Người mắc bệnh tiểu đường có uống được cà phê?
Từ lâu, cà phê là loại thức uống được yêu thích của nhiều người trên thế giới, vì nó mang lại những lợi ích cho sức khỏe nếu uống đúng cách. Ngoài việc giúp cơ thể tỉnh táo làm tăng năng suất làm việc, uống cà phê còn có thể giúp giảm cân, chống viêm...
Riêng cà phê đen nguyên chất được đánh giá phù hợp với những người mắc bệnh tiểu đường. Trong một nghiên cứu của các nhà khoa học đã phát hiện ra cà phê chứa caffein và không chứa caffein đều làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
Những người uống cà phê sẽ có chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp hơn, mỡ cơ thể thấp hơn, các nguy cơ mắc tiểu đường type 2 cũng thấp hơn so với cùng kiểu ăn uống và lối sống.
Cà phê đen nguyên chất được đánh giá phù hợp với những người mắc bệnh tiểu đường |
Có tính toán chỉ ra, uống thêm 100 mg cà phê mỗi ngày cũng liên quan đến việc đốt thêm 100 calo mỗi ngày, nên những người nghiền cà phê khó bị béo phì so với người khác. Caffein trước đó được các nghiên cứu chỉ ra là có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giảm mỡ và giảm sự thèm ăn.
Tuy nhiên, nhiều thắc mắc về việc người bị tiểu đường nên uống bao nhiêu ly cà phê mỗi ngày? trong một nghiên cứu năm 2013, những người tăng lượng cà phê uống hơn 1 cốc mỗi ngày trong khoảng thời gian 4 năm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn 11% so với những người không thay đổi lượng cà phê uống. Thậm chí có nghiên cứu cho thấy những người giảm tiêu thụ cà phê hơn 1 cốc mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 17%.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị bệnh tiểu đường liên quan mật thiết tới thực phẩm nạp vào cơ thể. Do vậy, với người bệnh tiểu đường chỉ nên uống 1 - 2 tách cà phê không đường mỗi ngày nhưng tránh thêm đường, sữa.
Tham vấn trên Tâm Anh Hospital, bác sĩ Võ Trần Nguyên Duy, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh cho hay, cho đến nay chưa có bằng chứng xác định cụ thể số gram đường người bệnh đái tháo đường có thể tiêu thụ mỗi ngày. Với người bình thường, Hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo mức đường nhanh (đường kính, đường mía…) tiêu thụ mỗi ngày với nam giới dùng khoảng 36 gram (9 muỗng trà, mỗi muỗng tương đương 4 gram); nữ giới dùng khoảng 25 gram (6 muỗng trà). Người bình thường nên sử dụng lượng ít hơn mức trên.
Như vậy, người bệnh có thể thêm khoảng 1 – 2 muỗng cà phê đường/sữa đặc để ly cà phê vừa thơm ngon vừa không gây tăng đường huyết. Đồng thời, nên uống trong bữa phụ để không tăng lượng đường trong máu.