Thứ sáu 22/11/2024 00:43

Ngành điện tử: Tỷ lệ nội địa hóa thấp

Điện thoại, linh kiện điện tử là các sản phẩm công nghiệp chủ lực và cũng là những nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam, bất chấp những ảnh hưởng tiêu cực do dịch Covid-19. Tuy nhiên, tỷ lệ nội địa hoá của ngành điện tử vẫn còn thấp.
Dẫn đầu về xuất khẩu

Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, trong quý I/2022, điện thoại và linh kiện điện tử có giá trị xuất khẩu lớn nhất, đạt 14,23 tỷ USD, chiếm 16% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước. Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 13,05 tỷ USD, tăng 9,2%. Các thị trường xuất khẩu lớn của nhóm hàng này chủ yếu vẫn là EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, trong đó xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện sang Hoa Kỳ tăng mạnh tới 17,2%, đạt gần 3 tỷ USD.

Xuất khẩu điện thoại và linh kiện tăng trưởng tốt

Lĩnh vực điện tử tại Việt Nam ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực này. Nhiều hãng điện tử lớn trên thế giới đã đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất sản phẩm điện tử công nghệ cao ở Việt Nam như Samsung, LG, Foxconn, Fukang Technology, LG Display Hải Phòng. Các chuyên gia kinh tế đánh giá, tốc độ tăng trưởng của nhóm hàng máy vi tính và linh kiện điện tử đã vượt qua dệt may, trở thành nhóm hàng xuất khẩu chủ lực lớn thứ 2 của Việt Nam kể từ năm 2019 đến nay.

Bộ Công Thương nhìn nhận, xuất khẩu máy tính, điện tử và linh kiện đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), trong quý I/2022, chỉ số sản xuất công nghiệp ngành điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 9,4%. Đây là những tín hiệu đáng mừng về sự phục hồi của sản xuất cũng như xuất khẩu sản phẩm điện tử, máy tính và linh kiện trong năm 2022, dự báo một năm tăng trưởng mạnh mẽ và đóng góp tích cực vào sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam.

Cần giải pháp hỗ trợ để phát triển bền vững

Mặc dù được đánh giá là ngành công nghiệp mũi nhọn và đạt được một số thành tựu trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đóng vai trò lớn trong xuất khẩu, nhưng thực tế, nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện của Việt Nam vẫn đang dừng ở giai đoạn đầu chuỗi sản xuất sản phẩm điện tử, phụ thuộc phần lớn vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam chưa hướng mạnh vào chế biến sâu, chưa phát triển sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ và chất xám cao; tỷ trọng sản phẩm chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao còn thấp.

Cục Công nghiệp thẳng thắn thừa nhận, tỷ lệ nội địa hóa ngành điện tử hiện nay thấp. Các sản phẩm điện tử trên thị trường Việt Nam đa số là hàng nhập khẩu nguyên chiếc hoặc lắp ráp trong nước bằng phần lớn các linh kiện nhập khẩu. Mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu khoảng gần 50 tỷ USD các mặt hàng linh kiện điện tử, trong khi khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trong nước còn rất hạn chế. "Chính vì vậy, phát triển ngành công nghiệp điện tử cần tạo bước đột phá để phát triển. Cụ thể, các doanh nghiệp trong nước cần tham gia nhiều hơn nữa trong chuỗi giá trị toàn cầu, thiết lập được hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ và đủ sức hợp tác với tập đoàn công nghệ quốc tế lớn" - lãnh đạo Cục Công nghiệp chỉ ra.

Để hoạt động xuất khẩu của nhóm hàng này phát triển bền vững, rất cần các giải pháp hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý trong việc xem xét ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp các công đoạn nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm sản phẩm. Cần đòn bẩy từ các chương trình xúc tiến thương mại, đổi mới quy trình xúc tiến thương mại cho phù hợp với tình hình mới. Thực hiện các giải pháp nhằm mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu, tận dụng tối đa lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực. Đồng thời, tăng cường vai trò, hiệu quả của các cơ quan đại diện thương mại, hiệp hội ngành nghề trong xúc tiến thương mại; tìm kiếm cơ hội kinh doanh và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp.

Đi vào giải pháp cụ thể hơn, ông Trương Thanh Hoài - Cục trưởng Cục Công nghiệp - nêu, thời gian tới, cần rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật, đặc biệt là quy định cụ thể về hàng hóa xuất xứ Việt Nam. "Có kế hoạch phát triển dài hạn, chú trọng tới sản phẩm cốt lõi, có sức đột phá; đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu; có chiến lược cạnh tranh, tham gia nhiều hơn nữa trong chuỗi giá trị toàn cầu. Có chính sách hỗ trợ bồi dưỡng, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…" - ông Trương Thanh Hoài lưu ý.

Sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam chưa hướng mạnh vào chế biến sâu, chưa phát triển sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ và chất xám cao; tỷ trọng sản phẩm chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao còn thấp.
Nguyễn Anh

Tin cùng chuyên mục

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Bài 4

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -Bài 3

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -Bài 2

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -Bài 1

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 3

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu