Thứ hai 23/12/2024 13:38

Ngành gạo thế giới chịu tác động mạnh từ căng thẳng Biển Đỏ

Các quốc gia xuất khẩu gạo gồm Ấn Độ, Pakistan, thậm chí cả Việt Nam bắt đầu bị ảnh hưởng bởi tình trạng xung đột vũ trang chưa hồi kết tại khu vực Biển Đỏ.

Tình hình mất an ninh tại khu vực Biển Đỏ kéo dài trong thời gian qua đã và đang tác động trực tiếp đến việc vận chuyển hàng hóa qua khu vực này. Theo đó, giá cước vận tải qua Biển Đỏ được ghi nhận tăng hơn gấp đôi so với tháng 12/2023, trong đó tuyến đường thương mại Á - Âu chịu ảnh hưởng nặng nhất. Cước tàu biển tăng là thách thức mới cho các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp xuất khẩu gạo.

Thông tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho hay, gần đây đã xuất hiện thông tin về một số quốc gia như Ấn Độ, Pakistan chịu tác động từ khu vực Biển Đỏ. Trong đó, với Pakistan, cước container tăng mạnh và thời gian tàu hàng đi châu Phi và châu Âu sẽ dài hơn do thay đổi lộ trình. Thậm chí một số thương nhân nước này lo sợ tình trạng thiếu hụt container rỗng sẽ lan rộng và đẩy giá cước tiếp tục leo thang nếu xung đột tại khu vực Biển Đỏ không có tín hiệu hạ nhiệt.

Xuất khẩu gạo toàn cầu chịu tác động từ khu vực Biển Đỏ. Ảnh minh họa

Theo VFA, hiện nay các tuyến đi bờ Tây châu Phi và Bắc Mỹ đã bị ảnh hưởng trong khi châu Âu cũng sẽ khó tránh được trong thời gian tới. Và phân khúc gạo basmati của Pakistan sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp do đây là thị trường tiêu thụ chính với thời gian nhập khẩu tập trung trong tháng 1-2 năm 2024 bởi đây là thời điểm thu hoạch vụ lúa basmati hàng năm của Pakistan.

Cũng theo VFA, Bộ Thương mại Ấn Độ gần đây cho biết hoạt động xuất khẩu gạo đã bắt đầu bị ảnh hưởng bởi tình trạng xung đột vũ trang chưa hồi kết tại khu vực Biển Đỏ. Tuy vậy chi tiết mức độ ảnh hưởng chưa được công bố rõ ràng. Bộ Thương mại nước này cũng lo ngại nếu căng thẳng kéo dài, hoạt động xuất khẩu gạo basmati sang Ai Cập và châu Âu sẽ bị ảnh hưởng.

Với Việt Nam, theo chia sẻ của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo, việc cước vận tải tăng cao cũng đang là gánh nặng sẽ “đè” lên vai cho cả chuỗi ngành hàng, tức cả người bán lẫn người mua.

Cụ thể, theo ông Phan Văn Có, Giám đốc Marketing Công ty TNHH Vrice, từ giữa tháng 12/2023 các nhà vận tải biển nước ngoài đã thông báo cho doanh nghiệp về việc điều chỉnh giá cước vận chuyển tăng khoảng 500 USD/cont 40 ft. Tuy nhiên, đây mới là mức tăng ban đầu và giá cước có thể còn tăng thêm nếu tình hình an ninh ở khu vực Biển Đỏ xấu thêm. “Điều này cũng sẽ tác động nhất định lên giá gạo xuất khẩu, làm giảm sức cạnh tranh của mặt hàng này”- ông Có nói.

Phân tích cụ thể hơn, theo ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An, với doanh nghiệp đã ký hợp đồng bán gạo, nhưng chưa có hợp đồng vận chuyển với hãng tàu, thì sẽ bị thiệt hại khi tại thời điểm giao hàng giá cước vận chuyển tăng. Trường hợp doanh nghiệp bán giá FOB thì người mua sẽ chịu mọi vấn đề phát sinh của cước tàu.

Mặc dù vậy, ông Bình cho rằng, với bối cảnh của ngành lúa gạo hiện nay, nhu cầu người mua rất lớn và họ sẽ chịu những thiệt hại do cước vận chuyển tăng. Bởi khi đàm phán ký kết doanh nghiệp đã tính toán cả chi phí vận chuyển vào giá bán.

Kể từ giữa tháng 11/2023 đến nay, phiến quân Houthi liên tục tấn công các tàu chở hàng gần eo biển Bab el-Mandeb, khiến nhiều hãng tàu như MSC (Thụy Sỹ), A.P. Moller - Maersk (Đan Mạch), Hapag-Lloyd AG (Đức), Euronav (hãng vận tải dầu thô bằng đường biển của Thụy Sỹ), Frontline (công ty vận chuyển dầu mỏ đường biển của Na Uy)… phải thông báo tạm ngưng các chuyến hàng qua Biển Đỏ hoặc buộc phải vòng qua mũi Hảo Vọng (Nam Phi), hành trình mất thêm từ 7 - 10 ngày. Vòng quay của con tàu lâu hơn, phát sinh chi phí vận tải nhiều hơn, vòng quay 1 con tàu mất khoảng 2 tuần. Một số tuyến vận tải phải cắt bỏ một số chuyến hàng hàng tuần dẫn đến thiếu chỗ hoặc đưa thêm tàu vào khai thác làm tăng thêm chi phí.

Theo nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, từ giữa năm 2023 nhiều hãng tàu đã thông báo điều chỉnh cước vận tải biển tăng từ 300-600 USD/cont 40 ft với thời gian áp dụng từ ngày 1/1/2024.

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gạo

Tin cùng chuyên mục

Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home