Thứ tư 25/12/2024 13:08

Nhập khẩu hàng hóa có chiều hướng giảm nhẹ trong nửa đầu tháng 10

Trong kỳ 1 tháng 10 (1-15/10), nhập khẩu hàng hóa đạt 15,78 tỷ USD, giảm 5,8% so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 9/2024.

Theo thống kê sơ bộ Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 10 (1-15/10/2024) đạt 15,78 tỷ USD, giảm 5,8% (tương ứng giảm 968 triệu USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 9/2024.

Nhập khẩu hàng hóa có chiều hướng giảm nhẹ trong nửa đầu tháng 10. (Ảnh. M.H)

Một số nhóm hàng giảm đáng chú ý như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 481 triệu USD, tương ứng giảm 10%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng giảm 156 triệu USD, tương ứng giảm 7,2%;

Lũy kế từ đầu năm đến hết 15/10/2024, tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt 294,66 tỷ USD, tăng 17,5% (tương ứng tăng 43,93 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, một số nhóm hàng tăng mạnh như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 16,82 tỷ USD, tương ứng tăng 25,2%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng tăng 5,5 tỷ USD, tương ứng tăng 17,2%; sắt thép các loại tăng 1,76 tỷ USD, tương ứng tăng 22,1%; vải các loại tăng 1,48 tỷ USD, tương ứng tăng 14,7%...

Riêng tổng kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt 187,72 tỷ USD, tăng 16,7% (tương ứng tăng 26,8 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 63,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Trước đó, báo cáo của Tổng cục Hải quan cho hay, trong 9 tháng năm 2024, có 6 thị trường/khu vực thị trường nhập khẩu tăng trên 1 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Trung Quốc là thị trường có mức tăng mạnh nhất, tăng 25,63 tỷ USD; tiếp theo là ASEAN tăng 3,9 tỷ USD; Hàn Quốc tăng 3,15 tỷ USD và Đài Loan (Trung Quốc) tăng 2,97 tỷ USD; Kuwait tăng 1,8 tỷ USD và EU tăng 1,18 tỷ USD. Tính chung, giá trị nhập khẩu trong 9 tháng năm 2024 của 6 thị trường này tăng 38,63 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước và bằng 94% mức tăng trị giá nhập khẩu của cả nước.

Riêng với thị trường Trung Quốc, trong 9 tháng năm 2024, tổng trị giá nhập khẩu từ thị trường này đạt 104,81 tỷ USD, đã tăng mạnh tới 32,4%, tương ứng tăng 25,63 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm 35% trong tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: vốn FDI

Tin cùng chuyên mục

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025