Thứ sáu 22/11/2024 01:02

Người tiêu dùng thắt chặt hầu bao, ngành bán lẻ dần khó

Trong bối cảnh xuất khẩu tăng trưởng chậm, lãi suất tăng và đồng VND yếu... Chi tiêu của người tiêu dùng đang có xu hướng chậm lại, dự kiến đến qúy III/2023.

Người tiêu dùng thắt chặt hầu bao

Báo cáo triển vọng ngành tiêu dùng từ Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect cho thấy, xu hướng tiêu dùng bị dồn nén thời đại dịch đang sụt giảm dần trong bối cảnh lãi suất tăng và đồng VND suy yếu khiến hầu bao của người tiêu dùng vơi đi. Ngoài ra, hiện tượng tâm lý về sự thay đổi trong cách thức chi tiêu của người tiêu dùng (hiệu ứng tài sản) khi giá trị tài sản chưa thực hiện tăng mạnh trong bối cảnh toàn bộ kênh đầu tư như: Thị trường trái phiếu, chứng khoán, bất động sản hay tài sản kỹ thuật số đều ghi nhận mức tăng trưởng mạnh vào năm ngoái.

Do đó, sức tiêu dùng của người dân giảm dần khi toàn bộ các thị trường này đều bước vào giai đoạn điều chỉnh mạnh mẽ trong năm nay buộc giá trị tài sản chưa thực hiện quay đầu giảm. Đa số các ngành thâm dụng lao động đang đứng trước những sức ép lớn.

Theo dự báo, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm tốc khi nhu cầu thế giới suy yếu buộc các ngành da giày, dệt may, chế biến gỗ hay nuôi trồng thủy sản,... phải thu hẹp phạm vi sản xuất. Báo cáo nêu dẫn chứng, từ cuối tháng 11, Nhà sản xuất giày dép Đài Loan, Công ty TNHH PouYuen Việt Nam - công ty lớn nhất TP. Hồ Chí Minh với số lượng hơn 50.000 công nhân đã ra quyết định cho công nhân nghỉ luân phiên trong vòng 3 tháng tới do cắt giảm đơn hàng.

Hay Bình Dương - một trong những trung tâm công nghiệp phía Nam, trong tháng 10 có khoảng 28.000 công nhân phải tạm hoãn hợp đồng lao động và 240.000 người bị giảm giờ làm, tương đương với khoảng 20% lực lượng lao động ở Bình Dương bị ảnh hưởng bởi suy thoái và tỷ trọng này có thể gia tăng trong thời gian tới.

Một số nhà bán lẻ đã gửi đi tín hiệu về chi tiêu của người tiêu dùng sụt giảm kể từ tháng 10. Theo công bố kết quả kinh doanh tháng 10 từ Công ty CP Đầu tư Thế giới di động (MWG), nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm điện thoại di động và điện tử tiêu dùng sụt giảm đáng kể, trong khi đó, hàng tạp hóa vẫn đang trong giai đoạn hồi phục.

MWG ghi nhận doanh thu tháng 10 tăng 3,3% so với tháng trước khi đạt 10.884 tỷ đồng, nhưng đã giảm 10,7% so với cùng kỳ bất chấp sự thật đang bước vào mùa tiêu thụ cao điểm - quý IV chuẩn bị cho những sự kiện lớn như World Cup.

Hay Công ty CP Thế giới số (DGW) cũng đã đưa ra kết quả sơ bộ tháng 10. Theo đó, doanh thu giảm 40% do doanh số sản phẩm điện tử tiêu dùng và điện thoại thông minh thấp hơn dự kiến.

Với những tín hiệu từ thị trường, một số nhà bán lẻ lớn hiện đang ngừng lại hoặc giảm thiểu tốc độ mở rộng kinh doanh trong tình trạng xuất hiện những lo ngại về suy thoái kinh tế. Báo cáo cho thấy việc mở rộng chuỗi nhà thuốc An Khang của MWG và Long Châu của FPT Retail đã bị tạm hoãn kể từ quý III.

So với hồi đầu năm, số lượng cửa hàng Bách Hóa Xanh, Circle K cũng ghi nhận mức giảm. Điều này cho thấy sự thận trọng của các nhà bán lẻ khi đối mặt với diễn biến thị trường của hiện tại. Bởi vậy, các doanh nghiệp tiêu dùng niêm yết có xu hướng tiếp tục duy trì tình hình tài chính tốt hơn với mức đòn bẩy thấp và vị thế tiền mặt ròng.

Hồi phục nửa cuối năm sau

Theo ước tính của VNDirect, tiêu dùng Việt Nam sẽ chịu tác động mạnh trong nửa đầu năm sau và dần hồi phục được đà tăng trưởng tính từ quý III/2023 nhờ tốc độ tăng lãi suất chậm lại trong năm sau khi lãi suất điều hành Fed dần hạ nhiệt và biến động vĩ mô tại Việt Nam cũng dần ổn định, cải thiện niềm tin tiêu dùng của người dân, khu vực EU và Mỹ hồi phục tiêu dùng, đem lại đơn hàng cho các khu công nghiệp Việt Nam.

Chi tiêu của người tiêu dùng đang có xu hướng chậm lại

Hơn nữa, Quốc hội đã phê duyệt Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023 vào ngày 11/11/2022, với thông tin rằng lương cơ sở kể từ ngày 1/7/2023 sẽ tăng 20,8% so với mức hiện hành lên con số 1,8 triệu đồng/tháng, có thể gia tăng thu nhập của công chức và cán bộ Việt Nam. Theo đó, sức tiêu dùng có thể gia tăng.

Thế nhưng, VNDirect cho rằng, thị trường bán lẻ Việt Nam hiện tại nhìn chung vẫn có xu hướng tích cực. Tổng cục Thống kê cho biết, so với cùng kỳ trong tháng 10, tổng mức bán lẻ hàng hóa cũng như doanh thu dịch vụ tăng trưởng tốt ở mức 25,3%, đa phần nhờ vào mức nền thấp của năm ngoái.

Nếu không tính yếu tố giá, doanh số bán lẻ hàng hóa tăng trưởng 16,8% so với cùng kỳ, cao hơn so với mức trước đại dịch. Kể từ quý I, Việt Nam đã nối lại các chuyến bay quốc tế, theo đó doanh thu từ mảng du lịch đã gia tăng gấp đôi so với năm ngoái, hồi phục tới 78% so với thời điểm trước đại dịch Covid-19.

Dữ liệu của Google cho thấy, xu hướng di chuyển tới cửa hàng bán lẻ và giải trí của Việt Nam đã vượt 4,6% so với mức trước dịch. Ngoài ra, xu hướng di chuyển tới hiệu thức và cửa hàng tạp hóa đã tăng 27,5% so với trước đại dịch.

Theo Statista, thị trường hàng hóa cao cấp cá nhân của Việt Nam đạt 976 triệu USD vào năm 2021 và dự kiến sẽ tăng 6,7% mỗi năm lên mức 1 tỷ USD vào năm 2025. Một báo cáo khác của Knight Frank cho biết, có khoảng 72.135 cá nhân tại Việt Nam có quy mô tài sản hơn 1 triệu USD vào năm 2021.

Cũng theo đánh giá của VnDirect, dù vẫn còn ở giai đoạn sơ khởi nhưng thị trường xa xỉ Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng đáng kể nhờ sự gia tăng của tầng lớp người dân thu nhập cao ngày càng có nhu cầu lớn hơn đối với các mặt hàng xa xỉ (như du lịch cao cấp, trang sức, xe hơi, sản phẩm kỹ thuật số cao cấp…). Mặc dù người tiêu dùng giàu có sẽ trở nên kén chọn hơn trong bối cảnh khó khăn hiện tại, nhưng VnDirect tin rằng các thương hiệu/công ty có kinh doanh trong ngành hàng xa xỉ có thể đối mặt với rủi ro thấp hơn từ đợt suy giảm tiêu dùng này.

Lê Na
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

Bột ngọt Meizan từng bước khẳng định vị thế trên thị trường

Người tiêu dùng Việt sẽ tăng chi tiêu trong năm 2025?

Shopee 11.11: Chuỗi livestream 'khủng' nhất năm cùng cơ hội trúng 100 xe máy VinFast

Người tiêu dùng Việt Nam lạc quan nhất ASEAN, vượt trội chi tiêu ở nước ngoài

Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Home Credit mở rộng Home PayLater trên siêu ứng dụng BE, người dùng có thêm phương thức “Mua trước, trả sau”

Vì sao lựa chọn sản phẩm xanh và tiêu dùng xanh chưa phải là ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng?

Thương mại trực tuyến qua livestream bùng nổ khi người tiêu dùng Việt tìm kiếm trải nghiệm mua sắm

Hàng hóa Nga mở rộng thị trường tiêu dùng tại Việt Nam

WinCommerce đã có lãi ròng sau thuế dương trong quý 3 năm 2024

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bán hàng đa cấp

UNIQLO giới thiệu loạt sản phẩm Thu Đông thiết yếu trong không gian trưng bày độc đáo

Thu hồi 5 sản phẩm bồn chứa nước công nghiệp Bridgestone

Bùng nổ ưu đãi với các gói cước dài kỳ từ MobiFone

Công nghệ TPA của Airdog: Bước đột phá trong cuộc cách mạng làm sạch không khí

Hân Korea và hành trình chinh phục lòng tin khách hàng

Đại siêu thị Co.opXtra mở rộng mạng lưới tại TP. Hồ Chí Minh

Colusa - Miliket: Hành trình xanh từ những sợi mì 'đơn tính năng'

Hòa Phát xuất khẩu thành công tủ lạnh thế hệ mới vào thị trường Hoa Kỳ

Tổng đài 1800.6838 hỗ trợ, xử lý thành công gần 70% phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng