Thứ hai 25/11/2024 23:59

Nhắn nhủ người trồng cà phê

Cà phê có vai trò quan trọng với nền kinh tế và đời sống đồng bào các dân tộc miền núi. Cà phê được trồng tập trung ở Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum) chiếm trên 90% diện tích cà phê cả nước. Ở phía Bắc, cà phê được trồng nhiều ở Sơn La, Điện Biên, Quảng Trị và Nghệ An...
Nông dân Mường Ảng, Điện Biên thu hoạch cà phê

Đứng trước thách thức

Cà phê đóng góp 2% GDP của cả nước, 30% GDP các tỉnh Tây Nguyên, tạo công ăn việc làm cho trên 2 triệu lao động trực tiếp và gián tiếp. Năm 2013, theo Tổ chức cà phê thế giới (ICO) sản lượng cà phê Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới, chiếm 18,9% về thị phần, thương mại chiếm 19,8%. Năm 2014, Việt Nam xuất khẩu trên 1,6 triệu tấn cà phê, đạt 3,6 tỷ đô-la Mỹ. Song cà phê vẫn đang đứng trước các thách thức lớn. Một là thời tiết biến đổi đe dọa mùa màng: Sương muối năm 2013 ở Sơn La, khô cạn và mưa sớm ở Đắk Lắk, bão vào Quảng Trị, Gia Lai, Kon Tum... Hai là tỷ lệ cây cà phê già tăng, năng suất thấp, vốn cần cho tái canh lớn. Bên cạnh đó, giá cả thị trường biến động liên tục ảnh hưởng tới thu nhập của người nông dân. Cuối cùng là lỗi của công tác quản lý phân bón và thuốc trừ sâu không đạt yêu cầu gây thiệt hại cho người trồng cà phê khi mua phải sản phẩm không đúng chất lượng. Năm nay, cà phê có vùng mất mùa, nhưng giá bán cà phê nhân vẫn đạt 39 – 41 triệu đồng/tấn cà phê nhân xô đối với cà phê vối.

Nâng cao hiệu quả và giá trị

Đầu năm ông Lương Văn Tự bàn chuyện làm thế nào nâng cao hiệu quả canh tác và giá trị của hạt cà phê.

Thứ nhất là nên trồng và chăm bón theo quy trình VietGAP mà các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Nông nghiệp và cơ quan Khuyến nông hướng dẫn; tham gia các chương trình chứng chỉ phát triển bền vững như 4C, chứng chỉ Utz, Rain Forest, cân bằng... Bà con trồng cà phê theo các chương trình này vừa tiết kiệm phân bón, nước tưới, vừa đảm bảo môi trường và giá bán cao hơn.

Thứ hai là đến mùa thu hoạch, hái nhiều lần đảm bảo hái quả chín đạt trên 90% thì chất lượng và hương thơm cà phê tốt. Về lâu dài sẽ được khách hàng ưa chuộng, bán được giá cao hơn. Ở châu Phi có quốc gia còn lạc hậu hơn Việt Nam, nhưng người trồng cà phê biết bảo nhau phải hái 100% cà phê chín nên giá cà phê nhân của họ cao hơn cà phê cùng loại Arabica của Việt Nam.

Thứ ba là đầu tư vào sân phơi, thiết bị máy móc chế biến ướt và các lưới nylon thay sân phơi. Đặc biệt phải giữ an toàn cho hạt cà phê khô cho đến khi bán.

Thứ tư là sản xuất cà phê thu hoạch 1 vụ bán quanh năm. Chính phủ đã có chính sách cho vay tín chấp nên sau khi thu hoạch bà con không nên bán ồ ạt khiến giá giảm, ảnh hưởng đến thu nhập của mình mà căn cứ vào nhu cầu tiêu dùng bán từ từ. Ba năm nay bà con đã làm tốt việc này nên thị trường trong nước khá ổn định. Các năm tiếp theo, bà con cần phát huy và phối hợp với nhau để bán hàng đúng lúc với giá có lợi cho cả ngành, cả vùng của mình.

Cuối cùng là chúng ta có trên 600.000 hộ nông dân trồng cà phê, xuất khẩu cà phê bán cho trên 20 công ty nước ngoài có trụ sở ở Việt Nam. Các công ty này lại bán cho 8 nhà rang xay của thế giới, tiêu thụ khoảng 80% lượng cà phê toàn cầu. Như vậy là vạn người bán có mười người mua. Nếu bà con các vùng không liên kết được với nhau thì không đưa công nghệ canh tác chế biến vào được, không thay đổi cách canh tác trồng cây che bóng thì vườn sẽ bị cạn kiệt, năng suất thấp, không tạo sức mạnh cộng đồng bảo vệ quyền lợi của mình tạo thế để mặc cả với người mua.

Lương Văn Tự - Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'