Thứ hai 23/12/2024 06:35

“Nghệ nhân” trong lòng đồng bào dân tộc Khơ Mú

Dân tộc Khơ Mú có trên 1.300 người sống tập trung chủ yếu ở xã Nghĩa Sơn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Người Khơ Mú ở đây có câu “Ruôi rít chi Moong” có nghĩa là bỏ phong tục tập quán sẽ lụi, để muốn nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng và giữ gìn những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Nghệ nhân Vì Văn Sang (bên trái) hướng dẫn thế hệ trẻ đánh cồng

Phục dựng nét văn hóa độc đáo

Dù số lượng không lớn lại sống chung với cộng đồng các dân tộc có nền văn hóa đa dạng, phong phú nhưng người Khơ Mú nơi đây vẫn giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc trong đời sống sinh hoạt. Ông Vì Văn Sang được người dân Khơ Mú coi như một pho sách sống trong kho tàng văn hóa dân tộc Khơ Mú trong việc giữ gìn, phát huy hồn cốt văn hóa của dân tộc.

Ở tuổi gần 70, ông Vì Văn Sang vẫn còn khá lanh lẹ, đôi mắt sáng tinh nhanh, tràn đầy nhiệt huyết với văn hóa dân tộc. Trong câu chuyện của mình, ông luôn tự hào được lớn lên trong bầu sữa văn hóa của đồng bào dân tộc Khơ Mú và có niềm đam mê và thẩm thấu những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình. Ông luôn trăn trở làm sao để lưu giữ và phát triển những giá trị văn hóa dân tộc và những thế hệ kế cận thực sự tâm huyết với truyền thống dân tộc. Làm sao để lưu truyền những nét văn hóa dân tộc cho phù hợp với đời sống văn hóa mới. Không chỉ sưu tầm, quản lý số lượng lớn các vật dụng, đồ lễ, các loại nhạc cụ truyền thống, ông Sang còn nắm vững ý nghĩa của từng dụng cụ, linh vật và những lễ tục trong hoạt động văn hóa của dân tộc mình. Bởi vậy, mỗi dịp tổ chức lễ hội ông đều chuẩn bị các vật dụng, đồ lễ và tận tình hướng dẫn, truyền dạy cho con cháu những vốn văn hóa của dân tộc được ông chắt lọc, lưu giữ nhiều năm qua. Ông chia sẻ: “Dân tộc Khơ Mú có rất nhiều nét văn hóa độc đáo, mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, vì vậy tôi luôn cố gắng sưu tầm, phục dựng làm sao để những giá trị ấy không bị mất đi. Tôi mong muốn thế hệ con cháu sẽ tiếp nối những công việc mình đang làm”.

Truyền dạy cho con cháu tình yêu văn hóa dân tộc

Bà Hoàng Thị Phóng - Bí thư xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái cho biết: “Dù đảm nhận nhiều công việc khác nhau, từ tham gia quân ngũ rồi giữ chức Bí thư đảng ủy xã Nghĩa Sơn suốt 30 năm, nhưng ở đâu, trên cương vị nào ông Vì Văn Sang luôn đau đáu một nỗi niềm là làm sao để lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc của người Khơ Mú”. Ông đã mạnh dạn đứng lên vận động con cháu, bà con trong xã tổ chức lại các lễ hội truyền thống, sưu tầm các loại nhạc cụ, các điệu múa dân gian. Hoạt động của ông đã góp phần phục dựng được hàng chục lễ hội như: Lễ hội cầu mùa, cầu mưa, lễ ăn cơm mới. Ngoài ra ông đã sưu tầm, tạo dựng lại được 10/13 loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc Khơ Mú và nhiều câu châm ngôn, ca dao tục ngữ rất ý nghĩa.

Có lẽ, ông Vì Văn Sang luôn vui vì thế hệ trẻ của dân tộc Khơ Mú hiểu và nhiệt tình đón nhận kiến thức mà nghệ nhân truyền đạt. Các phong tục như tục lấy nước mới, thờ cúng tổ tiên, tục cưới xin dần dần được thế hệ con cháu trong và ngoài dòng họ thực hiện và ngày càng phổ biến hơn. Tranh thủ mọi thời gian, ông Vì Văn Sang lại truyền dạy cho con cháu tình yêu văn hóa, giải thích ý nghĩa của các loại nhạc cụ hay, các lễ tục quan trọng của dân tộc.

Với những đóng góp to lớn của mình trong việc gìn giữ và phát triển vốn văn hóa dân tộc Khơ Mú, ông Vì Văn Sang đã được huyện Văn Chấn đề nghị Nhà nước công nhận là nghệ nhân dân gian. Đây sẽ là động lực để ông tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm làm dày hơn vốn kiến thức văn hóa khổng lồ của dân tộc mình. Ông cũng đang ấp ủ tâm nguyện xuất bản cuốn sách ghi lại một cách đầy đủ và sinh động nhất về những nét đặc sắc trong đời sống sinh hoạt văn hóa vật chất tinh thần của cộng đồng người Khơ Mú xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

Nhật Thanh

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu