Thứ hai 23/12/2024 18:47

Ngành Công Thương Quảng Ninh đóng góp trên 65% GRDP

Năm 2021, mặc dù tiếp tục chịu tác động của đại dịch Covid-19, nhưng nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, các chỉ tiêu tăng trưởng ngành Công Thương Quảng Ninh đều cơ bản đạt và có lĩnh vực còn tăng trưởng cao so với cùng kỳ.

Theo báo cáo của Sở Công Thương Quảng Ninh tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022, năm 2021, Ngành Công Thương Quảng Ninh đã đóng góp trên 65% GRDP toàn tỉnh. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao, tiếp tục đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, tăng 13,12% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 45,4% trong GRDP, nhất là ngành công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục là động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả năm ước đạt 135.043 tỷ đồng, tăng 4,7% cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong tỉnh ước đạt 2.562 triệu USD tăng 9,39% so với cùng kỳ, kim ngạch nhập khẩu đạt 2.780 triệu USD. Thị trường hàng hóa, tình hình xuất nhập khẩu tương đối ổn định. Hạ tầng thương mại ngày càng phát triển theo hướng hiện đại. Công tác cải cách hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện.

Ông Nguyễn Tường Văn - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đề nghị ngành Công Thương cần tiếp tục thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, ưu tiên hình thành tổ hợp cụm công nghiệp chuyên ngành phục vụ thu hút các dự án, các nhà đầu tư chiến lược

Tuy nhiên, ngành cũng gặp không ít khó khăn điển hình như trong hoạt động sản xuất điện, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 nhiều cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, hoạt động sản xuất thu hẹp quy mô kinh doanh hoặc ngừng hoạt động dẫn đến nhu cầu không cao. Nhiều hoạt động xúc tiến thương mại trực tiếp phải tạm hoãn do phải hạn chế tập trung đông người; Vận tải hành khách, vận tải du lịch giảm dẫn đến dịch vụ vận tải, xăng dầu giảm mạnh; Lĩnh vực thương mại và lưu trú ăn uống, du lịch lữ hành bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sự sụt giảm mạnh lượng khách du lịch và các hoạt động văn hoá trên địa bàn tỉnh để phục vụ công tác phòng chống dịch....

Năm 2022, ngành Công Thương sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo theo tinh thần chủ đề công tác năm 2022 của tỉnh “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; giữ vững đà tăng trưởng; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao” nhằm để tạo sự chuyển biến căn bản nhận thức và hành động, góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2022 và những năm tiếp theo. Với mục tiêu phát triển công nghiệp - thương mại với tốc độ cao và bền vững; tiếp tục phát triển lĩnh vực công nghiệp theo hướng bền vững gắn với bảo vệ môi trường. Chuyển đổi hoạt động xuất nhập khẩu theo hướng chính ngạch phù hợp với thông lệ quốc tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Bà Nguyễn Thị Hiền- Giám đốc Sở Công Thương Quảng Ninh khẳng định, ngành sẽ cùng các nhà đầu tư đang có nhu cầu nghiên cứu điện gió sớm có số liệu khảo sát đầu vào sớm nhất trong năm 2022

Cụ thể, trong năm 2022, ngành đặt mục tiêu giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trên 30%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng là 145 nghìn tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong tỉnh đạt 2.693 triệu USD.

Với tình hình đại dịch Covid-19 được dự báo vẫn còn diễn biến phức tạp, Ngành sẽ tiếp tục nghiêm túc thực hiện các nội dung chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh về công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo đúng phương châm “3 trước”, “4 tại chỗ”; thực hiện chiến lược “5K + Vắc xin + Truyền thông + Công nghệ thông tin + Ý thức người dân”; không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản cho những tình huống dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn, bảo đảm tăng trưởng chung của tỉnh Quảng Ninh và của ngành Công Thương.Phát biểu tại hội nghị, Ông Nguyễn Tường Văn - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh biểu dương những kết quả tích cực ngành Công Thương Quảng Ninh đã đạt được trong năm 2021. Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị ngành Công Thương tiếp tục bám sát các chỉ đạo, định hướng phát triển của tỉnh, phát huy vai trò gắn kết chặt chẽ với các ngành, đơn vị từ trung ương đến địa phương tiếp tục đồng hành, tạo điều kiện tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các doanh nghiệp của ngành quản lý. Phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng sạch. Tiếp tục thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, ưu tiên hình thành tổ hợp cụm công nghiệp chuyên ngành phục vụ thu hút các dự án, các nhà đầu tư chiến lược. Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0.

“Cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện và thực hiện đồng bộ, hiệu quả hơn các chính sách xúc tiến thương mại, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thu hút các doanh nghiệp đến với Quảng Ninh” - Ông Nguyễn Tường Văn nhấn mạnh.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã trao tặng Sở Công Thương Quảng Ninh bức trướng nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Công Thương Việt Nam (14/5/1951 – 14/5/2021)

Bà Nguyễn Thị Hiền- Giám đốc Sở Công Thương Quảng Ninh khẳng định: “Trong năm 2022, ngành Công Thương Quảng Ninh sẽ tiếp tục cùng các sở ngành, địa phương bám sát, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ năm 2022 đặt ra. Đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng, ngành sẽ cùng các nhà đầu tư đang có nhu cầu nghiên cứu điện gió sớm có số liệu khảo sát đầu vào sớm nhất trong năm 2022”.

Cũng tại hội nghị, nhiều tập thể, các nhân được nhận bằng khen của UBND tỉnh vì những thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ công tác Công Thương trong năm 2021.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trao tặng bằng khen cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực Công Thương năm 2021
Trong năm 2021, Ngành Công Thương Quảng Ninh đã thu hút mới 295 doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu qua đại bàn tỉnh. Ngoài ra, một số mặt hàng trên địa bàn tỉnh đã tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu như: vật liệu xây dựng, xơ sợi, sản phẩm may mặc, điện tử, nến, nước mắm... sang các thị trường Đài Loan, Ấn Độ, Trung Quốc, Anh Quốc, Australia, Nga, Malaysia, EU...

Tiến Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Sở Công Thương Quảng Ninh

Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả vận hành hồ Thủy điện A Vương trong mùa mưa lũ năm 2024

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ