Thứ hai 23/12/2024 08:01

Nghệ An: Xuất khẩu đặt mục tiêu 4 tỷ USD vào năm 2025

Theo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của tỉnh Nghệ An, tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa đạt bình quân theo từng năm, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 4 tỷ USD vào năm 2025.

Tăng trưởng xuất khẩu 2016-2020 đạt 906,5 %/năm

Theo báo cáo từ sở Công Thương Nghệ An, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội ngành Công Thương trong giai đoạn 2016-2020 có sự tăng trưởng khá. Giai đoạn 2016-2020, tổng kim ngạch xuất khẩu có sự tăng trưởng đều qua các năm, từ 853,3 triệu USD năm 2016 lên 1.510,3 triệu USD vào năm 2020. Tốc độ tăng trưởng bình quân 25,6%/năm.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng từ 574,2 triệu USD năm 2016 lên 1.200,3 triệu USD năm 2020, đạt tốc độ 21%/năm. Xuất khẩu dịch vụ bao gồm dịch vụ du lịch và xuất khẩu lao động đến năm 2020 đạt 310 triệu USD .

Giá trị xuất khẩu một số nhóm hàng của Nghệ An tăng cao

So với giai đoạn 2011-2015, xuất khẩu giai đoạn 2016-2020 có tốc độ và giá trị cao hơn, cho thấy những tác động tích cực của hội nhập kinh tế đối với hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người của tỉnh tăng từ ~220 USD/người năm 2011 lên 338,4 USD/người năm 2020, đóng góp quan trọng vào GRDP, ổn định kinh tế, xã hội cũng như giải quyết việc làm, tăng thu nhập và đóng góp vào ngân sách địa phương.

Có thể thấy trong giai đoạn 2016-2020, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu có nhiều chuyển biến tích cực. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng các mặt hàng công nghiệp chế biến, giảm tỷ trọng xuất khẩu hàng thô và sơ chế. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến năm 2020 đạt mức cao 83,6% đã thể hiện rõ xu thế công nghiệp hóa của nền kinh tế. Tỷ lệ hàng công nghiệp và hàng qua chế biến ngày càng tăng cao, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó, vật liệu xây dựng đã vươn lên trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của tỉnh với kim ngạch đạt 399 triệu USD vào năm 2020.

Cụ thể trong nhóm hàng dệt, may, da giày đến năm 2020, Nghệ An có 184 doanh nghiệp (DN) hoạt động trong ngành dệt may. Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 188,7 triệu USD năm 2016 lên 338,7 triệu USD năm 2020, đạt tốc độ tăng trưởng 32%/năm. Hàng được xuất khẩu đến hơn 30 thị trường trên thế giới. Nhìn chung, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị ngành may đã được đầu tư tương đối hiện đại để đáp ứng yêu cầu thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc... Đối với, hoa quả chế biến và nước hoa quả, năm 2016 kim ngạch xuất khẩu đạt 35,1 triệu USD với sản phẩm chủ yếu là nước dứa và nước chanh leo cô đặc. Kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng này đạt 35,2 triệu USD năm 2016 tăng lên 39,6 triệu USD năm 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16,1%/năm.

Theo Sở Công Thương, năm 2021 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt hơn 2,4 tỷ USD, tăng 59,7% so với năm 2020, vượt 101% kế hoạch (1,2 tỷ USD). Trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 2,097 tỷ USD, tăng 74,7% so với năm 2020, vượt 130,4% kế hoạch. Có được kết quả này, là cả sự nỗ lực của chính nội tại DN cùng sự hỗ trợ tích cực từ phía chính quyền, bởi liên tục hai năm 2020 và 2021 Nghệ An là một trong những địa phương chịu tác động nặng nề của dịch Covid-19.

Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn đó, các DN vẫn duy trì và phục hồi sản xuất sau dịch rất nhanh chóng. Đặc biệt, các ngành có thế mạnh như dệt may, da giày, dù chịu tác động lớn của dịch bệnh nhưng vẫn đạt mục tiêu sớm hơn dự kiến. Những ngành hàng truyền thống, có thế mạnh xuất khẩu như điện thoại, điện tử, máy móc, linh kiện… cũng có thể đạt mức tăng trưởng xuất khẩu khoảng 15 - 25% trong năm nay. Thị trường xuất khẩu hàng hóa tiếp tục được mở rộng. Đến nay, các DN Nghệ An đã xuất khẩu hàng hóa sang thị trường của hơn 150 nước và khu vực.

Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tuy có nhiều chuyển biến tích cực song tỷ lệ hàng công nghiệp chế biến có giá trị lớn còn thấp. Chưa xuất hiện những mặt hàng mới có đóng góp kim ngạch lớn; các mặt hàng có giá trị gia tăng cao chiếm tỷ trọng thấp. Kim ngạch xuất khẩu phụ thuộc vào các mặt hàng công nghiệp như dệt may, da giày, điện tử và linh kiện máy tính...phần lớn vẫn mang tính gia công, lắp ráp. Tỉnh Nghệ An chỉ có 2 mặt hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD.

Chia sẻ điều này, ông Nguyễn Minh Tuấn - Trưởng phòng Quản lý xuất nhập khẩu, Sở Công Thương cho rằng, xuất khẩu của Nghệ An vẫn chưa thực sự ổn định và bền vững. Giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu thấp, chủ yếu dựa vào khai thác các yếu tố về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động giá rẻ, chưa có hàng hóa xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao để có thể tham gia vào khâu tạo ra giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Thị trường xuất khẩu hàng hóa mặc dù trong thời gian qua có bước tiến đáng kể, song vẫn còn hạn hẹp, quan hệ bạn hàng thiếu ổn định, còn phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc. Dịch vụ logistics của tỉnh thời gian vừa qua tuy có sự cải thiện về hạ tầng dịch vụ, loại hình dịch vụ, thành phần cũng như số lượng DN tham gia nhưng chưa đồng bộ, nhiều “điểm nghẽn” dẫn đến việc tăng chi phí, giảm khả năng cạnh tranh của DN xuất nhập khẩu.

Xuất khẩu 4,0 tỷ USD vào năm 2025

Để xuất khẩu hàng hóa phát triển ổn định và bền vững, Nghệ An đang xây dựng đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2021 - 2025. Với mục tiêu đến năm 2025 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 4,0 tỷ USD. Tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến từ 83,6% năm 2020 lên 90,4% năm 2025; giảm tỷ trọng hàng khoáng sản và nhiên liệu từ 7,68% năm 2020 xuống 3,92% năm 2025. Thu ngân sách từ lĩnh vực xuất, nhập khẩu giai đoạn 2021-2025 đạt từ 7.700 tỷ đồng.

Trong đó nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo đến năm 2025 đạt đạt 3,61 tỷ USD, chiếm 90,4% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nhóm này gồm có: Hàng dệt may, da giày, Gỗ và sản phẩm gỗ, vật liệu xây dựng, linh kiện điện tử, hoa quả chế biến, hạt nhựa, bao bì...

Năm 2021 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt hơn 2,4 tỷ USD, tăng 59,7% so với năm 2020, vượt 101% kế hoạch (1,2 tỷ USD).

Những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Nghệ An đang có nhiều cơ hội thuận lợi. Đó là việc hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, hiệu quả từ các Hiệp định thương mại thương mại tự do (FTA), nhất là các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP tạo điều kiện thuận lợi, mở ra cơ hội lớn trong hợp tác toàn diện và mạnh mẽ hơn với các đối tác lớn, đáp ứng nhu cầu của người dân, DN.

Môi trường đầu tư, kinh doanh không ngừng được cải thiện. Chính phủ đã và đang nỗ lực để trở thành ”Chính phủ kiến tạo”, tạo môi trường thuận lợi hơn cho các DN, sẽ có những tác động tích cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN. Xu hướng chuyển dịch các dòng vốn đầu tư giai đoạn hậu dịch Covid-19, cùng với sự chuẩn bị tốt hạ tầng các khu công nghiệp như VSIP; WHA Hemaraj, hạ tầng giao thông, cảng biển, hàng không, đường sắt,... không ngừng được nâng cấp, đầu tư sẽ mở ra cơ hội để Nghệ An tạo dựng nguồn hàng thúc đẩy xuất khẩu.

Tuy vậy, các Hiệp định thương mại thế hệ mới đã và đang được thực thi sẽ mang lại nhiều cơ hội cho hoạt động xuất khẩu nhưng cũng nhiều thách thức cho DN ở địa phương trong điều kiện sản xuất hàng hóa; năng lực cạnh tranh và hạ tầng phục vụ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh còn hạn chế.

Vì thế, với quan điểm không phụ thuộc quá lớn vào một thị trường, ngành công Thương đang thực thi hiệu quả các cam kết và khai thác tốt cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do nhằm mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nhất là các thị trường trọng điểm chiến lược như, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN…. Nâng cao chế biến, chế tạo, nâng cao giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, chủ động tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, xây dựng và phát triển một số thương hiệu mạnh cho hàng hóa xuất khẩu của địa phương.

Để đạt được mục tiêu đặt ra cho giai đoạn tới, ông Phạm Văn Hóa - Giám đốc Sở Công Thương cho biết, Ngành tập trung rà soát, hoàn thiện, bổ sung cơ chế chính sách trong thông quan hàng hóa xuất khẩu nhằm tránh chồng chéo. Xây dựng cơ chế khuyến khích DN đầu tư, cải tạo nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, kho bãi tại khu vực cửa khẩu biên giới và cảng biển, mở rộng khơi thông luồng lạch tại cảng biển để tàu trọng tải lớn ra vào thuận lợi đồng thời chú trọng phát triển hạ tầng kỹ thuật dịch vụ logistics đáp ứng nhu cầu xuất khẩu về lâu dài.

Cùng với đó nâng cao chất lượng cán bộ quản lý lĩnh vực xuất nhập khẩu về các lĩnh vực, thuế, quy tắc xuất xứ, tiếp cận thị trường, đầu tư, dịch vụ, hải quan, mua sắm của Chính phủ, phòng vệ thương mại, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường...

Tăng cường cải cách thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, thuế, hải quan, giám định chất lượng, kiểm dịch động thực vật, khử trùng... tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp vào đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh tại Nghệ An.

Ngành sẽ tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng hơn cho DN làm thủ tục xuất nhập khẩu. Thương xuyên kết nối với DN nhằm kịp thời nắm bắt các khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp tháo gỡ và hỗ trợ DN, đặc biệt đối với các nhóm ngành hàng xuất khẩu có lợi thế mạnh.

Hoàng Trinh

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản