Chủ nhật 22/12/2024 12:21

Ngành Công Thương Hà Nội: Đẩy mạnh kết nối, thúc đẩy thương mại Thủ đô

Đẩy mạnh kết nối, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, kích cầu tiêu dùng, Hà Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.

Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy thương mại

Theo báo cáo của Cục Thống kê TP. Hà Nội, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý III ước tính tăng 6,06% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2024, GRDP của Thành phố ước tính tăng 6,12% so với cùng kỳ năm trước (9 tháng năm 2023 tăng 5,99%).

Người tiêu dùng mua sắm hàng hóa ở siêu thị tại Hà Nội

Quý III năm 2024, khu vực dịch vụ tiếp tục là điểm sáng, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng chung của Thành phố. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý III tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước, tính chung 9 tháng tăng 10,5%.

Tính chung 9 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 619,7 nghìn tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 391,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 63,2% tổng mức và tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong bối cảnh tình hình thế giới căng thẳng chính trị leo thang, diễn biến phức tạp; ở trong nước các tỉnh, thành phố phía Bắc chịu thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, kinh tế Thủ đô đạt mức tăng trưởng trên là rất quan trọng và đáng ghi nhận.

Trong đó, ở góc độ ngành Công Thương, trong 9 tháng năm nay, Hà Nội triển khai công tác phát triển thương mại, dịch vụ văn minh, hiện đại; tiếp tục chỉ đạo công tác bình ổn giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng. Chỉ đạo kịp thời đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa; hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho nhân dân một số địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 và tình hình mưa, lũ phức tạp sau bão.

Trong đó, mới đây nhất, ngành Công Thương Hà Nội tổ chức Hội chợ nông sản thực phẩm an toàn thành phố Hà Nội năm 2024 với quy mô 120 gian hàng của 70 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm của Hà Nội và các tỉnh tham gia; Lễ hội an toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024 với quy mô 100 gian hàng của 96 đơn vị tham gia; Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024 với quy mô 70 gian hàng, với sự tham gia của khoảng 50 đơn vị…

Thường xuyên cung cấp thông tin, giới thiệu danh sách trên 2.200 sản phẩm OCOP Hà Nội đã được đánh giá, phân hạng đến các doanh nghiệp, siêu thị, Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP… của Hà Nội và các tỉnh, thành phố để tổ chức kết nối, tiêu thụ, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị có sản phẩm OCOP trên địa bàn Thủ đô. Triển khai Kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề du lịch nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.

Công tác liên kết vùng giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố tiếp tục được đặc biệt quan tâm đẩy mạnh và thực sự mang lại rất nhiều kết quả tích cực. Nhiều sự kiện lớn trong và ngoài nước được tổ chức, tham dự đạt hiệu quả cao về kích cầu và quảng bá hình ảnh, sản vật Thủ đô như các hoạt động giao thương đặc sản tỉnh thành phố; kết nối liên kết với các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Tiếp tục đẩy mạnh tiêu dùng những tháng cuối năm

Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã có công văn chỉ đạo về việc bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa dịp cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Theo đó, nhóm hàng và lượng hàng cần cân đối cung - cầu bao gồm: Gạo, thịt lợn, thịt gà, vịt, thủy hải sản, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ, đường, dầu ăn, gia vị, sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi. Các nhóm hàng có nhu cầu cao trong thời điểm mùa vụ trong dịp Tết Nguyên đán như mứt Tết, bánh kẹo, rượu, bia, nước giải khát.

Bộ Công Thương cũng đã ban hành quyết định về việc tổ chức Chương trình Khuyến mãi tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024. Chương trình sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 31/12 và được tổ chức trên phạm vi toàn quốc kết hợp các hoạt động thương mại truyền thống và thương mại điện tử để tạo sức lan tỏa và thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong mọi lĩnh vực. Hạn mức tối đa giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mãi trong thời gian diễn ra chương trình có thể lên đến 100%.

Để đẩy mạnh tiêu dùng những tháng cuối năm, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức sự kiện Tháng Khuyến mại Hà Nội với khoảng 800 - 1.000 điểm khuyến mại và 50 điểm Vàng khuyến mại. Các doanh nghiệp tham gia chương trình có mức giảm giá từ 30-100% cho các sản phẩm đăng ký tham gia khuyến mại. Trong Tháng Khuyến mại sẽ diễn ra nhiều sự kiện như “Lễ hội mua sắm Hà Nội - HaNoi shopping Festival”, “Hà Nội siêu hội mua sắm - HaNoi Mega Sale”, “Ngày Vàng Giá shock”…

Tháng 11/2024 sẽ tiếp tục diễn ra Sự kiện Hà Nội đêm không ngủ - Ha Noi Midnight Sale, từ ngày 29/11 đến 30/11, thu hút khoảng 200 doanh nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị, các chuỗi, cơ sở sản xuất, kinh doanh; các sàn thương mại điện tử, website thương mại điện tử… Hoạt động giảm giá sẽ áp theo từng khung giờ với mức ưu đãi “Càng khuya - Càng giảm”.

Bên cạnh đó, ngành Công Thương Hà Nội tiếp tục thực hiện hiệu quả hoạt động đảm bảo cung - cầu hàng hóa, liên kết, kết nối giữa Hà Nội và các tỉnh/thành, góp phần giới thiệu, quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, trái cây, nông sản đến thời điểm thu hoạch, có sản lượng lớn, cần tiêu thụ trong thời gian ngắn tại thị trường Hà Nội.

Với việc triển khai đa dạng, đồng bộ nhiều giải pháp, từ đó, góp phần kích cầu tiêu dùng nội địa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa. Đây được kỳ vọng là “đòn bẩy” mạnh mẽ để hỗ trợ tích cực cho người dân, doanh nghiệp Hà Nội thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế; đưa kinh tế Thủ đô đạt mục tiêu đặt ra về tốc độ tăng trưởng GRDP cả năm từ 6,5% trở lên.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử