Thứ hai 23/12/2024 12:12

Người dân cả nước hướng về Thủ đô kỷ niệm 132 năm ngày sinh nhật Bác

Mỗi dịp tháng 5 về là dịp kỷ niệm ngày sinh nhật Bác, đông đảo người dân từ khắp các tỉnh thành trên cả nước đã đến viếng Lăng và bày tỏ lòng biết ơn với Người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dân ta, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người đã làm rạng rỡ nhân dân ta, dân tộc ta và non sông đất nước ta, người chiến sỹ cộng sản quốc tế mẫu mực, người bạn thân thiết của các dân tộc đã đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.

Cuộc đời và sự nghiệp của Người là một bản anh hùng ca, một tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa yêu nước, về phẩm chất cộng sản, về trí tuệ uyên bác, đạo đức cách mạng trong sáng và là sự cổ vũ lớn lao đối với các thế hệ người Việt Nam.

Trải qua 132 năm (19/5/1890 - 19/5/2022) kỷ niệm ngày sinh nhật Bác, nhưng người dân Việt Nam mỗi dịp tháng 5 về lại cùng sống với những phút giây đặc biệt, với niềm vui dâng trào nhớ về vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, đặc biệt là cảm xúc bồi hồi khi hướng về Thủ đô Hà Nội, hướng về Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

“Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”

Bác Hồ tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/5/1890, quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Sinh thời, Bác luôn được biết đến là người có lối sống giản dị, khiêm tốn, cao thượng; được nhân dân cả nước yêu mến, tôn trọng. Tuy nhiên, mãi đến năm 1946, lần đầu tiên người dân Việt Nam mới biết đến ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cuộc đời 79 mùa xuân tươi sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn vẹn cho dân, cho nước cả trái tim và khối óc của mình. Người vui với niềm vui chung của dân tộc, Người đau khi nhìn thấy nhân dân lầm than, nước mất, nhà tan, cùng khóc cùng cười là những gì Bác Hồ đã làm với dân ta…

Vì vậy, cứ đến dịp 19/5, kỷ niệm Ngày sinh của mình, Bác thường dặn trước các địa phương, các cơ quan là không nên tổ chức linh đình vì Người sợ tốn thời giờ, tiền bạc của nhân dân trong lúc đời sống và cuộc chiến đấu của nhân dân ta còn nhiều khó khăn, gian khổ. Nhân cách ấy, sự cao thượng ấy càng làm cho hình ảnh của Người trở nên cao đẹp, vĩ đại. Tấm lòng và đạo đức cách mạng sáng ngời của Người mãi mãi là tấm gương sáng để các thế hệ người Việt Nam học tập và noi theo.

Đoàn viên thanh niên thủ đô cùng các em học sinh vào Lăng viếng Bác

Trải qua 132 mùa xuân, 132 năm kỷ niệm ngày sinh của Bác, khắp mọi miền đất nước, khắp các nẻo đường, con phố đều nhuộm đỏ bằng màu cờ Tổ quốc. Mọi thế hệ già trẻ đều đồng lòng hướng về Lăng Chủ tịch tại Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến - nơi an nghỉ vĩnh hằng của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Không khí tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất tấp nập từ những ngày qua, không chỉ có người dân Hà Nội, du khách trong nước mà du khách nước ngoài cũng đến thăm viếng rất đông. Du khách xếp hàng từng đoàn từ sáng sớm, ai ai cũng hồi hộp và mong chờ.

Du khách không chỉ vào Lăng viếng Bác mà họ còn được tham quan những khu di tích lân cận như nhà sàn, nơi ở và làm việc của Bác Hồ. Theo con đường đẹp trải sỏi trong khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch, một vườn cây với biết bao cây trái đón chào du khách.

Những chị em phụ nữ trong tà áo dài Việt Nam cùng lá cờ đỏ sao vàng, hát vang bài hát Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng trong khuôn viên nhà sàn

Các loại hoa được đem về từ mọi miền đất nước, tất cả đều được sắp xếp, trồng tỉa khéo léo không làm mất đi cảnh quan dân dã, gần gũi với mỗi người dân Việt Nam. Trong nhà sàn, vẫn còn lưu giữ đồ dùng của Bác năm xưa, từ đôi dép, bộ ấm chén pha trà đến chiếc áo kaki mà Người thường mặc… tất cả đều rất thân thương và gần gũi với mỗi người dân Việt Nam. Mỗi người đến đây dường như đều lưu luyến và xúc động chiêm nghiệm về cuộc đời, sự nghiệp và nhân cách cao đẹp của Người.

Cô Xuân - du khách đến từ tỉnh Quảng Nam cho biết: “Cô chú cùng hai con trai mỗi dịp sinh nhật Bác đều từ Quảng Nam đến thăm Lăng Bác. Bận thế nào gia đình cô cũng sẽ sắp xếp để đến. Bác như người ông, người cha kính yêu của gia đình. Nhìn thế hệ trẻ, từ lớp mầm non, tiểu học và những bạn sinh viên đến thăm lăng Bác, cô lại cảm thấy yêu Bác và yêu đất nước mình hơn. Thật sự những tình cảm ấy rất thiêng liêng, nó bắt nguồn từ rất nhiều thế hệ khác nhau”.

Em Linh, học sinh lớp 4 Trường tiểu học Dịch Vọng B vui vẻ cho biết, hôm nay em cũng như các bạn rất may mắn được các cô trong trường dẫn đến tham quan Lăng trong ngày sinh nhật Bác. Em rất vui và tự hào, sau này em sẽ cố gắng học thật giỏi để có thể tiếp bước thế hệ cha ông.

Mặc dù Bác đã đi xa nhưng trong mỗi người dân Việt Nam và cả bạn bè quốc tế vẫn luôn nghĩ rằng: "Bác không bao giờ mất". Bác vẫn đời đời sống cùng non sông, đất nước và bạn bè năm châu. Bác như vẫn như ở đây, hàng năm tới dịp tháng 5 là toàn thể nhân dân ở khắp các miền quê Việt Nam và cả bạn bè năm châu vẫn nô nức tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh của Bác.

Nhã Uyên - Nguyễn Thảo
Bài viết cùng chủ đề: Thông tin về Bác Hồ

Tin cùng chuyên mục

10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

Lễ hội hoa - kiểng Chợ Lách lần đầu tiên tại Bến Tre có gì đặc sắc?

Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển trong kỷ nguyên mới

Có gì hấp dẫn tại lễ hội hoa hướng dương phong cách cao bồi miền Tây ở Van Phuc City?

Tinh thần ‘Quân với dân một ý chí’ được tái hiện qua 300 tư liệu tại Bảo tàng Quân khu 9

Chiếu phim 'Đào, Phở và Piano' dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Khám phá Đà Lạt qua ống kính: Triển lãm ảnh nghệ thuật 'Những sắc màu thành phố ngàn hoa'

Bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu 2024

Ra mắt cuốn sách ‘Kiến trúc Hà Nội - Giao thoa văn hóa Việt - Pháp’

Quảng Nam: Kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An là di sản văn hóa thế giới

Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Vẫn nhớ 'Đây A Nốp' trong phim 'Trên từng cây số'

Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3: 'Dòng chảy di sản'

Sắp diễn ra lễ hội hoa hướng dương lớn nhất TP. Hồ Chí Minh tại Vạn Phúc City

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Khai mạc Triển lãm mỹ thuật Sắc quê 2 của họa sĩ Quỳnh Thơm

Thừa Thiên Huế: Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế: Công nhận Tri thức may, mặc áo dài Huế là di sản văn hoá phi vật thể

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới