Thứ sáu 29/11/2024 09:51

Người lao động bị lừa đi xuất khẩu: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chính

Đại biểu Quốc hội cho rằng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chính trong việc người lao động bị lừa đi xuất khẩu.

Các “công ty ma” luôn chủ động tìm đến người lao động

Chia sẻ bên hành lang Quốc hội tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung ngày 6/6, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Phó trưởng Đoàn chuyên trách đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương cho biết, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có thừa nhận có hiện trạng xảy ra tình trạng người lao động bị lừa đi xuất khẩu lao động.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - đoàn Hải Dương chia sẻ bên hành lang Quốc hội ngày 6/6

Bộ trưởng cũng có nêu dẫn chứng, đối với những trung tâm đưa người đi lao động xuất khẩu được cấp phép, việc lừa đảo xảy ra rất ít, phần lớn việc lừa đảo diễn ra tại các trung tâm hoạt động chui của những công ty ma.

Tuy nhiên, đại biểu đoàn Hải Dương cho rằng, Bộ trưởng chưa giải thích được cần phải làm như thế nào để ngăn chặn tình trạng này. “Trách nhiệm thuộc về nhiều bộ, ngành nhưng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chính trong việc này” - đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nói.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đánh giá, người lao động, nhất là những người nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn thường thiếu thông tin. Do đó, người dân tại những khu vực này tiếp cận thông tin về thị trường vô cùng khó khăn.

Vậy, cần phải làm như thế nào để họ biết được công ty do nhà nước thành lập, công ty có tư cách pháp nhân và uy tín đưa người đi xuất khẩu lao động? Người lao động tìm đến những công ty uy tín này qua kênh truyền thông nào? Trong khi, các “công ty ma” lại luôn chủ động tìm đến người lao động.

“Tôi cho rằng, trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc này. Đó là phải tăng cường, đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân để họ có thể nắm bắt được thông tin. Vì khi có thông tin, người lao động sẽ không bị lừa. Thực tế, các thông tin “ma” thường luôn chủ động tìm đến những người lao động thiếu thông tin” - đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga bày tỏ.

Nói về giải pháp, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho hay, đã khá rõ ràng, đó là minh bạch thông tin, minh bạch thị trường lao động, khi đó sẽ hạn chế được tình trạng này. Tuy nhiên, Bộ trưởng mới chỉ trả lời được đối với những trung tâm có uy tín và được cấp phép thì không có chuyện lừa đảo hoặc lừa đảo xảy ra rất ít.

“Theo tôi, những trung tâm có uy tín, chắc chắn sẽ rất ít xảy ra tình trạng lừa đảo. Nhưng làm như thế nào để ngăn chặn, bảo vệ được quyền lợi người lao động mới là việc cử tri trông chờ vào Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra giải pháp” - đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nhấn mạnh.

Phải tìm ra nguyên nhân người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần

Bình luận về tình trạng người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho biết, giải pháp về vấn đề này vẫn còn đang “loay hoay”, ngoài tăng cường truyền thông, vẫn chưa có giải pháp nào hợp lý, có hiệu quả.

Bởi theo luật, người lao động được quyền rút bảo hiểm xã hội một lần, nếu họ rút một lần thì phải giải quyết. Điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân vì sao họ lại rút bảo hiểm xã hội một lần?

“Theo tôi, ở đây thường là những đối tượng công nhân, người nghèo bị mất việc khi họ không còn bất cứ một nguồn thu nhập nào khác, không còn bất cứ một khoản tiền nào lo cho cuộc sống, buộc họ phải tính đến “của để dành” là khoản tiền bảo hiểm” - đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nhấn mạnh.

Mặc dù, về lâu dài người lao động cũng có nhận thức được sẽ thiệt thòi. Nhưng họ buộc phải giải quyết tình trạng trước mắt như ăn, mặc để tồn tại. Đây là con đường duy nhất của nhiều người lao động nghèo để được một khoản tiền trước mắt.

Nêu giải pháp, theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cùng với việc rà soát lại các quy định như nâng số năm đóng lên với thời hạn rút bảo hiểm xã hội một lần. Số tiền phần trăm khi rút bảo hiểm một lần sửa đổi theo hướng nếu rút một lần thì người lao động sẽ bị thiệt thòi. Khi đó, người lao động sẽ phải tính toán để đóng tiếp.

Muốn làm được như vậy, điều quan trọng nhất là phải quan tâm đến cuộc sống hiện tại của người lao động. nguyên nhân chính để người lao động rút bảo hiểm một lần là do người lao động bị mất việc làm tăng lên, sự hỗ trợ từ nhà nước cũng chỉ như “muối bỏ bể”.

Về vấn đề chậm đóng bảo hiểm xã hội, nợ đọng bảo hiểm xã hội diễn ra rất nhiều, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho biết, chúng ta xử lý cũng chỉ như ‘bắt cóc bỏ đĩa”. Tình trạng này diễn ra từ năm này sang năm khác.

Nguyên nhân của thực trạng trên, đại biểu lý giải, thứ nhất, tại thời điểm hiện tại các doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng rất nặng nề từ đại dịch Covid-19, doanh nghiệp bị “khánh kiệt” nên cũng không còn kinh phí. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng đã được xem xét hỗ trợ, trong đó có giải pháp hoãn nộp bảo hiểm bắt buộc.

Thứ hai, việc doanh nghiệp gặp khó khăn chỉ là nguyên nhân tại điểm này, còn sâu xa là việc các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến quyền lợi của người lao động.

Thứ ba, việc chậm đóng bảo hiểm xã hội mang đến hệ lụy là người lao động mất niềm tin vào bảo hiểm xã hội.

Quỳnh Nga - Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Đại biểu Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Trình Quốc hội tiếp tục giảm thuế VAT 2% trong 6 tháng đầu năm 2025

Chủ tịch Quốc hội trao quyết định bổ nhiệm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni hội kiến

Bổ nhiệm thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao với ông Nguyễn Quốc Đoàn, ông Lê Tiến

Ông Nguyễn Văn Thắng giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính

Ông Trần Hồng Minh giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

Bí thư tỉnh Quảng Trị Lê Quang Tùng giữ chức Tổng thư ký Quốc hội

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

TỔNG THUẬT: Toạ đàm: “Tăng trưởng xanh - Xu thế toàn cầu, sự lựa chọn tất yếu”

Thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án hình sự

Quốc hội chính thức thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)

Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Trần Quốc Vượng

Tháng 11, Bộ Quốc phòng huy động hàng chục ngàn lượt người hỗ trợ đồng bào vùng bão lũ

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các cơ quan báo chí

Thúc đẩy các dự án năng lượng tái tạo của doanh nghiệp Phần Lan tại Việt Nam

Thủ tướng yêu cầu giám sát chặt chẽ việc công bố lãi suất của các tổ chức tín dụng

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp Thủ hiến bang Hessen Boris Rhein