Thứ sáu 29/11/2024 03:01

Nhiều chính sách hỗ trợ tiếp cận thông tin đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Trong giai đoạn 2021-2025, nhiều chính sách hỗ trợ tiếp cận thông tin đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tiếp tục được thực hiện.

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa tổ chức Hội nghị Tập huấn nâng cao kỹ năng, năng lực thực hiện Chương trình giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 cho phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài Trung ương và địa phương tại khu vực phía Nam.

Theo ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông, nhằm thực hiện Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 được đồng bộ, kịp thời, thống nhất và có hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/1/2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo.

Vì vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Quyết định số 606/QĐ-BTTTT ngày 12/4/2023, ban hành kế hoạch tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền về chính sách, pháp luật cho đội ngũ công chức, viên chức các Sở Thông tin và Truyền thông, phóng viên, biên tập viên báo đài trung ương và địa phương.

Nói về tầm quan trọng của chương trình, ông Hồ Hồng Hải hi vọng, thông qua các nội dung của hội nghị sẽ góp phần xác định rõ hơn vai trò của các cơ quan báo chí, truyền thông trong góp phần giảm nghèo thông tin nói riêng và giảm nghèo đa chiều nói chung cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào sống ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo...

Ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu tại hội nghị.

Tại hội nghị, ông Đinh Xuân Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ tuyên truyền (Uỷ ban Dân tộc) đã trình bày chuyên đề “Một số chính sách hỗ trợ tiếp cận thông tin đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025” và chuyên đề “Chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước Việt Nam về dân tộc, miền núi”.

Trong đó, giai đoạn từ 2021 - 2025, thông tin, việc làm, y tế, nhà ở, giáo dục, nước sạch, là 6 dịch vụ cơ bản trong chuẩn nghèo đa chiều.

Đối với lĩnh vực thông tin, tiêu chí để xác định mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ thông tin bao gồm: Sử dụng dịch vụ viễn thông và tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt thông tin được đánh giá bao gồm việc các hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng dịch vụ internet và các hộ gia đình không có phương tiện nào trong số các phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin như, tivi, radio, máy tính, điện thoại, một số thiết bị điện tử thông minh…

Hiện nay, có nhiều chính sách hỗ trợ tiếp cận thông tin được đưa ra như: Chính sách cung cấp dịch vụ bưu chính công ích; Chính sách cung cấp dịch vụ viễn thông công ích; Chính sách hỗ trợ hoạt động báo chí cung cấp thông tin cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chính sách hỗ trợ tiếp cận thông tin thông qua 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.

Những nội dung giúp giảm nghèo về thông tin.

Trong giai đoạn 2021-2025, sẽ có nhiều chính sách hỗ chia làm 2 nhóm đối với doanh nghiệp và đối với người dân.

Cụ thể, với doanh nghiệp sẽ có những chính sách bao gồm: Hỗ trợ doanh nghiệp viễn thông khắc phục tình trạng thôn, bản còn trắng dịch vụ viễn thông, internet; hỗ trợ doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ đến các đảo, nhà dàn; hỗ trợ doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ công cộng.

Còn đối với người dân sẽ có chương trình, dự án: Hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông bắt buộc; hỗ trợ trang bị máy tính bảng, điện thoại thông minh cho hộ nghèo, cận nghèo; hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông di động cho hộ nghèo, cận nghèo; hỗ trợ sử dụng dịch vụ truy nhập internet bang rộng cho hộ nghèo, cận nghèo; hỗ trợ sử dụng dịch vụ truy nhập internet tại trường học, trạm y tế xã,…

Ngoài ra, trong giai đoạn 2021 - 2025 sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tiếp cận thông tin thông qua 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững…

Phúc Hà
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tin cùng chuyên mục

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản