Thứ sáu 22/11/2024 02:54

Nghệ An: Giải ngân vốn đầu tư chậm 2 năm liên tiếp sẽ miễn nhiệm cán bộ

Năm 2023, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công không đạt tối thiểu 90% kế hoạch được giao trong 2 năm liên tiếp, cán bộ sẽ bị xem xét miễn nhiệm theo quy định.

Cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp giải ngân chậm

Trong năm 2023, tỉnh Nghệ An sẽ đề cao kỷ luật, kỷ cương và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp giải ngân chậm, gắn kết quả giải ngân với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Thi công dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Nghệ An vẫn còn chậm so với yêu cầu

Với các cơ quan, đơn vị đến hết niên độ ngân sách năm 2023 không đạt tối thiểu 90% kế hoạch giải ngân được giao là một trong các tiêu chí để xem xét, đánh giá, xếp loại hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ. Việc không hoàn thành nhiệm vụ 2 năm liên tiếp là một trong các trường hợp để xem xét miễn nhiệm cán bộ theo quy định.

Tỉnh Nghệ An cũng nghiêm cấm hành vi yêu cầu tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư khi chương trình, dự án chưa được quyết định chủ trương đầu tư, chưa được phê duyệt hoặc thực hiện khối lượng vượt kế hoạch giao, gây nợ đọng xây dựng cơ bản. Đối với nợ đọng xây dựng cơ bản phát sinh sau ngày 31/12/2014, giao Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị, giám đốc các sở, ban, ngành, các chủ đầu tư tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan và báo cáo UBND tỉnh.

Đến 10/12, Nghệ An giải ngân 47,38% tổng kế hoạch vốn được giao

Theo UBND tỉnh Nghệ An, tính đến ngày 10/12/2022, nguồn vốn đầu tư công tập trung tỉnh quản lý đã giải ngân được hơn 3.527 tỷ đồng trên tổng số hơn 7.444 tỷ đồng phân bổ theo kế hoạch, đạt 47,38%.

Trong đó có 10 đơn vị chủ đầu tư giải ngân trên 80%, 5 cơ quan, đơn vị chưa thực hiện giải ngân; 12 cơ quan, đơn vị giải ngân chậm (dưới 58,46%) và liên tiếp 3 đợt báo cáo không thực hiện giải ngân; 32 cơ quan, đơn vị đã thực hiện giải ngân, tỷ lệ giải ngân dưới mức bình quân chung của tỉnh (dưới 58,46%).

Lý giải về tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp, tỉnh Nghệ An cho hay bên cạnh các nguyên nhân khách quan, thì nguyên nhân chủ quan là các cấp, các ngành, các chủ đầu tư chưa quyết liệt trong công tác giải ngân vốn đầu tư công. Công tác thẩm tra của các đơn vị được thực hiện thận trọng hơn; công tác giải phóng mặt bằng thực hiện chậm hơn.

Năm 2023, tỉnh Nghệ An được giao nguồn vốn thực hiện kế hoạch đầu tư công (đợt 1) hơn 7.311 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách trung ương hơn 2.306 tỷ đồng, hơn 5.000 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương. Đối với nguồn ngân sách trung ương, có 800 tỷ đồng dành cho các dự án trọng điểm, liên kết vùng, đường ven biển, 270 tỷ đồng dành cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và 936,1 tỷ đồng dành cho các dự án theo ngành, lĩnh vực.

Cũng trong năm 2023, UBND tỉnh Nghệ An giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo chỉ tiêu kế hoạch đầu tư công cho các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các chủ đầu tư để triển khai thực hiện; chủ trì theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023, báo cáo UBND tỉnh định kỳ hằng tháng, quý.

Đơn vị này có trách nhiệm kịp thời báo cáo UBND tỉnh xem xét, xử lý các cơ quan, đơn vị giải ngân thấp so với mức trung bình chung của cả tỉnh liên tiếp trong 3 tháng hoặc vi phạm trong công tác quản lý, điều hành kế hoạch đầu tư công. Bên cạnh đó, chủ trì tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh kế hoạch vốn theo quy định đối với các dự án triển khai thực hiện và giải ngân chậm để bổ sung vốn cho các dự án có tỷ lệ giải ngân tốt, có khả năng thực hiện và giải ngân hết chỉ tiêu bổ sung.

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cũng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, địa phương trong đảm bảo nguồn vốn, giải ngân kịp thời và quyết toán vốn đầu tư các công trình, dự án cũng như kiểm soát chặt chẽ việc giải ngân kế hoạch đầu tư công hàng năm theo quy định hiện hành.

Hoàng Trinh
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, EVNCPC tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Lai Châu: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Lào Cai: Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Yên Bái: Công nhận 5 xã của huyện Lục Yên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024

Lai Châu: Kinh tế tăng trưởng ổn định, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Cá tầm hồ Hòa Bình được đấu giá thành công 150 triệu đồng

Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Thanh Hóa: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với người nước ngoài cư trú, hoạt động trên địa bàn

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường hoa ảm đạm trong dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế