Thứ bảy 28/12/2024 16:20

Nhập khẩu bông phải qua nhiều bước trung gian

Thị trường nhập khẩu bông lớn nhất của Việt Nam hiện vẫn là châu Phi. Tuy nhiên, nhập khẩu bông của Việt Nam từ châu Phi phần lớn thực hiện qua trung gian là các công ty thương mại của Pháp, Thụy Sỹ, Ấn Độ khiến chi phí tăng cao.

Theo số liệu thống kê của Tổng Cục hải quan, năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu 754.392 tấn bông với trị giá 1,44 tỷ USD, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó nhập khẩu bông từ châu Phi, chủ yếu từ khu vực Tây và Trung Phi, chiếm 321 triệu USD năm 2014, tăng 20,5%.

Các nước cung cấp chính cho Việt Nam là Mali (70,5 triệu USD), Bờ Biển Ngà (63,9 triệu USD), Burkina Faso (48,9 triệu USD), Tanzania (37,7 triệu USD), Cameroon (18,6 triệu USD), Benin (31,5 triệu USD), Togo (17,3 triệu USD), Zimbabwe (7,9 triệu USD), Zambia (5,7 triệu USD), Chad (4,2 triệu USD), Mozambique (4 triệu USD)…

Trong 6 tháng đầu năm 2015, nước ta đã nhập khẩu bông từ 13 nước châu Phi với kim ngạch đạt 153,3 triệu USD.

Theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Nam Á (Bộ Công Thương), các doanh nghiệp Việt Nam đều đánh giá bông châu Phi có chất lượng khá tốt, giá thành hợp lý, phù hợp với yêu cầu sản xuất của Việt Nam. Tuy nhiên nhập khẩu bông của Việt Nam từ châu Phi phần lớn thực hiện qua trung gian là các công ty thương mại của Pháp, Thụy Sỹ, Ấn Độ. Thực tế này đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp của cả hai bên.

Trước tiên, doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí cho trung gian dẫn đến giá thành mua nguyên liệu đầu vào cao so với nhập khẩu trực tiếp. Một vấn đề nữa thỉnh thoảng doanh nghiệp Việt Nam cũng mua phải những lô bông từ châu Phi có lẫn tạp chất. Do nhập khẩu qua trung gian nên việc phản hồi chất lượng bông tới nhà sản xuất rất phức tạp và mất thời gian, khi việc khiếu nại hoặc thắc mắc phải thực hiện qua bên thứ ba. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch sản xuất và giao hàng của doanh nghiệp nhập khẩu.

Để khắc phục tình trạng này, Trung tâm Thương mại quốc tế và Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam đã tổ chức đoàn các nhà sản xuất và xuất khẩu bông khu vực Tây và Trung Phi sang Việt Nam có ý nghĩa thiết thực, tạo ra kênh liên hệ trực tiếp giữa doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác tại khu vực này.

Theo Tri thức trẻ

Tin cùng chuyên mục

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ