Thứ hai 23/12/2024 06:56

Nghệ An: Nhiều chợ tiền tỷ xây xong bỏ hoang 

Đầu tư hàng chục tỷ đồng thế nhưng nhiều chợ ở Nghệ An vẫn vắng bóng tiểu thương trong khi đó, nhiều chợ cóc, chợ tạm vẫn thản nhiên hoạt động làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông. 

Theo tìm hiểu, ngay trên địa bàn TP. Vinh, chợ Hưng Đông đã hoàn thành từ đầu năm 2018. Chợ được xây dựng với tổng vốn đầu tư 5,7 tỷ đồng, trên diện tích 3.600 m2 gồm 1 đình chính và 2 dãy kiốt bán hàng và các công trình phụ trợ đầy đủ như nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, hệ thống phòng cháy, chữa cháy, mương tiêu thoát nước thải…

Chợ Hưng Đông được đầu tư hơn 5 tỷ đồng nhưng người dân chỉ buôn bán phía bên ngoài cổng chợ

Với kỳ vọng chợ Hưng Đông khi đưa vào sử dụng sẽ phục vụ nhu cầu kinh doanh trao đổi hàng hóa của người dân, góp phần chấn chỉnh tình trạng chợ cóc, chợ tạm gây mất mỹ quan đô thị. Tuy nhiên, chỉ sau thời gian ngắn khai trương, chợ không có người đến mua - bán.

Đến nay, chợ vẫn cửa đóng then cài. Khu vực này đã trở thành sân chơi thể thao của người dân. Nguyên nhân được cho là: thói quen truyền thống, quy hoạch chưa hợp lý và ý thức của người dân còn hạn chế.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Tấn - Chủ tịch UBND xã Hưng Đông, TP. Vinh - cho biết: “Xã cũng đã làm hết cách, cứ kêu gọi được vài bữa đâu lại vào đó, dân chỉ buôn bán phía bên ngoài còn phía trong bỏ trống. Xã đã triển khai nhiều biện pháp nhưng người dân tỏ ra thờ ơ, không buôn bán ở chợ vì không thuận tiện đường. Và thực tế chợ xây dựng không phát huy hiệu quả…”, ông Tấn Khẳng định.

Chợ mới Nghi Kim được xây dựng từ năm 2015 nhưng đến nay chưa một lần các tiểu thương vào buôn bán

Còn ở xã Nghi Kim - khi thực hiện dự án khu đô thị mới do Công ty CP Xây dựng Trường Sơn làm chủ đầu tư, chợ mới Nghi Kim được xây dựng từ năm 2015 nhưng đến nay gần 4 năm qua khu chợ vẫn bỏ hoang.

Ông Trần Đức Dũng - Phó Chủ tịch UBND xã Nghi Kim - cho biết: Từ khi hoàn thành cho đến thời điểm này, chợ chưa một lần được đưa vào họp. Chợ mới nằm trong tổng thể dự án gồm chung cư, nhà ở liền kề, trường mầm non… với tổng diện tích 6,6ha, trong đó diện tích xây dựng chợ là 1.200m2. Xã đã làm việc với nhà đầu tư và được biết, vì doanh nghiệp không chuyên về quản lý chợ nên đang muốn chuyển nhượng lại cho doanh nghiệp khác quản lý, kinh doanh…

Người dân trên địa bàn thường đi chợ Nghi Phú và họp chợ dưới chân cầu Nghi Kim. Vì mất an toàn giao thông nên xã đã nhiều lần ra quân lập lại trật tự nhưng, thực tế cũng rất khó cho chính quyền, bà con vì xã không có chợ; trong khi chợ được xây trên địa bàn quy mô bài bản thì cửa đóng im ỉm.

Có chợ mới - nhưng theo thói quen bà con vẫn buôn bán bên lề đường gây mất an toàn giao thông

Không chỉ ở thành phố, ngay ở nông thôn cũng xẩy ra tình trạng này, chợ Rạng xã Thanh Hưng, huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã được xây dựng mới khang trang với số vốn 4,9 tỷ đồng, nhưng lại bị bỏ hoang. Được biết, chợ Rạng mới được xây dựng từ năm 2016 (do UBND xã Thanh Hưng làm chủ đầu tư), chợ có diện tích trên 5.000 m2, có đình chợ rộng 150m2. Đến tháng 6/2018 hoàn thành, với mong muốn sẽ phục vụ nhu cầu mua, bán cho các xã Thanh Hưng, Thanh Tiên, Thanh Văn (huyện Thanh Chương) và cả Thuận Sơn (Đô Lương). Thế nhưng đến nay chợ vẫn chưa hoạt động. Trong khi đó, dân lại biến quốc lộ 46B thành nơi buôn bán họp chợ, gây ách tắc giao thông.

Thiết nghĩ, các cấp chính quyền cần sớm có biện pháp tháo gỡ những khó khăn bất cập của những khu chợ tiền tỷ xây xong bỏ hoang. Trong khi đó, những chợ tự phát, chợ cóc, chợ tạm thì vẫn tiếp tục mọc lên ở nhiều nơi, nhất là phía ngoài các khu công nghiệp. Nếu không có giải pháp để giải quyết tình trạng này thì không chỉ gây lãng phí ngân sách Nhà nước và tiền bạc của nhân dân mà còn ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn giao thông tại nhiều khu vực.

Hoàng Trinh
Bài viết cùng chủ đề: chợ cóc ngã tư sở

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững