Thứ ba 06/05/2025 22:02

Nhìn lại sự nghiệp của PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường

PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường đã qua đời tại Bệnh viện Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội sau thời gian chống chọi với bệnh ung thư dạ dày.

Sáng 6/5, PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường, chuyên gia hàng đầu về cổ nhân học và cũng là một nhạc sĩ giàu tâm huyết, đã qua đời tại Bệnh viện Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội sau thời gian chống chọi với bệnh ung thư dạ dày, hưởng thọ 84 tuổi. Thông tin được Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, anh trai của ông xác nhận.

PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời sáng 6/5.

Sinh năm 1941, ông là người con thứ tư của cố Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân – một trong những cây đại thụ của ngành giáo dục Việt Nam. PGS.TS Nguyễn Lân Cường được biết đến là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực cổ nhân học.

Ông từng chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu cấp quốc gia, nổi bật là công trình phục chế, tu bổ bốn nhục thân Phật tại các chùa Đậu, Tiêu Sơn và Phật Tích – những di sản tâm linh và văn hóa đặc biệt của Việt Nam. Ông cũng đảm nhiệm vai trò Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam.

Song song với sự nghiệp nghiên cứu, ông còn là một nhạc sĩ với tình yêu sâu sắc dành cho âm nhạc, đặc biệt là dòng nhạc dành cho thiếu nhi và hợp xướng. Ông từng giữ chức Phó Chủ tịch Thường trực Hội Âm nhạc Hà Nội, Trưởng ban Kiểm tra Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, đồng thời là chỉ huy Dàn hợp xướng Hanoi Harmony.

Trong suốt sự nghiệp sáng tác, ông để lại hơn 70 tác phẩm, nhiều lần đoạt giải thưởng của Hội Âm nhạc Việt Nam, Hội Âm nhạc Hà Nội, UNICEF, Bộ Tư lệnh Hải quân… Các ca khúc tiêu biểu như: Vị tướng của lòng dân, Về đi em, Bài ca về những người lính đảo... đã in dấu phong cách âm nhạc riêng biệt của ông.

Ông từng tâm sự: Sau những chuyến đi khảo cổ khắc nghiệt, trở về Hà Nội, khoác áo đuôi tôm, đứng trước dàn nhạc để chỉ huy hợp xướng là lúc ông thấy mình được sống thật với đam mê.

Ngoài khảo cổ và âm nhạc, PGS.TS Nguyễn Lân Cường còn có năng khiếu hội họa. Ông bắt đầu vẽ tranh sơn dầu từ năm 1962 và tự tay minh họa cho nhiều công trình nghiên cứu, nổi bật là cuốn Bộ xương nói với bạn điều gì? – một tác phẩm gồm 320 hình vẽ do chính ông thực hiện.

Sự ra đi của ông là mất mát lớn đối với giới khảo cổ học, âm nhạc cũng như bạn bè đồng nghiệp và những người yêu mến ông trong nhiều lĩnh vực.

Trần Đình
Bài viết cùng chủ đề: Hải quân Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế thông tin lộ trình miễn viện phí sau chỉ đạo của Tổng Bí thư

Tranh cãi dùng hóa chất, lòng se điếu vào 'tầm ngắm' kiểm tra

Ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn

Xen canh thông minh, nông dân Kon Tum thu lợi kép

Liên Hợp Quốc truyền tải thông điệp hòa bình tại Đại lễ Vesak 2025

Từ đầu năm đến nay, tai nạn giao thông giảm mạnh

Thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh - nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh

PCI 2024: Hải Phòng lần đầu tiên đoạt ngôi vị quán quân

Thời tiết hôm nay 6/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Thời tiết biển hôm nay 6/5/2025: Cảnh báo gió giật cấp 6

Xu hướng 'tiêu dùng xanh' tạo làn sóng mới trên thị trường

‘Giọt hồng yêu thương' và sự sẻ chia sống có trách nhiệm

Nấm độc núp bóng review, phá hoại thị trường - Bài 2: Doanh nghiệp chân chính bị tàn sát bởi review bẩn

Tạo đột phá khoa học - công nghệ: 7 nhiệm vụ trọng tâm

Hội Nông dân 5.0: Chuyển đổi số để bắt kịp xu thế mới

Xe tang cháy dữ dội trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Dự kiến địa phương nào giảm cấp xã, phường nhiều nhất?

Lào Cai tổ chức thi trực tuyến ‘Pháp luật với mọi người’ năm 2025

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về vụ bệnh viện bị tố 'đóng đủ tiền mới cấp cứu’?