Xuất khẩu nông sản và những mảng chưa ‘sáng’

Dù thu về hàng chục tỷ USD xuất khẩu, nhưng nông sản Việt vẫn còn những mảng ‘xám’ đòi hỏi ngành hàng này cần tiếp tục khắc phục.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản Xuất khẩu rau quả Việt Nam đặt mục tiêu 8 tỷ USD Xuất khẩu nông sản: Lưu ý mới từ thị trường

Rau quả đối diện với bài toán chất lượng

Năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam ghi nhận mức cao kỷ lục. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta đạt xấp xỉ 7,15 tỷ USD, tăng 27,6% so với năm 2023. Tính riêng tháng 12/2024, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt trên 529 triệu USD, tăng 15,5% so với tháng 11/2024 và tăng 29,8% so với tháng 12/2023.

Xuất khẩu nông sản và những mảng chưa ‘sáng’
Năm 2024 vừa qua là một năm lập kỷ lục của xuất khẩu rau quả Việt Nam khi đạt hơn 7,2 tỷ USD, tăng 27% so với năm 2023

Năm 2024, ngành hàng rau quả Việt Nam đã khai thác tốt hầu hết các thị trường xuất khẩu truyền thống và tiềm năng, ngoại trừ thị trường Hà Lan. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang các thị trường chủ lực đều ghi nhận mức tăng trưởng cao trong năm 2024 so với năm 2023.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đạt trên 4,63 tỷ USD, tăng 27,3%; Hoa Kỳ tăng 39,8%; Hàn Quốc tăng 39,6%; Thái Lan tăng 73,7%; Nhật Bản tăng 15,3%; thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tăng 10,9%; Australia tăng 25,9%... Điều này phản ánh những nỗ lực của ngành hàng rau quả trong việc nâng cao chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường, đặc biệt là việc tận dụng tốt cơ hội từ các FTA mang lại.

Dù vậy, rau quả Việt vẫn đối diện những bài toán chất lượng. Cụ thể, đầu tháng 1/2024, Trung Quốc vừa phát cảnh báo với sầu riêng và mít tươi xuất khẩu Việt Nam do không tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm.

Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã yêu cầu các địa phương tăng cường giám sát vùng trồng và cơ sở đóng gói, đồng thời siết chặt kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng và truy xuất nguồn gốc. Những đơn vị vi phạm sẽ bị dừng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói. Đây là điều kiện bắt buộc để đảm bảo trái cây Việt Nam giữ vững chất lượng và vị thế trên thị trường quốc tế.

Sầu riêng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, năm 2024 đạt kim ngạch kỷ lục khoảng 3,3 tỷ USD, tăng hơn 1 tỷ USD so với năm 2023. Sự tăng trưởng mạnh của sầu riêng giúp ngành rau quả Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu trên 7 tỷ USD.

Trước đó, Hiệp hội Rau quả Việt Nam cũng đã ra thông cáo báo chí phản ánh tình trạng một số đối tượng đã lợi dụng gian lận, sao chép trái phép mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói sầu riêng thông qua các hình thức hợp đồng ủy quyền sử dụng mã số với các con dấu, chữ ký giả, tự chế… để lừa đảo. Hành vi này vi phạm nghiêm trọng và gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của những nhà sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh sầu riêng chân chính.

Đáng nói hơn nó ảnh hưởng đến uy tín của ngành sầu riêng Việt Nam, làm mất niềm tin của người tiêu dùng Trung Quốc và quốc tế. Ngành sầu riêng Việt Nam có thể đối mặt với nguy cơ lớn khi các cơ quan chức năng nước nhập khẩu có thể siết chặt kiểm soát đầu vào, gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp. Thậm chí là mã số được cấp bị thu hồi vì vi phạm chất lượng quy định.

Gia vị Việt Nam và vấn đề dư lượng

Năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 250.600 tấn hồ tiêu các loại với kim ngạch đạt gần 1,32 tỷ USD, giảm 5,1% về sản lượng nhưng tăng đến 45,4% về giá trị so với năm 2023; xuất khẩu được 99.874 tấn quế với kim ngạch đạt 274,5 triệu USD, tăng 11,7% về lượng và tăng 5,2% về giá trị; xuất khẩu được 14.004 tấn hoa hồi với kim ngạch đạt 63,7 triệu USD, giảm 5,7% về lượng và giảm 16,2% về giá trị; xuất khẩu được 10.433 tấn ớt với kim ngạch đạt 25,1 triệu USD, tăng 2,6% về lượng và tăng 25,9% về giá trị…

Xuất khẩu nông sản và những mảng chưa ‘sáng’
Trong năm 2024, châu Âu đã cảnh báo 77 trường hợp về hồ tiêu và gia vị nhập khẩu từ các thị trường, giảm 2 trường hợp so với năm 2023

Bên cạnh những kết quả tích cực về giá trị xuất khẩu, câu chuyện chất lượng của ngành hàng này cũng là vấn đề cần được quan tâm. Theo Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), trong năm 2024, châu Âu đã cảnh báo 77 trường hợp về hồ tiêu và gia vị nhập khẩu từ các thị trường, giảm 2 trường hợp so với năm 2023. Cụ thể, hồ tiêu 8 trường hợp, ớt 35 trường hợp, quế 12 trường hợp, gừng 5 trường hợp, nhục đậu khấu 8 trường hợp.

Trong đó, Việt Nam ghi nhận số lượng cảnh báo nhiều nhất với 21 trường hợp, tăng gấp 7 lần so với năm 2023. Ớt là sản phẩm bị cảnh báo nhiều nhất với 11 cảnh báo; quế có 7 cảnh báo, trong đó 3 về dư lượng chì; hồ tiêu có 1 cảnh báo vi khuẩn Samonella. Sau Việt Nam là Ấn Độ với 16 trường hợp, Indonesia là 8, Trung Quốc có 4…

Cũng trong năm 2024, đã có 481 cảnh báo từ Hoa Kỳ đối với gia vị nhập khẩu vào nước này, tăng 39,4% so với năm 2023 (tăng 136 trường hợp) gồm quế tăng 26 trường hợp, ớt tăng 16 và hồ tiêu tăng 6 trường hợp. Tổng cộng có 49 cảnh báo đối với hồ tiêu, 37 trường hợp đối với quế và 34 trường hợp đối với ớt. Gia vị Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ ghi nhận 15 cảnh báo, trong đó, 6 trường hợp đối với quế (tăng 3 lần so với 2 trường hợp của năm 2023).

Trong khi đấy, một số lô hàng hồ tiêu đen Việt Nam nhập khẩu vào Đài Loan (Trung Quốc) đã bị cảnh báo do phát hiện chất sudan đỏ vượt mức giới hạn dư lượng tối đa cho phép.

Liên quan đến vấn đề chất lượng, về phía VPSA cũng đã gửi cảnh báo đến các doanh nghiệp và đề nghị tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu, thu mua ngay lập tức có biện pháp ngăn chặn và kiểm soát kịp thời.

VPSA cho rằng, trong bối cảnh vụ tiêu 2025 sắp thu hoạch, việc khẩn trương điều chỉnh phương thức chế biến và thu hoạch cho nông dân và đại lý là hết sức cần thiết. VPSA cũng đang tiếp tục tổng hợp thông tin và báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo VPSA, qua vụ việc này, các doanh nghiệp càng cần phải cẩn trọng hơn nữa trong việc test sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là khi xuất khẩu vào các thị trường khó tính.

Với ngành hàng rau quả, theo ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam, để đẩy mạnh xuất khẩu, giữ uy tín người tiêu dùng, xây dựng được thương hiệu cho ngành hàng rau quả, một trong những vấn đề nóng hiện nay là tiêu chuẩn để kiểm soát chất lượng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải sớm nghiên cứu xây dựng, ban hành tiêu chuẩn quốc gia cho những sản phẩm chủ lực. Khi xây dựng, ban hành được tiêu chuẩn về chất lượng rau quả sẽ giúp các bên có một "cơ sở" để cùng sản xuất, thu hoạch, chế biến. Tiêu chuẩn này sẽ là tiền đề giúp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao... tự tin tiếp tục đàm phán mở cửa thị trường. Cùng với đó, cơ quan quản lý sẽ có những thiết chế luật pháp chặt chẽ hơn để bảo vệ những nhà sản xuất chân chính.

Rau quả đang là ngành thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia thị trường khắp thế giới. Tại Trung Quốc - thị trường rau quả lớn nhất thế giới - Việt Nam đang có nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ lực như xoài, chuối, sầu riêng...
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường châu Âu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Để nâng kim ngạch thương mại, cùng với lĩnh vực truyền thống, Việt Nam - Kazakhstan cần mở rộng hợp tác sang các ngành công nghiệp nền tảng, có tính đột phá.
Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

4 tháng năm 2025, tất cả các nhóm hàng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đều tăng so với cùng kỳ đã đưa kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 21,15 tỷ USD, tăng 10,7%.
Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Thông tư 05 và 38 nhằm hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa và quy trình cấp Giấy chứng nhận C/O.
Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Theo Cục Hải quan, quý 1/2025, xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.
Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Từ 5/5/2025, Bộ Công Thương thống nhất một đầu mối cấp C/O, triển khai số hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phòng chống gian lận xuất xứ.

Tin cùng chuyên mục

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

Cung giảm, cầu tăng đẩy giá dừa lên mức cao nhất từ trước đến nay. Dự báo, xuất khẩu dừa có thể đạt trên 1,2 tỷ USD năm nay.
EC lùi thời gian thanh tra

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

EC đề nghị Việt Nam gửi báo cáo tiến độ khắc phục tồn tại gỡ ‘thẻ vàng’ IUU trước 15/9 và sẽ thực hiện đợt thanh tra lần 5 vào cuối năm 2025.
Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đề xuất áp dụng thuế giá trị gia tăng (VAT) 0% đối với các dịch vụ cho hoạt động xuất khẩu.
Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Campuchia trở thành quốc gia thứ 5 sau Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Philippines ký Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng tươi sang thị trường Trung Quốc.
Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Phải mạnh dạn, có thể rất đau, nhưng bỏ đi những luật không cần thiết, những nghị định đang là rào cản sẽ tạo động lực để kinh tế tư nhân bứt phá.
Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Nhu cầu hàng hóa, nông sản của thị trường EU là rất lớn, tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất để đưa được hàng vào châu Âu đó là tiêu chuẩn, chất lượng.
Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Chủ động lựa chọn phân khúc thị trường khó tính, trong đó có thị trường Nhật Bản, đây là cách để nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam.
Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Hành trình xuất nhập khẩu 50 năm qua là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của đất nước trong việc hội nhập kinh tế quốc tế, cải thiện năng lực sản xuất.
Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Trong tháng 4/2025, Bộ Công Thương đã ban hành 10 quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp cho thương nhân.
Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 75.427 tấn thuốc lá nguyên liệu năm 2025, áp dụng cho doanh nghiệp có giấy phép hợp lệ.
Rủi ro thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cẩn trọng tránh ‘bẫy’

Rủi ro thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cẩn trọng tránh ‘bẫy’

Hội nhập sâu rộng, giao thương hàng hóa ngày càng tăng, nhưng kèm theo đó là những rủi ro thương mại quốc tế, đòi hỏi doanh nghiệp phải cẩn trọng, tránh ‘bẫy'.
Tân Cảng Container khẳng định vị thế M&R Isotank tại Việt Nam

Tân Cảng Container khẳng định vị thế M&R Isotank tại Việt Nam

Tân Cảng Container chính thức trở thành thành viên của TCDA - tổ chức uy tín trong lĩnh vực khai thác dịch vụ logistics, Isotank tại Trung Quốc.
Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến 28/4/2025

Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến 28/4/2025

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tính đến 28/4/2025, cả nước có 152 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.
Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ, doanh nghiệp sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh, từ đó củng cố xuất khẩu, đầu tư vào các ngành công nghiệp nền tảng, mũi nhọn.
Thị trường Halal Indonesia: Còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Thị trường Halal Indonesia: Còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Tăng xuất khẩu sản phẩm Halal vào thị trường Indonesia mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt, nhưng cũng yêu cầu phải tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn chất lượng
Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Ngành sầu riêng cần tập trung khoanh vùng các khu vực trồng an toàn, đảm bảo chất lượng sản phẩm để khôi phục vị thế tại thị trường Trung Quốc.
Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Quý I/2025, xuất khẩu tôm vượt mốc 900 triệu USD. Trong bối cảnh năng suất đạt ngưỡng, việc xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng sẽ tăng kim ngạch xuất khẩu.
Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Dự báo, châu Phi trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo, đây là thị trường rộng nhưng không dễ.
Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Việt Nam vừa ký Nghị định thư xuất khẩu yến thô sang thị trường Trung Quốc, mở thêm cơ hội cho ngành yến tại thị trường tỷ dân này.
Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Gia Lai – vùng đất đỏ bazan giàu tiềm năng nông nghiệp đang cho thấy bước chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu.
Mobile VerionPhiên bản di động