Thứ sáu 22/11/2024 08:36

Nhiều thị trường tăng mua, xuất khẩu rau quả 7 tháng ước đạt trên 3,8 tỷ USD

Ước tính, tháng 7/2024, xuất khẩu rau qủa đạt 477 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ, lũy kế 7 tháng đạt trên 3,8 tỉ USD tăng 23,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Rau quả tăng trưởng xuất khẩu mạnh tại nhiều thị trường

Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho hay, ước tính sơ bộ tháng 7/2024, xuất khẩu rau quả đạt 477 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế 7 tháng đạt trên 3,8 tỉ USD tăng 23,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu thị trường tăng mạnh đã giúp kim ngạch xuất khẩu rau quả từ đầu năm đến nay.

Dừa được kỳ vọng sẽ gia nhập mặt hàng xuất khẩu tỷ USD trong thời gian không xa

Ở chiều ngược lại, trong tháng 7, nhập khẩu rau quả ước đạt trên 200 triệu USD, tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 7 tháng là 1,2 tỉ USD tăng gần 13% so với cùng kỳ năm 2023.

10 thị trường nhập khẩu rau quả hàng đầu của Việt Nam đều tăng trưởng từ 15 - 96% trở lên. Trung Quốc vẫn đang là thị trường mua nhiều nhất rau quả Việt Nam, chiếm 64% tổng kim ngạch xuất khẩu trong nửa đầu năm, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cho biết, Việt Nam đã xuất khẩu chính ngạch hơn chục loại trái cây vào thị trường Trung Quốc, gồm: dưa hấu, măng cụt, sầu riêng, chuối tươi, khoai lang, thanh long, chôm chôm, xoài, vải, nhãn, mít. Hiện hai nước đã thống nhất ký kết Nghị định thư dừa tươi, mở ra triển vọng xuất khẩu cho trái dừa của Việt Nam.

Thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của rau quả Việt Nam là Hàn Quốc, xuất khẩu rau quả sang thị trường này đạt 164 triệu USD tăng 57,9% so với cùng kỳ năm 2023. Đối với Hoa Kỳ, trị giá xuất khẩu sang thị trường này đạt hơn 157 triệu USD, tăng 32,4% so với cùng kỳ năm trước. Hoa Kỳ là thị trường tiềm năng đối với các nước xuất khẩu hàng rau quả, trong đó có Việt Nam.

Về mặt hàng, sầu riêng, chuối, thanh long là những mặt hàng xuất khẩu chính của rau quả Việt Nam. Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam - cho biết, do sầu riêng rớt vụ nên kim ngạch xuất khẩu rau quả tháng 7 cũng bị ảnh hưởng.

“Năm 2023, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt giá trị cao nhất vào thời điểm tháng 9 và 10, với giá trị gần nửa tỉ USD mỗi tháng. Tây Nguyên là vùng trồng sầu riêng lớn nhất cả nước, khi khu vực này bước vào vụ thu hoạch rộ sẽ thúc đẩy kim ngạch của những tháng sắp tới tăng mạnh”, ông Đặng Phúc Nguyên chia sẻ.

This browser does not support the video element.

Đồng quan điểm về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vnfruit) - cho rằng, trong những tháng sắp tới, xuất khẩu sầu riêng nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng mạnh, cùng với những tín hiệu tích cực từ thị trường, ngành rau quả kỳ vọng, từ nay đến cuối năm sẽ có thêm những kỷ lục mới và mang lại con số trên 7 tỷ USD xuất khẩu cho cả năm 2024 này.

Kỳ vọng có thêm mặt hàng xuất khẩu tỷ USD

Riêng với mặt hàng dừa tươi, ông Nguyễn Thanh Bình cho hay, nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này của thị trường Trung Quốc là rất lớn và có xu hướng tăng trưởng ổn định, năm sau cao hơn năm trước. Trong khi đó, sản lượng dừa của Trung Quốc mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu tiêu thụ nội địa, phần còn lại là nhập khẩu. Do đó, nếu xuất khẩu chính ngạch được mặt hàng này vào thị trường Trung Quốc sẽ giúp xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng khả quan.

“Sắp tới, dừa tươi sẽ được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc, hứa hẹn ngành rau quả sẽ có thêm mặt hàng xuất khẩu tỷ đô”, ông Nguyễn Thanh Bình chia sẻ.

Là doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này, ông Trần Văn Đức - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư dừa Bến Tre cho hay, Trung Quốc là thị trường vô cùng tiềm năng vì mỗi năm sử dụng tới 2,6 tỷ trái dừa tươi và 1,5 tỷ trái dừa phục vụ chế biến. Trong khi đó, sản lượng dừa của nước này chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu tiêu dùng và chế biến, phần còn lại phải nhập khẩu từ nhiều quốc gia. Với lợi thế về khoảng cách địa lý, thời gian vận chuyển ngắn với chi phí thấp nên sản phẩm sẽ cạnh tranh được với các quốc gia khác. Nếu dừa tươi của Việt Nam mở cửa được tại thị trường này, xuất khẩu dừa sẽ có bước đột phá.

“Nếu Nghị định thư xuất khẩu được ký, các doanh nghiệp khai thác tốt lợi thế mình có thì ngành dừa nước ta có thể thu thêm khoảng 300 triệu USD từ thị trường Trung Quốc. Vài năm nữa, ngành dừa Việt Nam có thể bắt kịp Thái Lan”, ông Đặng Phúc Nguyên dự báo.

Ông Đặng Phúc Nguyên cũng nhận định, cùng với sầu riêng tươi, sắp tới, sầu riêng đông lạnh, dừa tươi sẽ được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc, hi vọng sẽ có thêm nhiều loại trái cây xuất khẩu tỷ USD gia nhập ngành hàng rau quả Việt Nam.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: sầu riêng

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?