Thứ hai 23/12/2024 15:49

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Nhằm chống lãng phí, khơi thông nguồn lực cho phát triển, Sở Công Thương Sơn La đã đưa ra 5 giải pháp nhằm thực thi hiệu quả.

Công nghiệp, thương mại tiếp tục tăng trưởng

Năm 2024 là năm có ý nghĩa quan trọng, tăng tốc thực hiện các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức tuy nhiên các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết 01/NQ-CP và Nghị quyết 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội được tỉnh triển khai tích cực. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, mưa lũ và nắng hạn làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, giảm nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp chế biến... Trong bối cảnh đó, sản xuất công nghiệp và thương mại của tỉnh Sơn La vẫn được duy trì ổn định và có sự tăng trưởng.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng cao. Ảnh: Thu Hường

Ông Nguyễn Văn Bắc- Giám đốc Sở Công Thương Sơn La cho biết, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2024 của tỉnh Sơn La ước tăng 28,3%, trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng tăng 3,2%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,6%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 35,6%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7%; tỷ lệ hộ được sử dụng điện sinh hoạt đạt 99,5%.

Năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt khoảng 35.800 tỷ đồng, tăng 14,3% so với năm 2023 và vượt 5,9% so với kế hoạch năm 2024. Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu năm 2024 ước đạt 198 triệu USD tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước và vượt 0,97% so với Kế hoạch đề ra.

Công tác quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại tiếp tục được tăng cường và đẩy mạnh. Sở Công Thương đang thu hút chủ đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp trong quy hoạch tỉnh, đã tham mưu thành lập Hội đồng đánh giá của tỉnh để thẩm định các hồ sơ đề xuất đầu tư. Phối hợp với Sở kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh và các đơn vị liên quan tích cực thu hút đầu tư các dự án chế biến nông sản của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn có tiềm năng, năng lực trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu….

"Hiện tại, chúng tôi đang tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan hướng dẫn các nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục để triển khai đầu tư các dự án: Nhà máy sản xuất ngũ cốc ăn liền và hoa quả sấy; Nhà máy đóng gói và chế biến hoa quả Solas; Tổ hợp Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và chế biến nông sản Mavin Mai Sơn; Nhà máy chế biến tinh bột biến tính BHL Sơn La. Tham mưu triển khai làm việc với các cơ sở, nhà máy chế biến nông sản để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở, nhà máy chế biến nông sản nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo Kết luận số 1188-KL/TU ngày 26/8/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ…"- ông Bắc cho hay.

Thực hiện nghiêm các quy định về tiết kiệm, chống lãng phí

Bên cạnh nâng cao hiệu qủa hoạt động góp phần khơi thông nguồn lực, Sở Công Thương cũng đã đẩy mạnh công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như thường xuyên quán triệt, tuyên truyền Chỉ thị số 27-CT/TW của Bộ Chính trị, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản hướng dẫn thực hiện đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân và gắn liền với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Bên cạnh việc nâng cao nhận thức, Sở Công Thương Sơn La cũng chú trọng đến việc tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định về thực hành tiết kiệm chống lãng phí, trong đó tập trung xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ của các phòng, ban, tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu.

Trong quản lý tài sản công, Sở yêu cầu đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản chi tiết thi hành Luật. Việc mua sắm tài sản phải theo đúng tiêu chuẩn, định mức và chế độ quy định, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch.

Thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong việc ban hành, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ. Hằng năm, Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc trong việc xây dựng và ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý, sử dụng tài sản công phù hợp với chức năng nhiệm vụ chuyên môn của từng đơn vị, kịp thời sửa đổi, bổ sung các chế độ, định mức theo đúng quy định hiện hành.

Trên cơ sở đó tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị đã tích cực thực hiện, hạn chế tối đa các khoản chi phí hành chính như Văn phòng phẩm, xăng xe, điện, nước, điện thoại… Đồng thời thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong quản lý tài chính, tài sản, trong kiểm tra giám sát của cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị, sử dụng tài sản đúng mục đích và đạt hiệu quả cao theo kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của tỉnh, của ngành đã đề ra.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương nghiêm túc triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; trong mua sắm, sử dụng phương tiện đi lại và phương tiện, thiết bị làm việc của cơ quan, tổ chức trong khu vực nhà nước; đầu tư xây dựng; quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ và công trình phúc lợi công cộng.

Việc tiết kiệm năng lượng theo kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3028/QĐ-UBND ngày 31/12/2020. Theo đó, sở triển khai các chương trình, đề án, hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh như: Xây dựng kế hoạch tuyên truyền về tiết kiệm điện, an toàn điện trong dân; đôn đốc triển khai tiết kiệm điện trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; ban hành văn bản hướng dẫn các sở, ban, ngành, đơn vị thực hiện hưởng ứng Chiến dịch giờ trái đất trong tháng 3; tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo về đẩy mạnh tiết kiệm điện và đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn cao điểm nắng nóng năm 2024...

Trên cơ sở kết quả bước đầu, thời gian tới, Sở Công Thương sẽ tiếp tục thực hiện các chỉ đạo của Đảng và chính quyền tỉnh Sơn La, trong đó tiếp tục quán triệt, tuyên truyền Chỉ thị số 27-CT/TW của Bộ Chính trị, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản hướng dẫn thực hiện đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân. Việc triển khai thực hiện công tác này cần gắn liền với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Đồng thời chú trọng đến việc tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong đó tập trung xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu. Đồng thời, việc nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá chi tiêu công cũng được nhấn mạnh nhằm làm căn cứ giảm hao phí trong sử dụng nguồn vốn, tài sản, tài nguyên, lao động, thời gian lao động, nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Đề xuất 5 nhóm giải pháp đột phá

Ngày 30/10, tại Hà Nội, tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng lãng phí, tiêu cực Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo cần quyết liệt triển khai ngay công tác trọng tâm, đột phá về phòng, chống lãng phí. Theo đó, phải rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống lãng phí đảm bảo đồng bộ, thống nhất; sửa đổi, bổ sung ngay các quy định về tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật không còn phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước; chỉ đạo rà soát, xử lý nghiêm các vụ việc lãng phí lớn, dư luận quan tâm theo tinh thần là xử lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng, lĩnh vực, xác định rõ trách nhiệm xử lý tổ chức, cá nhân có liên quan.

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí. Ảnh minh họa: SCT

Việt Nam đang chuẩn bị bước vào giai đoạn phát triển mới mà bối cảnh tình hình quốc tế, trong nước dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường với những thời cơ thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, tình hình kinh tế - chính trị thế giới có nhiều chuyển biến phức tạp, các xung đột giữa các nền kinh tế lớn trong các vấn đề về kinh tế, thương mại, quốc phòng an ninh đang diễn ra với nhiều chiều hướng khác nhau. Do đó, việc khắc phục các điểm nghẽn, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại địa phương đóng vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm cũng như các chỉ đạo UBND tỉnh Sơn La trong giải quyết các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực cho phát triển, Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Văn Bắc khẳng định, thời gian tới Sở Công Thương Sơn La tiếp tục thực hiện 5 nhóm giải pháp:

Thứ nhất, tham mưu với UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các Quy hoạch, Kế hoạch thực hiện Quy hoạch ngành quốc gia, Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Quy hoạch tỉnh trong lĩnh vực Công thương. Thường xuyên rà soát, cập nhật, công khai, công bố danh mục các dự án công nghiệp, thương mại cần thu hút đầu tư để mời gọi các nhà đầu tư tiềm năng.

Thứ hai, thường xuyên rà soát các cơ chế, chính sách, các quy định về tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật của ngành để kịp thời sửa đổi bổ sung hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi bổ sung cho phù hợp với quy định pháp luật hiện hành, phù hợp với tình hình thực tế địa phương nhằm khắc phục các điểm nghẽn, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp.

Thứ ba, tăng cường trao đổi thông tin, tổ chức các buổi đối thoại theo kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất để kịp thời nắm bắt các khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình sản xuất, kinh doanh để từ đó kịp thời giải quyết hoặc chủ động phối hợp chặt chẽ với các sở ngành, địa phương trong quản lý, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, doanh nhân.

Thứ tư, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đồng hành cùng doanh nghiệp, doanh nhân ngành công thương trong quá trình đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

Thứ năm, đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm ngăn chặn kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm “tham nhũng vặt”; ngăn chặn đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Huy động các nguồn vốn, lồng ghép các chương trình dự án; phát huy các nguồn lực của nhân dân, tuyên truyền vận động nhân dân ủng hộ, hiến đất giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia, phấn đấu vượt tiến độ hoàn thành theo kế hoạch đề ra để sớm phát huy hiệu quả dự án.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Sơn La

Tin cùng chuyên mục

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo