Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh: Tiền đề và động lực để phát triển bứt phá

Bài 2: Phát triển cơ sở hạ tầng - bước đột phá chiến lược

Với tư duy 'có đại lộ là có đại phú', Quảng Ninh đã nỗ lực đầu tư không ngừng để có hệ thống hạ tầng đồng bộ, khẳng định vai trò quan trọng trong liên kết vùng.
Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng Cận cảnh cảng biển hiện đại bậc nhất Việt Nam nhờ số hóa cơ sở hạ tầng Cầu Bến Rừng nối Quảng Ninh và Hải Phòng chính thức được thông xe

Giao thông đi trước, đón đầu

Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định: Quảng Ninh kiên trì thực hiện tổ chức không gian phát triển "1 tâm, 2 tuyến đa chiều và 2 mũi đột phá", nhằm bảo đảm mục tiêu liên kết, đồng bộ để phát huy thế mạnh của từng địa phương trong tỉnh cũng như thế mạnh của tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Cùng với đó, theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, tỉnh xác định rõ quan điểm mục tiêu phát triển, trong đó tận dụng tối đa lợi thế cạnh tranh mang lại nhờ hệ thống kết cấu hạ tầng động lực về kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện đồng bộ, hiện đại, hội nhập sâu rộng, phát triển kinh tế tổng hợp, toàn diện, hiện đại với độ mở cao.

Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái có tổng chiều dài 80,23 km, có điểm đầu cao tốc nằm gần sân bay quốc tế Vân Đồn và điểm cuối đấu nối với đường dẫn cầu Bắc Luân 2 (TP Móng Cái).
Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái có tổng chiều dài 80,23 km, có điểm đầu cao tốc nằm gần sân bay quốc tế Vân Đồn và điểm cuối đấu nối với đường dẫn cầu Bắc Luân 2 (TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh).

Sớm nhận diện vai trò của liên kết vùng, đặc biệt là phát triển hạ tầng giao thông, những năm qua Quảng Ninh đã chủ động dành nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông kết nối với các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Để cởi bỏ "nút thắt" về hạ tầng giao thông, trong bối cảnh nguồn ngân sách còn hạn hẹp Quảng Ninh đã tìm tòi con đường đi riêng cho mình bằng những ý tưởng táo bạo, riêng có, dùng đầu tư công như vốn mồi, dẫn dắt, kích hoạt mọi nguồn lực xã hội hướng tới mục tiêu phát triển. Nhờ đó, Quảng Ninh đã mang một diện mạo mới, với hàng loạt công trình giao thông mới, kết nối đồng bộ với tất cả các địa phương trong tỉnh và khu vực.

"Cao tốc Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái là tuyến đường của sự giao thương, quảng bá hình ảnh, thương hiệu và mở ra nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế thương mại, dịch vụ, tạo ra không gian phát triển mới về công nghiệp, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp... cho Quảng Ninh".

TS. Võ Trí Thành

- Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh.

Với chiều dài 176 km, cao tốc Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái được coi là trục giao thông xương sống của tỉnh. Đây là tuyến cao tốc kết nối trực tiếp, đồng bộ cả 3 khu kinh tế: Ven biển Quảng Yên, Vân Đồn, Cửa khẩu Móng Cái.

Việc kiến tạo hành lang giao thông hiện đại gắn với các hành lang kinh tế, hành lang đô thị đã, đang và sẽ tiếp tục mở rộng không gian phát triển mới, nguồn lực mới, cơ hội mới, không chỉ cho Quảng Ninh mà cho cả vùng Đồng bằng sông Hồng.

Cùng với Hải Phòng, Quảng Ninh đã triển khai đầu tư các công trình như: Cầu Rừng, cầu Lại Xuân, cầu và đường kết nối Uông Bí với Thủy Nguyên (Hải Phòng); cầu/hầm nối từ khu vực Tiền Phong (Quảng Yên) với Lạch Huyện (Hải Phòng); đường ven sông kết nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến Đông Triều; đầu tư mở rộng Quốc lộ 279, kết nối liên thông với đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả; cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 342 từ Hạ Long qua Ba Chẽ đến giáp ranh địa phận tỉnh Lạng Sơn; cao tốc Tiên Yên - Lạng Sơn; Quốc lộ 4B...

Đường tỉnh lộ 341 nối hai khu kinh tế cửa khẩu, góp phần đánh thức tiềm năng kinh tế - xã hội vùng biên giới Quảng Ninh - Ảnh: Tiến Anh
Đường tỉnh lộ 341 nối hai khu kinh tế cửa khẩu, góp phần đánh thức tiềm năng kinh tế - xã hội vùng biên giới Quảng Ninh - Ảnh: Tiến Anh

Ông Hoàng Quang Hải - Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh cho biết: Định hướng phát triển giao thông của tỉnh giai đoạn tới là tiếp tục tạo đột phá trong phát triển mạng lưới giao thông bằng nhiều công trình giao thông mới, kết nối đồng bộ tại tất cả các địa phương trong tỉnh và khu vực, phù hợp với định hướng tổ chức không gian lãnh thổ tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế về địa lý là cửa ngõ giao thông của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ...

Vì thế, Quảng Ninh sẽ tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình có tính đột phá, gồm các tuyến cao tốc, quốc lộ trọng yếu, tuyến có nhu cầu vận tải lớn, tuyến có tính kết nối; chú trọng phát triển các tuyến đường vành đai, đường trục chính, đường ven biển để khai thác tốt dư địa đất đai hiện có.

Đường băng để kinh tế - du lịch cất cánh

Không chỉ đường bộ, quy hoạch đường sắt đô thị kết nối các địa phương: Đông Triều - Uông Bí - Quảng Yên - Hạ Long - Cẩm Phả - Vân Đồn; Hải Hà - Móng Cái. Phát triển hệ thống giao thông đường sắt tốc độ cao, tàu điện trên cao sau năm 2030 từ Đông Triều tới Móng Cái, có gắn với liên kết vùng, hợp tác quốc tế... cũng là những bước đi không để đợi đến ngày mai.

Với hàng trăm hòn đảo, bờ biển dài, Quảng Ninh cũng định hình rõ nét trong chiến lược phát triển hệ thống cảng biển. Đó không chỉ là lợi thế tự nhiên, mà chính là động lực cho phát triển kinh tế biển. Một số cảng biển quan trọng như Nam Tiền Phong, Con Ong - Hòn Nét, Hải Hà, Mũi Chùa; xây dựng các bến du thuyền tiêu chuẩn quốc tế tại vịnh Cửa Lục đang dần hình thành.

Cảng khách Ao Tiên KKT Vân Đồn - Ảnh: Đỗ Phương
Cảng khách Ao Tiên Khu kinh tế Vân Đồn - Ảnh: Đỗ Phương

Bên cạnh đó, sẽ là các trung tâm logistics gắn với hệ thống cảng biển; gắn với sân bay Vân Đồn; gắn với cửa khẩu Móng Cái, Hoành Mô - Đồng Văn, Bắc Phong Sinh và các trung tâm logistics gắn với công nghiệp, đô thị, các vùng nông nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn sẽ tiếp tục xây dựng thêm đường lăn nối, mở rộng nhà ga hành khách, khu hàng không dân dụng và sân đỗ máy bay để nâng công suất 5 triệu hành khách/năm và đến năm 2030 trở thành sân bay "xanh". Trong giai đoạn 2030 - 2050, Quảng Ninh sẽ có thêm sân bay chuyên dùng tại huyện đảo Cô Tô.

Với những thuận lợi về cơ sở hạ tầng cùng những cơ chế chính sách đặc biệt, tỉnh Quảng Ninh đang tích cực phát triển logistics thành ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, gắn với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước... Từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, từng bước đưa Quảng Ninh trở thành trung tâm logistics khu vực phía Bắc.

Ông Nguyễn Duy Minh - Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), khẳng định: Với những lợi thế, tiềm năng nổi trội, cùng quyết tâm mạnh mẽ của tỉnh và nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp, người dân, Quảng Ninh hội tụ đủ yếu tố cần thiết để trở thành một trong những đầu mối logistics quan trọng, trung tâm phân phối, trung chuyển hàng hóa đa phương thức kết nối vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với cả nước, khu vực và quốc tế.

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng container quốc tế Cái Lân Ảnh: Deep C
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng container quốc tế Cái Lân. Ảnh: Deep C

Hiện ngành du lịch tỉnh đang xây dựng Đề án phát triển Quảng Ninh thành trung tâm du lịch kết nối khu vực và quốc tế với tổng kinh phí thực hiện các dự án trọng tâm khoảng 432.825 tỷ đồng. Nguồn vốn này dự kiến sẽ đầu tư hạ tầng giao thông kết nối, bến cảng, cơ sở vật chất du lịch cao cấp tại các đảo, đáp ứng yêu cầu trở thành trung tâm du lịch kết nối khu vực và quốc tế.

Cùng với đó, đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch đồng bộ, hiện đại, biến khu vực vịnh Cửa Lục trở thành "Vịnh Sydney bên bờ Vịnh Hạ Long". Đề án cũng định hướng phát triển TP Móng Cái trở thành thành phố giải trí và sự kiện với thương hiệu "Kinh đô ánh sáng vùng biên"; xây dựng và ban hành cơ chế hỗ trợ mở các đường bay, kết nối hàng không quốc tế đến Vân Đồn…

Có thể thấy, hàng loạt công trình lớn hoàn thiện trong vài năm qua đã đưa Quảng Ninh trở thành địa phương dẫn đầu cả nước về hạ tầng giao thông. Nhờ đó, không gian du lịch, sản phẩm du lịch được mở rộng và đa dạng hóa, tăng trưởng mạnh mẽ. Các chỉ tiêu của du lịch đã được cải thiện rõ rệt, từ số lượng khách, tổng thu, số ngày lưu trú của khách cũng tăng dần đều.

Mở rộng các khu công nghiệp hiện đại

Quảng Ninh đặt ra mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 49 - 50% cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp theo hướng xanh, sạch, công nghệ cao, công nghệ thông minh, thân thiện với môi trường. Để hiện thực hóa mục tiêu quan trọng này, tỉnh đã và đang đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, giảm dần lệ thuộc vào tài nguyên khoáng sản, đồng thời dành nguồn lực ưu tiên phát triển, hoàn thiện hạ tầng cơ sở, nhất là giao thông kết nối và hạ tầng các khu công nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất đón các nhà đầu tư chiến lược.

Theo Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Quảng Ninh sẽ có tổng số 16 khu công nghiệp được quy hoạch và phân bố tại 10/13 địa phương với tổng diện tích hơn 17.000 ha. Đến nay đã có 6 khu công nghiệp có dự án thứ cấp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định gồm: Cái Lân, Việt Hưng, Đông Mai, Hải Yên, Texhong Hải Hà, khu công nghiệp Sông Khoai; 3 khu công nghiệp gồm Nam Tiền Phong, Bắc Tiền Phong, Bạch Đằng đang trong quá trình thực hiện đầu tư, xây dựng hoàn thiện, còn lại là đang triển khai việc lập và hoàn thiện các quy hoạch, lựa chọn nhà đầu tư.

KCN Bắc Tiền Phong cơ bản hoàn thành hạ tầng để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp. Ảnh: Báo Quảng Ninh)
Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong cơ bản hoàn thành hạ tầng để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp - Ảnh: Tiến Dũng

Xác định công nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực quan trọng của nền kinh tế, ngay từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025, Quảng Ninh đã ban hành nghị quyết đầu tiên (Nghị quyết 01-NQ/TU ngày 16/11/2020) về phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2020-2025; tập trung thu hút có chọn lọc các dự án công nghệ cao, công nghiệp thông minh, thân thiện môi trường, có giá trị gia tăng lớn, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai, tài nguyên, đóng góp lớn vào tăng trưởng GRDP và thu ngân sách.

Bà Nguyễn Thị Hiền - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh cho biết, không chỉ tập trung xây dựng các khu, cụm công nghiệp mới, tỉnh cũng đang tăng cường gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp, đẩy mạnh cải cách hành chính. Qua đó, thu hút được các dự án đầu tư chất lượng, có tính bền vững. Bên cạnh đó, công tác cung cấp thông tin quy hoạch, chỉ dẫn địa lý, vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách thu hút doanh nghiệp, cơ sở tiểu thủ công nghiệp được thực hiện linh hoạt, thống nhất…

Theo lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh, việc hình thành và phát triển các khu, cụm công nghiệp đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi khả năng tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tỉnh đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Các doanh nghiệp sản xuất có điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ và sử dụng các dây chuyền sản xuất tiên tiến để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời, việc xử lý chất thải, nước thải có điều kiện sử dụng hệ thống xử lý chất thải tập trung, giải quyết tốt vấn đề bảo vệ môi trường trong phát triển sản xuất công nghiệp.

Dây chuyền sản xuất thiết bị âm thanh của Công ty Tonly Technology Limited tại Khu công nghiệp Ðông Mai, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh - Ảnh: Mạnh Đạt
Dây chuyền sản xuất thiết bị âm thanh của Công ty Tonly Technology Limited tại Khu công nghiệp Ðông Mai, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh - Ảnh: Mạnh Đạt

Đến thời điểm này, hạ tầng các khu công nghiệp của Quảng Ninh đang phát triển mạnh mẽ, cơ bản đầu tư đồng bộ, đáp ứng được các yêu cầu đối với các nhà đầu tư thứ cấp, đưa Quảng Ninh trở thành các trung tâm sản xuất, chế biến, chế tạo của khu vực. Điểm nhấn quan trọng, mô hình "3 trong 1" (khu công nghiệp - khu đô thị - khu dịch vụ) đã được triển khai hiệu quả, nhu cầu về nhà ở công nhân, cơ sở vật chất đang được bổ sung hoàn thiện...

Điều này, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư yên tâm, gắn bó, phát triển mở rộng tại tỉnh mà còn đón nhận sự quan tâm rất lớn từ các nhà đầu tư quốc tế mới, là những nhãn hàng uy tín, thương hiệu đẳng cấp trên thị trường. Đây chính là động lực quan trọng, đóng góp vào tăng trưởng của tỉnh những năm qua và thời gian tiếp theo.

Chí Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bắc Ninh và Bắc Giang: Thống nhất bộ máy khi hợp nhất theo hướng nào?

Bắc Ninh và Bắc Giang: Thống nhất bộ máy khi hợp nhất theo hướng nào?

Ngày 18/4 tại Bắc Giang, Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh đã họp thống nhất bộ máy khi hợp nhất 2 tỉnh.
Thanh Hóa sẽ có 18 phường và 148 xã sau sáp nhập

Thanh Hóa sẽ có 18 phường và 148 xã sau sáp nhập

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thanh Hóa, địa phương này sẽ có 18 phường và 148 xã, giảm 69,65% đơn vị cấp xã so với hiện nay.
TP. Hải Phòng còn bao nhiêu xã và đặc khu sau hợp nhất với Hải Dương?

TP. Hải Phòng còn bao nhiêu xã và đặc khu sau hợp nhất với Hải Dương?

Chiều 18/4, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng làm việc với Tỉnh ủy Hải Dương; sau hợp nhất TP. Hải Phòng có 114 đơn vị hành chính gồm 46 phường, 66 xã, 2 đặc khu
Tỉnh Quảng Nam dự kiến sẽ có 88 xã, phường sau sáp nhập

Tỉnh Quảng Nam dự kiến sẽ có 88 xã, phường sau sáp nhập

Tỉnh Quảng Nam dự kiến sẽ sắp xếp lại 233 xã, phường, thị trấn thành 88 xã, phường; giảm hơn 62% số đơn vị hành chính cấp xã so với hiện tại.
Nam Định lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh

Nam Định lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh

UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về đề án hợp nhất với tỉnh Hà Nam và Ninh Bình, cùng sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã.

Tin cùng chuyên mục

Đồng Nai tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4

Đồng Nai tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4

Trong dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tỉnh Đồng Nai sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại huyện Xuân Lộc và TP. Biên Hòa.
Nhiều hoạt động ý nghĩa dịp 50 năm Ngày Giải phóng Bình Thuận

Nhiều hoạt động ý nghĩa dịp 50 năm Ngày Giải phóng Bình Thuận

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng quê hương Bình Thuận (19/4/1975 - 19/4/2025), tỉnh Bình Thuận tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao nổi bật, ý nghĩa.
TP. Hồ Chí Minh: Chi tiết tên 102 xã, phường mới, có Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn

TP. Hồ Chí Minh: Chi tiết tên 102 xã, phường mới, có Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn

TP. Hồ Chí Minh sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã từ 273 đơn vị còn 102 đơn vị, đáng chú ý có những tên phường mới như: Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn...
Thượng úy Nguyễn Đăng Khải được thăng cấp hàm lên Thiếu tá

Thượng úy Nguyễn Đăng Khải được thăng cấp hàm lên Thiếu tá

Bộ Công an quyết định thăng cấp bậc hàm vượt cấp lên Thiếu tá với Thượng úy Nguyễn Đăng Khải, 29 tuổi, người hy sinh khi vây bắt tội phạm ma túy ở Quảng Ninh.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẽ đấu thầu 43 ha làm Nhà máy nhiệt điện LNG Long Sơn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẽ đấu thầu 43 ha làm Nhà máy nhiệt điện LNG Long Sơn

HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó thống nhất đấu thầu khu đất 43 ha thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Long Sơn.
Hải Phòng sẽ đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng”

Hải Phòng sẽ đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng”

Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng và lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025 sẽ được tổ chức tối 13/5 được tường thuật trực tiếp trên kênh VTV1.
Điện Biên dự kiến giảm mạnh 65% đơn vị cấp xã

Điện Biên dự kiến giảm mạnh 65% đơn vị cấp xã

Điện Biên dự kiến giảm 65% đơn vị hành chính cấp xã, hướng tới bộ máy tinh gọn, hiệu quả, phát huy lợi thế phát triển và giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương.
HĐND TP. Hồ Chí Minh họp kiện toàn bộ máy hành chính

HĐND TP. Hồ Chí Minh họp kiện toàn bộ máy hành chính

Kỳ họp thứ 22 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X tập trung thảo luận, quyết nghị các nội dung trọng yếu, trong đó có tiến độ sắp xếp bộ máy đơn vị hành chính các cấp.
Lai Châu dự kiến còn 38 đơn vị hành chính cấp xã

Lai Châu dự kiến còn 38 đơn vị hành chính cấp xã

Sáng 18/4, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức hội nghị cho ý kiến về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và một số nội dung.
Quảng Nam phát động phong trào

Quảng Nam phát động phong trào 'Bình dân học vụ số'

Phong trào "Bình dân học vụ số" trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hướng tới mục tiêu xây dựng xã hội học tập và phát triển nền tảng tri thức số toàn dân.
Đắk Nông đẩy mạnh xuất khẩu nông sản: Mở rộng thị trường, nâng cao giá trị

Đắk Nông đẩy mạnh xuất khẩu nông sản: Mở rộng thị trường, nâng cao giá trị

Tỉnh Đắk Nông đang tích cực nâng cao chất lượng để thúc đẩy xuất khẩu nông sản, mở rộng thị trường đến 35 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Hòa Bình thống nhất giảm 105 đơn vị hành chính cấp xã

Hòa Bình thống nhất giảm 105 đơn vị hành chính cấp xã

Chiều 17/4, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã thống nhất chủ trương sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, giảm 105 xã, phường, thị trấn.
Ninh Thuận: Biến nắng gió thành đột phá phát triển kinh tế xanh

Ninh Thuận: Biến nắng gió thành đột phá phát triển kinh tế xanh

Ninh Thuận đã và đang biến thách thức thành lợi thế phát triển kinh tế xanh; "thắp sáng" từ nắng gió, từng bước hình thành trung tâm năng lượng của cả nước.
Hướng đi nào để chợ truyền thống ở Hà Tĩnh không bị

Hướng đi nào để chợ truyền thống ở Hà Tĩnh không bị 'tụt hậu'

Đứng trước nhiều thách thức trong thời đại số, chợ truyền thống cần thay đổi linh hoạt, sáng tạo, tận dụng lợi thế riêng.
Sau sắp xếp, tỉnh Phú Thọ dự kiến còn 66 xã

Sau sắp xếp, tỉnh Phú Thọ dự kiến còn 66 xã

Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, tỉnh Phú Thọ còn 66 đơn vị hành chính cấp xã, giảm 141 đơn vị hành chính cấp xã (bằng 68,1%).
DDCI Sơn La 2024: Đòn bẩy cải cách môi trường kinh doanh

DDCI Sơn La 2024: Đòn bẩy cải cách môi trường kinh doanh

DDCI Sơn La 2024 được triển khai theo Quyết định số 2447/QĐ-UBND ngày 20/11/2024 của UBND tỉnh Sơn La, trong khuôn khổ dự án GREAT 2 do Chính phủ Úc tài trợ.
Lai Châu: Người tử vong, người hôn mê nghi do nấm độc

Lai Châu: Người tử vong, người hôn mê nghi do nấm độc

Trung tâm Y tế huyện Tam Đường (Lai Châu) vừa cho biết, trên địa bàn xảy ra một vụ nghi ngộ độc nấm khiến 1 người tử vong, 2 người phải cấp cứu.
Đà Nẵng: Chi tiết dự kiến 18 xã, phường và 1 đặc khu

Đà Nẵng: Chi tiết dự kiến 18 xã, phường và 1 đặc khu

Thành phố Đà Nẵng dự kiến sắp xếp đơn hành chính cấp xã gồm 15 phường, 3 xã và 1 đặc khu Hoàng Sa.
Nghệ An lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập xã

Nghệ An lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập xã

Tỉnh Nghệ An sẽ tổ chức lấy ý kiến cử tri và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân các cấp để thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
Hà Nam: Mở lối phát triển nấm linh chi dược liệu

Hà Nam: Mở lối phát triển nấm linh chi dược liệu

Nhiều nông dân tỉnh Hà Nam đang từng bước làm chủ kỹ thuật, mở lối phát triển bền vững mô hình trồng nấm linh chi dược liệu của địa phương.
Mobile VerionPhiên bản di động