Thứ ba 24/12/2024 01:45

Nghệ An: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi, chế biến, chế tạo “giữ nhịp” tăng trưởng

Theo UBND tỉnh Nghệ An, chỉ số sản xuất công nghiệp địa phương này trong năm 2022 ước tăng 14% so với cùng kỳ năm trước.

Theo số liệu báo cáo được UBND tỉnh Nghệ Ancông bố, các chỉ số sản xuất công nghiệp trong năm 2022 phục hồi nhanh. Các doanh nghiệp trên địa bàn nỗ lực mở rộng sản xuất bù lại khoảng thời gian 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Theo UBND tỉnh Nghệ An, chỉ số sản xuất công nghiệp địa phương này trong năm 2022 ước tăng 14% so với cùng kỳ năm trước

Theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2022 ước tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. trong đó, công nghiệp khai khoáng tăng 19,73%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,05%, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 22%.

Trong đó, dự ước cả năm 2022, một số sản phẩm có mức tăng khá so với cùng kỳ năm 2021 như: than sạch 17 ngàn tấn, tăng 13,33%, khai thác đá xây dựng 5,6 triệu m3, tăng 10,13%; xi măng 11 triệu tấn, tăng 25%; linh kiện điện tử 400 triệu sản phẩm, tăng 53,85%; điện sản xuất 3.600 triệu KWh, tăng 33,78%...

Một số nhà máy đã đi vào hoạt động từ đầu năm và có sản phẩm thương mại ổn định như xi măng Tân Thắng, may An Hưng, Luxshare ICT Nghệ An... Thực hiện bổ sung quy hoạch thêm 3 cụm công nghiệp; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp gồm Khu công nghiệp Thọ Lộc giai đoạn I, 600ha và Khu công nghiệp Hoàng Mai II, 343,7ha. Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đến tháng 11/2022 đạt trung bình 62,94%; các cụm công nghiệp đang hoạt động đạt 77%.

Cũng theo Sở Công Thương Nghệ An, tháng 11/2022 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 16,34% so với tháng 11/2021, (tăng 15,49% so với tháng 10/2022), trong đó, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 42,26% (giảm 4,02% so với tháng 10/2021); công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,85% (tăng 20,26% so với tháng 10/2022); cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,63% (tăng 0,62% so với tháng 10/2022); công nghiệp khai khoáng giảm 4,6% (tăng 6,16% so với tháng 10/2022) so với cùng kỳ năm 2021.

Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng cho toàn ngành công nghiệp

Nổi bật, các sản phẩm công nghiệp tăng so với tháng 11/2021 gồm: Xi măng 1.046 triệu tấn, tăng 18,68%; bia đóng lon 10,2 triệu lít, tăng 24,90%; ống thép Hoa Sen 4.500 tấn, tăng 40,27%; sữa tươi 24,9 triệu lít, tăng 24,25%; may mặc 8,7 triệu cái, tăng 45,80%; điện sản xuất 469 triệu kWh, tăng 36,21%... Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với tháng 11/2021 như: Bao bì 3,7 triệu lít, giảm 11,85%; thùng carton 2,2 triệu chiếc, giảm 10,34%; phân bón NPK 7,5 nghìn tấn, giảm 13,48%; dăm gỗ 15,7 nghìn tấn, giảm 8,9%...

Tính chung 11 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp thực hiện tháng 11/2022 ước đạt 7.690 tỷ đồng. Lũy kế 11 tháng năm 2022, ước đạt 80.190 tỷ đồng, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2021 và đạt 86,69% kế hoạch.

Trong đó, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10,21% so với 11 tháng/2021. Trong đó nhóm sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 13,82%; công nghiệp khai khoáng tăng 11,81%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,25%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,49% so với cùng kỳ năm 2021.

Ngoài ra, sản phẩm công nghiệp dự ước tăng so với cùng kỳ 2021: Xi măng 9.740 nghìn tấn, tăng 20,58%, vượt 8,22%; bia các loại 132,6 triệu lít, tăng 35,8%, đạt 80,36%; sữa chế biến 265,4 triệu lít, tăng 28,8%, đạt 81,67%; may mặc 76,1 triệu cái, tăng 16,62%, đạt 89,7%; điện sản xuất 3.876 triệu kWh, tăng 29,15%, đạt 99,38%…

Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm như dăm gỗ 189,6 nghìn tấn, giảm 6,01%, đạt 29,17%; bao bì 50,8 triệu chiếc, giảm 3,16%, đạt 63,48% so với kế hoạch; thức ăn gia súc 135 nghìn tấn, giảm 4,58%, đạt 61,37%…

Hoàng Trinh
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Tin cùng chuyên mục

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển