Phi (Bộ Công Thương), tại kỳ họp, hai bên đã điểm lại tình hình hợp tác kinh tế thương mại Việt - Trung kể từ Kỳ họp lần thứ 8 Nhóm Công tác (tháng 12/2019) đến nay. Nhiều vấn đề trao đổi tại Kỳ họp lần thứ 8 Nhóm Công tác đã được phối hợp giải quyết như: 4 công ty/nhà máy của Việt Nam được xuất khẩu sản phẩm sữa vào thị trường Trung Quốc; khôi phục tư cách xuất khẩu bột cá đi thị trường Trung Quốc cho 3 công ty của Việt Nam; bổ sung cửa khẩu quốc tế đường sắt Đồng Đăng – Bằng Tường đủ điểu kiện xuất khẩu trái cây đi thị trường Trung Quốc...

Đáng chú ý, kim ngạch thương mại Việt - Trung tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, hai bên cũng đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành và địa phương trong việc vừa tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, vừa phối hợp kiểm soát tốt dịch bệnh.

Tại kỳ họp, bà Lê Hoàng Oanh - Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, Trưởng Nhóm Công tác Việt Nam - đã nêu một số kiến nghị nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại và phát sinh mới trong quan hệ thương mại song phương thời gian tới. Cụ thể, đề nghị hai bên kéo dài thời gian thông quan và khôi phục hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cặp chợ, cửa khẩu biên giới Việt - Trung; bổ sung thêm các cửa khẩu được phép nhập khẩu trái cây, lương thực. Đồng thời triển khai các giải pháp rút ngắn thời gian thông quan đối với hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam; thúc đẩy mở cửa thị trường cho các loại nông sản của Việt Nam; thúc đẩy thành lập Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại TP. Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên; tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, giao thương doanh nghiệp trên các nền tảng trực tuyến.

Phía Trung Quốc ghi nhận, đánh giá cao và bày tỏ nhất trí với nhiều đề xuất mới mang tính xây dựng của phía Việt Nam. Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, sẽ phối hợp, đôn đốc các Bộ, ngành và địa phương liên quan phía Trung Quốc nghiên cứu, phối hợp triển khai những kiến nghị của Việt Nam để kịp thời giải quyết các vấn đề tồn tại và phát sinh mới trong quan hệ thương mại song phương, qua đó góp phần ứng phó hiệu quả với tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế hai nước.

Ông Bành Cương - Vụ trưởng Vụ Châu Á, Bộ Thương mại Trung Quốc, Trưởng Nhóm Công tác Trung Quốc - cũng đề xuất một số vấn đề liên quan đến hợp tác kinh tế, thương mại song phương như: thúc đẩy kết nối giữa sáng kiến “Vành đai, Con đường” và khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai”; hỗ trợ chuyên gia, nhà đầu tư, nhân viên kỹ thuật Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam; đẩy nhanh tiến độ bàn giao Dự án đường sắt đô thị trên cao Cát Linh - Hà Đông; tăng cường hợp tác trong các khuôn khổ khu vực và đa phương, phòng vệ thương mại…

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 7 tháng đầu năm 2020, kim ngạch thương mại Việt Nam - Trung Quốc đạt 65,18 tỷ USD, tăng 4,79% so với cùng kỳ năm 2019. Nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc giảm 16,38% so với cùng kỳ. Trung Quốc tiếp tục là đối tác số 1 của Việt Nam, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 7 của Trung Quốc.

Thu Phương
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/12: Lính Ukraine đầu hàng vô điều kiện; Ukraine bắn rơi UAV cảm tử Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/12: Lính NATO thiệt mạng ở Kharkov; bất ngờ cách tuyển quân của Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/12: Sĩ quan NATO thiệt mạng; Ukraine nhận viện trợ 'khủng'

Mời tham dự Triển lãm toàn cầu Bharat Mobility 2025

Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út đề xuất tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thương vụ

Thương vụ Việt Nam tại Maroc: Bờ Biển Ngà sẽ là cánh cửa đưa hạt điều, gạo Việt Nam sang Tây Phi

Thương vụ Việt Nam tại Israel tháo gỡ nhiều vướng mắc cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Tập trung phát triển thương mại nông sản, xúc tiến đầu tư hiệu quả

Chánh Văn phòng Bộ Công Thương: Đề nghị các thương vụ cung cấp thông tin hoạt động thường xuyên, đầy đủ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/12: Lính đánh thuê Ukraine rút lui ồ ạt; Ukraine thiêu rụi kho dầu Nga

Dư địa hợp tác sản xuất đồ uống giữa Việt Nam - Nhật Bản còn rất lớn

Mời tham dự Hội chợ thủ công quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Ấn Độ

Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh là cầu nối đưa hàng nông sản Việt vào sâu thị trường Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập: Nhiều tiềm năng trong thúc đẩy đàm phán FTA với Ai Cập

Mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế khu vực Á - Phi và định hướng tương lai

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia: Thúc đẩy xuất khẩu gạo bền vững trong bối cảnh Indonesia tự chủ lương thực

Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc: SMR khơi mở 'cánh cửa' điện hạt nhân cho Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Philippines: Giữ vững thị trường truyền thống để ổn định hoạt động xuất khẩu gạo

Thương vụ Việt Nam tại UAE: Hợp tác đầu tư - chìa khóa nâng cao quan hệ hợp tác Việt Nam-UAE

Toàn cảnh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024