Chủ nhật 22/12/2024 13:54

Nguồn lực tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS: Còn nhiều thách thức

Ngày 23/11, Cục Phòng, chống HIV/AIDS tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Đề án đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam.

Sự kiện để ghi nhận thành tựu chặng đường 10 năm chuyển đổi tăng dần tỷ trọng các nguồn tài chính trong nước cho công tác phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam và định hướng các giải pháp đảm bảo tài chính nhằm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

Tạo hành lang pháp lý quan trọng

Ngày 15/10/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1899/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020.

Việt Nam đang nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động nhằm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030

Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), đến thời điểm này, HIV/AIDS là chương trình y tế duy nhất tại Việt Nam có riêng 1 quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định 1899/QĐ-TTg) hướng dẫn về cơ chế cho việc đảm bảo tài chính cho 1 chương trình.

Đề án đã tạo hành lang pháp lý quan trọng trong việc thực hiện các giải pháp bảo đảm tài chính bền vững cho phòng, chống HIV/AIDS một cách căn bản và chiến lược với nhiều nhóm giải pháp từ huy động các nguồn tài chính tới quản lý và sử dụng chương trình hướng tới hiệu quả.

Thực hiện quyết định này, Bộ Y tế đã chủ động xây dựng lộ trình thực hiện các giải pháp một cách hiệu quả; trong đó hướng dẫn, đôn đốc và hỗ trợ các tỉnh, thành phố phổ biến, triển khai và xây dựng kế hoạch bảo đảm tài chính cho cả giai đoạn.

Trải qua gần 10 năm nỗ lực không ngừng với cam kết mạnh mẽ của chính quyền các cấp, từ trung ương đến các tỉnh, thành phố; sự phối hợp chặt chẽ của các bộ ngành trong quá trình xây dựng cơ chế chính sách; sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của cộng đồng các nhà tài trợ, Việt Nam đã thực hiện tiến trình chuyển đổi các nguồn lực tài chính trong nước cho công tác HIV/AIDS với một nhiều kết quả ấn tượng.

Cụ thể, tỷ trọng các nguồn tài chính trong nước đã tăng hơn 51%, trong đó tỷ trọng ngân sách địa phương phân bổ cho phòng, chống HIV/AIDS tăng lên qua các năm (từ 8% lên tới 17%).

Quỹ Bảo hiểm y tế là bước đột phá của chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam với 95% người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế, tăng gấp 2 lần trong vòng 5 năm. Quỹ Bảo hiểm y tế đến nay trung bình chi trả 400 tỷ đồng/năm; trong đó khoảng 200 tỷ đồng cho dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và 200 tỷ đồng cho thuốc ARV nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế, nâng tỷ trọng của Quỹ Bảo hiểm y tế trong tổng chi cho HIV/AIDS tăng từ 4% lên tới 9%, chiếm tới 25% nguồn lực trong nước cho HIV.

Ngân sách nhà nước trung ương thông qua Chương trình quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, dự án phòng, chống HIV/AIDS thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia y tế dân số giai đoạn vừa qua cũng đã tập trung nguồn lực để hỗ trợ các tỉnh thành phố thực hiện các mục tiêu của chiến lược và chiếm tới gần 10%. Các nguồn xã hội hóa khác cũng tăng đáng kể lên tới 8%...

Đan xen nhiều thách thức

Đánh giá về những thành tựu trong công tác phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam, ông Marc Knapper - Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nhấn mạnh, từ năm 2019 - 2022, Quỹ Bảo hiểm y tế của Việt Nam đã đóng góp khoảng 10 triệu đôla hàng năm cho các chương trình chăm sóc và điều trị HIV, đáp ứng tới 70% tổng nhu cầu thuốc ARV thiết yếu tại Việt Nam. Đây là một thành tích đáng ghi nhận, nhất là khi so sánh các nguồn lực trong nước chiếm chưa đến 10% kinh phí cho thuốc ARV trước năm 2019. Việc đưa các dịch vụ điều trị HIV vào nền tảng bảo hiểm y tế xã hội là một ví dụ điển hình cho thấy tiến bộ của Việt Nam trên hành trình hướng tới duy trì bền vững ứng phó quốc gia với HIV.

Cùng với những kết quả ấn tượng đã đạt được, Việt Nam cũng còn nhiều việc phải làm để đạt được mục tiêu đề ra.

Những thách thức Việt Nam phải đối diện trên hành trình quyết tâm để chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, đó là: Số người nhiễm HIV được báo cáo tăng cao trong 3 năm trở lại đây, với hơn 13.000 trường hợp, nhiễm HIV tăng nhanh trong nhóm nam quan hệ đồng giới, nhóm chuyển giới. Một số tỉnh, khu vực vẫn còn nhiều nguy cơ cao về bùng phát dịch trở lại như đồng bằng sông Cửu Long…

Trong khi đó, nguồn tài chính cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS vẫn phụ thuộc tới gần 50% vào các dự án quốc tế, nhất là các hoạt động thuộc lĩnh vực dự phòng lây nhiễm HIV hiện quỹ Bảo hiểm y tế sẽ không chi trả…

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, chiến lược quốc gia kết thúc dịch bệnh AIDS vào năm 2030 đã được Chính phủ phê duyệt. Để đạt được mục tiêu, nhiều giải pháp đã được đặt ra, trong đó có việc 100% các địa phương phải xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch và đề án bảo đảm tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS vào năm 2021. Tuy nhiên, đến nay là cuối năm 2022 vẫn còn 12 tỉnh, thành phố chưa phê duyệt kế hoạch.

Vì vậy, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị 12 địa phương chưa phê duyệt kế hoạch hoặc đề án bảo đảm tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS cần khẩn trương xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch bảo đảm tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Với các địa phương đã có đề án bảo đảm tài chính cần bố trí đủ kinh phí theo kế hoạch và có hướng dẫn cũng như phê duyệt các nội dung và định mức chi tiêu cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; các đơn vị liên quan cần hoàn thiện hành lang pháp lý bảo đảm việc cung ứng thuốc ARV nguồn bảo hiểm y tế được liên tục và ổn định bảo đảm quyền lợi của người có thẻ bảo hiểm y tế.

Thanh Tâm

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng yêu cầu dành mọi ưu tiên cứu chữa người bị thương vụ cháy quán cà phê tại Hà Nội

400 người dân tại Hưng Yên được khám, tư vấn bệnh hô hấp và sàng lọc ung thư phổi miễn phí

80 người tử vong vì bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo khẩn

Bệnh nhân được trả góp viện phí tại Bệnh viện FV

Bộ Y tế thông tin mới nhất về bệnh lạ ở Congo khiến nhiều người tử vong

Châu Á chiếm đến 58% số ca tử vong do ung thư trên toàn cầu

Dược phẩm Thái Minh ra mắt nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm mới

Bước tiến mới trong chăm sóc nhãn khoa tại Hải Phòng

Trí tuệ nhân tạo trở thành trợ thủ đắc lực trong khám chữa bệnh

Công bố khảo sát về tỷ lệ người hút thuốc lá ở các tỉnh, thành

Vụ hơn 300 người bị ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu: Chủ cơ sở bị phạt 125 triệu đồng

Việt Nam có khoảng 200.000 ca sốt xuất huyết mỗi năm

Bộ Công Thương triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024

Nhiều năm liên tiếp, doanh nghiệp sữa Cô Gái Hà Lan nhận giải thưởng Top 100 doanh nghiệp bền vững Việt Nam

Thanh lọc cơ thể để tươi mát tận hưởng không khí cuối năm bất chấp công việc bộn bề

Vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở TP. Vũng Tàu: Mẫu thức ăn có vi khuẩn Salmonella, E.coli

Nóng trong người khi làm ngày và tăng ca đêm cuối năm: Làm gì để thanh lọc làm mát cơ thể?

Vụ hơn 300 người ngộ độc nghi do bánh mì ở Vũng Tàu: Một nạn nhân tử vong

Thừa Thiên Huế: kỷ lục về thời gian ca ghép tim xuyên Việt

Công bằng, bình đẳng tiếp cận dịch vụ phòng chống HIV/AIDS